Nam giới ở Belarus 63 tuổi nghỉ hưu

Tổng thống Belarus Alexandr Lukashenko vừa ký sắc lệnh nâng tuổi hưu trí với người lao động trong nước, theo công bố trên trang web chính thức của nguyên thủ quốc gia Belarus.
Nam giới ở Belarus 63 tuổi nghỉ hưu

Tổng thống Belarus Alexandr Lukashenko vừa ký sắc lệnh nâng tuổi hưu trí với người lao động trong nước, theo công bố trên trang web chính thức của nguyên thủ quốc gia Belarus.

Trước đó, tại hội nghị các bộ trưởng lao động diễn ra tháng 11/2015 của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) tại Brussels, Bộ trưởng Lao động Bỉ Bruno Tobback, phụ trách lương hưu, đề nghị người lao động châu Âu nên nghỉ hưu trễ hơn, với lý do là số người trong độ tuổi lao động ngày càng ít đi. Ông cho biết nếu tình hình không có gì thay đổi, vào khoảng năm 2050 tại nhiều nước châu Âu sẽ có số người nghỉ hưu và người lao động bằng nhau, làm cho tiền hưu phải trả ngày càng nhiều, trong khi kinh tế quốc gia không tăng trưởng hơn.

Hiện có 43% người Ý dưới 60 tuổi thuộc lực lượng lao động và chỉ có 20% người trên 60 tuổi còn lao động; tỉ lệ người Pháp và Đức dưới 60 tuổi còn lao động cao hơn nhưng tỉ lệ trên 60 tuổi còn lao động lại ít hơn. Thống kê năm 1970 cho thấy trung bình một người lao động nam ở Pháp lĩnh tiền hưu 11 năm cho đến chết, nhưng hiện nay con số ấy là 21 năm. Ý đã thông qua luật để tăng dần tuổi nghỉ hưu, nhưng luật này chỉ có hiệu lực đầy đủ sau năm 2030.

Hiện nay ít người lao động châu Âu tiếp tục làm việc sau khi đến tuổi nghỉ hưu (khoảng trên 60 tuổi), tuy nhiên những ai vẫn lao động thì tiền lương được trả cao hơn người lao động trẻ hơn. Người dân Mỹ lao động lâu dài hơn phần lớn người châu Âu, và Mỹ không phải đối mặt với gánh nặng về lao động như châu Âu.

Tổng hợp