Đụng độ ở Syria, tiếng trống trận giữa Israel-Iran ngày càng lớn

VietTimes -- Có nhiều phân tích cho rằng một cuộc đối đầu trực tiếp giữa Iran và Israel đang gần kề với lý do hòa bình không phải là mục đích của Mỹ tại Syria và có nhiều bên đang mong muốn một cuộc chiến trên diện rộng với Iran.
Tiếng trống trận đang ngày càng lớn hơn khi thủ tướng Israel ông Benjamin Netanyahu tuyên bố trong ngày cuối của hội nghị an ninh Munich rằng Israel sẽ có một bước tiến nữa thay vì tấn công các đạo quân ủy nhiệm - họ sẽ trực tiếp có những hành động chống lại Iran.
Ông Netanyahu đặc biệt quan ngại về khả năng tạo ra một cầu nối trả dài từ Iran tới biển Địa Trung Hải. Theo thủ tướng Israel, Iran đang là một mối đe dọa trực tiếp và sự hiện diện quân sự thường trực của nước này tại Syria là điều không thể chấp nhận với Israel. 
Cuộc xâm nhập ngày 10.2 mà Israel tuyên bố là máy bay không người lái của Iran bay từ Syria vào không phận của Israel đã biến thành một cuộc tấn công lớn với kết quả là một máy bay chiến đấu của Israel bị hạ và một làn sóng tấn công vào các mục tiêu quân sự tại Syria có liên quan tới Iran. Đây là lần đầu tiên Israel tấn công trực tiếp Iran. 
Máy bay F-16 của Israel bị bắn hạ trên vùng trời Syria.Máy bay F-16 của Israel bị bắn hạ trên vùng trời Syria.
Nếu Iran bị tấn công thì các khu vực liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này sẽ nằm ở đầu danh sách mục tiêu chính của các máy bay chiến đấu Israel như F-35, F-15, F-16, Kfir, các máy bay không người lái và tên lửa tầm trung Jericho. Có nhiều con đường để họ tấn công nhưng hầu hết trong số chúng đều cần phải bay qua không phận của Jordan, Ả rập Xê-út, Iraq, Syria hay Thổ Nhĩ Kỳ. 
Không một nước nào trong các nước Hồi giáo này có thể công khai cho phép Israel sử dụng không phận của họ, nhưng chống lại Iran mạnh mẽ nhất là các nước Ả rập được thống trị bởi người Hồi giáo Sunni. Một thỏa thuận bí mật để chấp nhận cho máy bay Israel vượt qua không phận của họ là hoàn toàn có thể xảy ra. Và sự trút giận sẽ xảy ra công khai một khi nhiệm vụ tấn công của Israel hoàn tất. Iraq không tập trung vào việc kiểm soát không phận và họ có rất nhiều các vấn đề để phải thỏa thuận với Israel. Vì thế, con đường tấn công qua Iraq có vẻ là lựa chọn tốt nhất. 
Máy bay F-35 của Israel.Máy bay F-35 của Israel.
Khoảng cách cần cho các vụ tấn công của Israel có tầm từ 1.500 tới 1.800km. Các máy bay cần thực hiện chuyến bay về vì thế quá trình tái nạp nhiên liệu trong khi bay là thiết yếu. Israel có thể chỉ có khoảng 8 tới 10 máy bay tiếp nhiên liệu (như Boeing 707). Và số lượng như vậy có thể sẽ thiếu. Quân đội Israel thì chưa tinh thông về việc tái nạp nhiên liệu trên không.
Nếu các máy bay phải thực hiện nhiệm vụ tránh phát hiện những chiếc F-35 sẽ phải bỏ bớt các vũ khí bên ngoài để có thể có khả năng tàng hình. Và giá đỡ vũ khí trên máy bay sẽ bị giảm xuống chỉ còn 2 bom dẫn đường JDAM trên giá đỡ vũ khí bên trong. Điều này sẽ khiến cho cuộc tấn công không hiệu quả. Tiếp theo, cần qua mặt các radar của Iran, hệ thống phòng không của nước này đặc biệt là tên lửa S-300 do Nga chế tạo - Một nhiệm vụ không hề đơn giản. 
