Việt Nam sắm “siêu sát thủ”, rèn bộ ba chiến lược phòng thủ Biển Đông

VietTimes - BrahMos sẽ tấn công vào một lực lượng hải quân kẻ thù tiềm năng trên Biển Đông vì thế giới biết được sức mạnh đáng sợ của nó. BrahMos là một phương tiện răn đe trong bộ 3 răn đe chiến lược của Việt Nam (Sukhoi, Kilo và BrahMos), ngăn chặn bất cứ hành động  nào đe dọa lợi ích của Việt Nam.
Tên lửa Brahmos
Tên lửa Brahmos

Việt Nam muốn mua BrahMos từ lâu, nhưng chính quyền Ấn Độ quan ngại phản ứng của Trung Quốc. Đến thời điểm này, Liên doanh Ấn Độ - Nga đạt được sự đồng thuận xuất khẩu tên lửa chống tàu nhanh nhất thế giới cho Việt Nam phòng thủ Biển Đông.

Biển Đông hiện nay có thể coi là vùng nước nóng nhất, theo nhận định của các nhà phân tích địa chính trị quốc tế, có thể khởi nguồn cuộc chiến tranh thế giới 3 bởi. Sự gia tăng tiềm lực quân sự và tham vọng bành trướng vùng lợi ích của Trung Quốc đang gia tăng áp lực lên các nước láng giềng, buộc nhiều nước phải tìm giải pháp liên minh để cùng ngăn chặn lực lượng quân sự khổng lồ của quốc gia này trong bất kỳ tình huống gây xung đột trong khu vực.

Một tờ báo Đài Loan có một bài viết gây sự quan tâm đến nhiều nhân vật quan trọng ở New Delhi, bài viết có tiêu đề: “Lực lượng đặc nhiệm Việt Nam chuẩn bị cho hành động trên Biển Đông”.

Đây là một thông tin đặc biệt quan trọng đối với Ấn Độ, đang xây dựng chiến lược đóng một vai trò quan trọng đảm bảo an ninh khu vực châu Á Thái Bình Dương, đi trước một bước trong nỗ lực duy trì vị thế của mình trước khả năng vươn ra Ân Độ Dương của Hải quân Trung Quốc tại vùng nước Biển Đông.

Bài viết dẫn nguồn từ báo Nga Kommersant cho biết, quan ngại trước những động thái quyết liệt bồi đắp đảo nhân tạo và nguy cơ xảy ra xung đột trên biển Đông, Việt Nam đang có những bước chuẩn bị lực lượng, sẵn sàng đối phó với những tình huống cấp thiết có thể xảy ra trên những đảo nổi đảo chìm đang nằm trong quyền quản lý.

Kommersant cho biết: Theo các cuộc diễn tập của quân đội Việt Nam từ năm 2004, để bảo vệ các đảo, lực lượng tấn công bề mặt của Không quân Việt Nam chủ yếu là máy bay ném bom chiến thuật Su-22, những chiến đấu cơ này được trang bị tên lửa Kh – 25 (AS-10 theo định danh NATO). Cụm máy bay tiêm kích hạng nặng Su-30 sẽ thực hiện nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, đánh chặn các máy bay tiêm kích của đối phương để lực lượng ném bom Su-22 tấn công. Lực lượng cường kích tấn công mặt đất – mặt nước hoạt động ở độ cao đến 2.500 - 3.000 mét.

 Khi tình hình phức tạp hơn, lực lượng Hải quân Việt Nam phải thực hiện các cuộc đổ bộ đánh chiếm lại các hòn đảo và rạn san hô bị kẻ thù tấn chiếm. Các tàu đổ bộ sẽ được bảo vệ bởi nhóm máy bay chiến đấu, lực lượng hộ tống hạm lớp Tarantul, tàu tên lửa tiến công nhanh Molniya và khinh hạm ngư lôi.

