Tuần vừa qua có những dấu hiệu trong các thông tin về khả năng hợp tác chặt chẽ hơn giữa Nga và Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Syria. Những tin tức trên mạng xã hội gia tăng đáng kể trong bối cảnh những thất bại gần đây của Washington nhằm chứng minh tính hiệu quả của một lực lượng nào đó giữa các nhóm thánh chiến khác nhau mà Mỹ gọi là "nhóm đối lập ôn hòa Syria".
Lực lượng “đối lập ôn hòa” gần đây nhất do Mỹ hậu thuẫn là lực lượng Quân đội Syria mới trong cuộc chiến chống IS gần Al-Bukamal thất bại thảm hại, thương vong nặng nề và tổn thất trang thiết bị quân sự đã đẩy Tổng thống Barak Obama xem xét một kế hoạch phối hợp các cuộc không kích với lực lượng không quân Nga tấn công các nhóm khủng bố ở Syria.
Theo kế hoạch đề ra, quân đội Hoa Kỳ và Không quân Nga sẽ tiến hành các cuộc không kích liên kết phối hợp tấn công vào lực lượng Hồi giáo cực đoan Jabhat al-Nusra (Al Qaeda Syría). Ngược lại, Nga sẽ không tiến hành các cuộc tấn công vào lực lượng Hồi giáo đối lập nổ dậy do Mỹ hậu thuẫn, trước hết là Quân đội Syria mới.
Nhưng sự thiếu thiện chí của Mỹ nhằm chống lại sự gia tăng hoạt động của Jabhat Al-Nusra không phải là điểm duy nhất trong mâu thuẫn giữa Washington và Moscow. Trong một thời gian dài, Mỹ hậu thuẫn cho các nhóm chiến binh thánh chiến Jaysh al-Islam và Ahrar al-Sham, gọi các tổ chức này là đối lập ôn hòa. Nếu thỏa thuận Nga-Mỹ chỉ gồm việc giảm thiểu cường độ các cuộc không kích của Nga vào lực lượng đối lập ôn hòa, đây sẽ là một thắng lợi ngoại giao đáng kể của Moscow. Các hoạt động chung chống lại tổ chức Jabhat Al-Nusra và tăng cường các cuộc không kích của không quân Nga vào các nhóm Jaysh al-Islam và Ahrar al-Sham sẽ trở thành bước đầu tiên sự kết thúc của trò chơi ủng hộ “đối lập cực đoan” nhằm lật đổ ông Assad của Thổ Nhĩ Kỳ - Ả Rập Xê út tại Syria.
Các nhóm khủng bố này được sự hậu thuẫn công khai từ Ankara và Riyadh, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kế hoạch của Thổ Nhĩ Kỳ - Ả-Rập Xê-út trong việc tìm cách lật đổ chính quyền đất nước này. Không có khả năng Ankara sẽ dùng quân bài này để làm bình thường hóa quan hệ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ do nguy cơ sẽ làm giảm ảnh hưởng của quốc gia này trong khu vực và tạo lên làn sóng khủng bố vốn rất sẵn ở Thổ Nhĩ Kỳ, ngoài ra còn kế hoạch chiến lược Erdogan đối với vấn đề can thiệp vào nội bộ Syria.
NT