Israel có một tá các loại vũ khí tấn công boong-ke dẫn đường bằng laser (GBU-28). Tên lửa Jericho 3 với khả năng mang theo nhiều đầu đạn độc lập công suất thấp. Tất cả các mục tiêu tại Iran nằm trong vòng 6.500km. Vì thế, nên các vụ tấn công bằng tên lửa có thể hủy diệt hầu hết các trụ sở chỉ huy và điều khiển cũng như các cơ sở hạt nhân chính tại Iran.
Máy bay không người lái Heron-2 và Eitan có thể hoạt động liên tiếp 20 giờ trong không trung để cung cấp thông tin tình báo, các hướng dẫn và làm nhiễu thông tin liên lạc và đánh lừa hệ thống radar của Iran. Israel có thể tác chiến điện tử chống lại các cơ sở hạ tần quân và dân sự của Iran như các thiết bị điện tử và Internet, gây trở ngại với tần số báo động của Iran.
Hệ thống tên lửa S-300 do Nga chế tạo.Hệ thống tên lửa S-300 do Nga chế tạo.
Sau khi cuộc chiến nổ ra, Israel sẽ đối mặt với pháo kích và các vụ tấn công từ các đội quân ủy nhiệm của Iran: lực lượng Hamas tại giải Gaza và nhóm Hezbollah tại Lebanon. Hezbollah có khoảng 150.000 quả đạn pháo có thể hướng tới mọi mục tiêu tại Israel. Jerusalem sở hữu lá chắn phòng không hiện đại, nhiều lớp. Hệ thống tình báo tân tiến và cảnh báo sớm sẽ giảm nhẹ những thiệt hại trong cuộc chiến.
Quân đội Israel sẽ phải triển khai ở giải Gaza và vượt qua biên giới Lebanon. Nhưng những lực lượng người Shi'a sẽ phải chiến đấu trên 2 mặt trận: tại Syria để giúp đỡ chính phủ tổng thống Assad và tại Lebanon để chống lại Israel. Syria sẽ rơi vào các chiến dịch chiến tranh. Israel thì phải tìm mọi cách để giữ Iran và Hezbollah bên ngoài biên giới nước này.
Iran có thể tìm cách để phong tỏa eo biển Hormuz. Nhưng dù điều này không xảy ra thì giá dầu thế giới cũng sẽ tăng cao. Iran và các đội quân ủy nhiệm cũng có thể sẽ tấn công quân Mỹ tại Trung Đông - chủ yếu là tại Syria và Iraq. Khi điều đó xảy ra, Iraq sẽ biến thành chiến trường giữa quân của Mỹ và lực lượng ủy nhiệm của Iran cùng các đội quân tiếp viện cho Mỹ. Iran có thể trừng phạt người Mỹ vì họ ủng hộ Israel tại Afghanistan.
Một cuộc xung đột giữa Israel và các lực lượng ủng hộ Iran sẽ dập tắt "ánh sáng ở cuối đường hầm" - những kết quả ngoại giao của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran tại Syria. Khi súng nổ, mọi nỗ lực trước đó sẽ tan vỡ. Kịch bản này cần được ngăn chặn. Và trong nhiều tình huống, Nga là nước duy nhất có khả năng là trung gian hiệu quả. Mỹ thì công khai thù địch với Tehran và hòa bình có vẻ không phải là đích cho lịch trình bí mật của Washington. Có thể có những lực lượng muốn châm ngòi bất cứ cuộc xung đột nào có thể làm trầm trọng thêm tình hình Syria và mang lại một cuộc chiến trên diện rộng chống lại Iran.