Theo thông tin từ mạng quân sự Sina tại Bắc Kinh, trong năm 2017 Việt Nam sẽ có bốn tàu hộ tống Tarantul được trang bị tên lửa Kh-35 và 10 chiếc Molniya mang tên lửa chống tàu trong đó có Moskit và Ural – E, có thể gây nguy hiểm lớn cho các chiến hạm  mặt nước. Việt Nam là quốc gia thứ hai trên thế giới sản xuất tên lửa chống tàu Kh-35  (KTC -15) với tầm tấn công là 130 km.

Chiến ham Molniya
Chiến ham Molniya "tia chớp" Việt Nam phóng tên lửa trên biển
Việt Nam đang tự đóng một số tàu tên lửa tấn công nhanh Molnyia
Việt Nam đang tự đóng một số tàu tên lửa tấn công nhanh Molnyia "Tia chớp" theo giấy phép và chuyển giao công nghệ của Nga

Trong tình huống này, để giành lại các đảo nổi, đảo chìm, Việt Nam có thể sẽ sử dụng lực lượng đặc biệt của Hải quân đánh bộ để giành lại các đảo, rạn san hô bị tấn chiếm.

Như vậy, Việt Nam sẽ đặt trọng tâm sức mạnh tấn công vào tên lửa chống tàu Kh-35. Tên lửa hành trình Kh-35 (định danh NATO là AS-20) là tên lửa có tốc độ cận âm khoảng 1.080 km/h. Do số lượng lớn và giá thành hạ, các chiến hạm Việt Nam có thể tạo thành một trận mưa tên lửa tấn công vào các cụm tàu hải quân đối phương, gây khó khăn cho việc đánh chặn.

Nếu xét trên góc độ chiến dịch, chiến thuật rộng lớn hơn, thì ngay cả với số lượng lớn tên lửa bắn loạt như Kh – 35 cũng không phải đã quá khó khăn với các cụm tàu tấn công chủ lực có số lượng lớn và nhiều phương tiện phòng không tầm gần. Hơn thế nữa, đối phương đánh chặn và phản kích, gây tổn thất cho Việt Nam trong một cuộc hải chiến không cân sức.

 Nhưng mọi tình huống có thể đảo ngược khi Ấn Độ quyết định cung cấp cho Việt Nam tên lửa hành trình siêu âm chống tàu mạnh nhất thế giới BrahMos. Sự phối hợp tấn công giữa tên lửa KTC – 15 (Kh -35) với Brahmos sẽ khiến tất cả các loại lá chắn chống tên lửa hành trình trở thành vô dụng.

Tại sao Brahmos có thể là mũi tên thần Brahmastra Ấn Độ?

Khu trục hạm hạng nặng INS Kolkata phóng tên lửa BrahMos

BrahMos là tên lửa hành trình có tốc độ nhanh nhất trên thế giới. Tên lửa có hai tầng phóng: tầng thứ nhất là tên lửa nhiên liệu rắn nhằm đẩy tên lửa BrahMos đến tốc độ siêu âm. Tầng thứ hai là động cơ phản lực siêu thanh nhiên liệu lỏng, tăng tốc tên lửa đạt đến Mach 2,8. Tên lửa có thể bay thấp đến 10 mét trên đỉnh sóng, khiến Brahmos trở thành tên lửa lướt trên biển. Tên lửa có tầm bắn cực đại là 290 km.

Ở chế độ bay hành trình, tên lửa đạt độ cao cực đại 14 km với vận tốc 2,5-2,8М. Tên lửa lắp đặt trên các chiến hạm có đầu đạn khối lượng 200 kg, lắp đặt trên máy bay tiêm kích đa nhiệm, phiên bản BrahMos A trang bị cho Su-30MK có khối lượng đầu đạn đến 300 kg và tầm bắn đến 500 km

Tốc độ siêu thanh cho tên lửa có khả năng xuyên phá tốt hơn nhiều so với tên lửa Tomahawk vốn có tốc độ cận âm. Nặng hơn gấp 2 lần và tốc độ cao gấp 4 lần Tomahawk, PJ-10 có động năng xuyên phá gấp 32 lần, nhưng tầm bắn lại thấp hơn gấp nhiều lần và chỉ có mang được 3/5 trọng lượng hữu ích. Đây là sự khác nhau giữa các tư duy chiến thuật, BrahMos phù hợp với chiến thuật phòng ngự hải đảo, bờ biển tầm gần.

Phương pháp sử dụng tên lửa rất linh hoạt, tên lửa được thiết kế để có khả năng phóng được từ tất cả các phương tiện mang như tổ hợp phóng mặt đất, trên các chiến hạm nổi, máy bay và tàu ngầm. Nhưng phiên bản tàu ngầm hiện nay đang trong giai đoạn thiết kế thử nghiệm và chưa có kết quả cụ thể.

Tên lửa BrahMos có thể bay ở chế độ cao, trung bình hay thấp, do đó thời gian phát hiện được tên lửa cũng thay đổi. Tên lửa sử dụng quỹ đạo bay cao có thể dễ dàng phát hiện trên khoảng cách rất xa (khoảng 50-100 km) và có thể thực hiện các biện pháp để đối phó. Nhưng khi tên lửa bay thấp trên độ cao 5-10 m so với mực nước biển, chỉ có thể phát hiện ra khi tên lửa tiếp cận đường chân trời radar, khoảng 30 km tính từ thân tàu.

BrahMos sử dụng tốc độ siêu âm, ững dụng công nghệ thiết kế tàng hình, khả năng lướt biển nhằm tránh bị hệ thống phòng không đối phương phát hiện và đánh chặn. Tốc độ của tên lửa là Mach 2,8, có nghĩa là khoảng 952 mét mỗi giây (nhanh hơn một viên đạn). Ngay trong trường hợp  radar của tàu  được đặt ở độ cao 20 mét, BrahMos sẽ bị phát hiện ở khoảng cách 27 km. Các hệ thống phòng không chiến hạm chỉ còn khoảng 28 giây để phát hiện, theo dõi, chiếu xạ radar, quang điện tử để đeo bám và bắn hạ BrahMos trước khi tên lửa xuyên thủng mạng tàu.

Điều này khiến các tàu mục tiêu có rất ít thời gian để phản ứng, chỉ khoảng 20-40 giây so với 60-120 giây cho một tên lửa cận âm. Do đó để chống các tên lửa này phải được phát hiện càng sớm càng tốt và tiêu diệt trên khoảng cách càng xa càng tốt.

Trong tình huống BrahMos bay lướt trên mặt nước biển là không thể bắn hạ. Thực tế ngay cả hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO cũng chỉ được thiết kế để chống lại các tên lửa chống tàu có tốc độ đến Mach 1-1,5 mà Nga có trong kho vũ khí thời Chiến tranh Lạnh. Nhưng khi tên lửa có tốc độ đạt Mach 2-3 như Onyx / BrahMos được phát triển, phương Tây hiện chưa có biện pháp cụ thể xử lý các mối đe dọa siêu âm này ngoài việc tấn công trực tiếp vào phương tiện mang trước khi tên lửa được phóng đi.

Theo nghĩa đen là không thể tiêu diệt được tên lửa khi phát hiện ra nó. Ngày cả đối với radar AESA có độ cao 20 m trên các khu trục hạm mới nhất của Trung Quốc, thời gian còn lại sau khi phát hiện ra tên lửa cũng chỉ còn khoảng 20 -28 giây, điều đó có nghĩa là đánh chặn bất khả thi, Trung Quốc cũng phải lửa chọn phương án tấn công phương tiện mang trước khi tên lửa được phóng.

Đây chính là điểm then chốt làm đảo ngược cán cân sức mạnh giữa lực lượng Hải quân Việt Nam với các lực lượng hải quân khác có tiềm lực quân sự lớn hơn rất nhiều lần. Với một số lượng lớn các loại tên lửa chống tàu, trong đó rất nhiều tên lửa Kh – 35 và một số sát thủ BrahMos, được trang bị cho các chiến hạm lớp Gepard 3.9, Molniya, thế trận trên biển của Hải quân Việt Nam có thể trải rộng từ khoảng cách 130 km – 300 km tới mục tiêu cụm tàu tấn công chủ lực của đối phương. Khiến phương án tấn công phương tiện mang BrahMos trở thành bất khả thi khi Hải quân Việt Nam thực hiện chiến thuật phòng ngự tấn công.

Trong một tình huống xung đột cụ thể đã nêu: đánh chặn một cụm tàu tấn công chủ lực đối phương bảo vệ đảo, lực lượng Hải quân Việt Nam có thể triển khai thế trận tấn công mở rộng, từ nhiều hướng tấn công bằng hàng loạt tên lửa Kh-35 phối hợp với tên lửa BrahMos vào một mục tiêu cụ thể như kỳ hạm tuần dương, khu trục hạm phòng không tên lửa, tàu đổ bộ, tàu vận tải hạng nặng trên khoảng cách từ 120 km đến gần 300 km. Với khoảng cách từ chiến trường đến căn cứ rất xa, lên đến hàng nghìn km, lực lượng không quân đối phương rất khó tập trung binh lực đủ lớn để có thể tấn công các phương tiện mang tầm gần và tầm xa. Khi các chiến hạm Hải quân Việt Nam đồng loạt tấn công vào một mục tiêu trọng yếu, lực lượng mạnh hơn sẽ mất ưu thế số đông do thiệt hại về sinh lực.

Như vậy, sự hiện diện của sát thủ siêu âm BrahMos trong đội hình của Hải quân Việt Nam có thể sẽ làm thay đổi cục diện chiến trường, làm suy yếu ưu thế số đông của đối phương và đe dọa sẽ gây tổn thất rất lớn về binh lực trong xung đột vũ trang.

Tên lửa siêu thanh BrahMos lắp trên chiến đấu cơ Su-30MKI
Tên lửa siêu thanh BrahMos lắp trên chiến đấu cơ Su-30MKI
Tên lửa đ năng BrahMos có thể đươc phóng từ mặt đất, trên không, trên hạm...
Tên lửa đa năng BrahMos có thể đươc phóng từ mặt đất, trên không, trên hạm...

Do tên lửa siêu thanh BrahMos không chỉ tấn công tàu mặt nước mà còn có thể sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất.Phối hợp cùng với số lượng lớn tên lửa đạn đạo, khi xảy ra xung đột vũ trang, Việt Nam có thể sẽ san phẳng căn cứ không hải hỗn hợp của đối phương trên quần đảo Hoàng Sa ngay từ phút đầu tiên cuộc chiến tranh. Tương tự như thế trận chống cụm hải quân tấn công chủ lực, hệ thống phòng không đối phương có thể đánh chặn được các tên lửa đạn đạo đã cũ, nhưng không thể tiêu diệt được BrahMos khi tên lửa này lướt trên mặt nước biển.

Khi BrahMos đánh trúng mục tiêu then chốt như : Hệ thống phòng thủ tên lửa, sở chỉ huy hoặc hệ thống tên lửa phòng không, tên lửa đạn đạo dù đã cũ, cũng sẽ vô hiệu hóa đường băng sân bay dã chiến và các tổ hợp tên lửa chống tàu.

Trong trường hợp này, bức Trường thành cát trên biển Đông mất đi giá trị tiền đồn tiền phương và trở thành các điểm chốt đơn độc. Các lực lượng tấn công như tàu ngầm, chiến hạm nổi, hạ tầng quân sự khu vực các đảo này sẽ là mục tiêu dễ dàng của bất cứ cuộc tấn công nào.

Theo thông tin từ trang  Deccan Herald Ấn Độ, dẫn nguồn từ một nhà ngoại giao cấp cao Ấn Độ, cho biết việc BrahMos của liên doanh Nga-Ấn Độ xuất khẩu cho Việt Nam đang trong "giai đoạn tiên tiến rất tốt." Việt Nam bày tỏ sự quan tâm đến loại tên lửa này từ năm 201. Quyết định xuất khẩu các tên lửa hành trình cho Việt Nam cần sự đồng thuận của hai chính phủ Ấn Độ và Nga.

Tờ The Asian Age cho biết: Việt Nam là một "đất nước thân thiện" theo nhận xét của Hội đồng quản trị liên doanh Ấn-Nga từ năm 2011, cho phép đàm phán chính thức để có thể xuất khẩu. Thực tế Ấn Độ và Việt Nam đã có nhiều cuộc hội đàm về BrahMos trong một thời gian dài, những thông tin mới nhất cho thấy một hợp đồng có thể trở thành hiện thực sớm.

Chính phủ UPA trước đó đã từ chối bán vũ khí quân sự cho Việt Nam do quan ngại những phản ứng từ phía Trung Quốc.Nhưng chính phủ NDA của thủ tướng Narendra Modi đã vượt qua được trở ngại này. Ấn Độ cần bước đến trước ngưỡng cửa của Trung Quốc như Bắc Kinh đã hành xử với Ấn Độ đến ngày hôm nay. Việt Nam với hệ thống vũ khí tương tự như của lực lượng vũ trang Ấn Độ có thể tận dụng tốt các kinh nghiệm khai thác sử dụng, các kinh nghiệm chiến dịch - chiến thuật của Ấn Độ đặc biệt là trong tác chiến không - hải quân. Các phương tiện chiến tranh như Sukhoi, Kilo, BrahMos sẽ đóng một vai trò rất lớn trong việc kiềm chế chiến lược Trung Quốc.

Việt Nam quan tâm đến việc mua tàu tuần biển ngoài khơi xa (Off-Shore Patrol -  (OPVs) từ Ấn Độ. Có thể hiểu Việt Nam muốn sử dụng bốn chiếc OPVs, như sự hiện diện của Ấn Độ, tham gia cùng Việt Nam  giám sát Trung Quốc trên vùng biển Đông.

Việc Việt Nam có được tên lửa BrahMos cũng là một tín hiệu cứng rắn, kẻ gây hấn Biển Đông sẽ hiểu logic như một đòn đáp trả hữu hiệu với làn sóng ném tiền tự do cho hải quân Pakistan và các lực lượng vũ trang khác. Trong tương lai, Ấn Đô phối hợp với Việt Nam sẽ làm cân bằng lại cán cân lực lượng giữa New Deihi và Bắc Kinh trong mối quan hệ đầu tư vào Pakistan, điều mà Ấn Độ không thể làm được khi chưa tiến vào Biển Đông.

BrahMos sẽ tấn công vào một lực lượng hải quân kẻ thù tiềm năng trên Biển Đông vì thế giới biết được sức mạnh đáng sợ của nó. Nhưng tiếp nhận BrahMos tương tự như một phương tiên răn đe trong bộ 3 răn đe chiến lược của Việt Nam (Sukhoi, Kilo và BrahMos), ngăn chặn bất cứ hành động  nào đe dọa lợi ích của Việt Nam.

Ngoài Việt Nam là ưu tiên hàng đầu, chính phủ Ấn Độ đang xem xét xuất khẩu BrahMos cho một số quốc gia khác. Theo Giám đốc điều hành của BrahMos Aerospace, các điều kiện chính cho các nước được phép nhập khẩu các tên lửa là về cơ bản là "thân thiện với cả Ấn Độ và Nga." Trong đó, Việt Nam là nước có mối quan hệ lịch sử lâu dài và hữu nghị với cả Ấn Độ và Nga.

 TTB