Về bình luận của nhà báo Nga nói “Mỹ dùng Việt Nam chống lại Trung Quốc"

Nhà báo Nga  Alexander đã quên mất một điều rằng Việt Nam là một quốc gia độc lập, có lập trường, chính sách đối ngoại rất rõ ràng. Những vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh đất nước đều do người Việt Nam tự quyết định, nước khác cũng không thể "dùng Việt Nam" như một thứ công cụ như ông Alexander lầm tưởng.
Tổng thống Hoa Kỳ Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội ngày 23/5/2016.
Tổng thống Hoa Kỳ Obama và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Phủ Chủ tịch ở Hà Nội ngày 23/5/2016.

Trên bài phân tích với tiêu đề "Washington xoá bỏ cấm vận "vũ khí" với Việt Nam nhằm mục đích gì?" đang trên báo Sputnik của Nga, nhà báo Nga Alexander Khrolenko đã đưa ra những nhận định chủ quan cho rằng "khi nút thắt vũ khí với Việt Nam đã được Mỹ mở, nó có thể phục vụ như một áp lực cấu kết quân sự chính trị nhằm vào Trung Quốc".

Nhà báo Alexander Khrolenko MIA  nhắc lại sự kiện ngày 23 tháng 5, Mỹ đã chính thức tuyên bố dỡ lệnh cấm vận cung cấp vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

Đáng chú ý, đích thân Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố điều này trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang tại Hà Nội. 

Phân tích sự kiện, nhà báo Alexander Khrolenko MIA của Nước Nga ngày nay/Russia Today lưu ý rằng, động thái chính trị của Washington ảnh hưởng đến lợi ích không chỉ của riêng Hoa Kỳ và Việt Nam, mà cả Trung Quốc, Nga và nhiều nước khác.

Cả Bộ Ngoại giao Mỹ và Lầu Năm Góc thông qua lời Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter đều nói rằng, việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam không liên quan tới các áp lực nhằm vào Trung Quốc. 

Tuy nhiên, nhà báo Nga nhận định kiểu nhắc nhở rằng: "Nhưng họ đã làm điều này với vẻ cố ý, tạo ấn tượng Hoa Kỳ không thành thật. Ngay từ năm 2010 người Mỹ đã xác định hai hướng chiến lược an ninh quốc gia quan trọng: dùng Việt Nam tạo một đối trọng với Trung Quốc và hỗ trợ Hà Nội trong cuộc xung đột lãnh thổ ở khu vực Biển Đông. 

Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hà Nội trong ngày đầu tiên chính thức thăm, làm việc tại Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Hà Nội trong ngày đầu tiên chính thức thăm, làm việc tại Việt Nam.

Bây giờ, khi nút thắt vũ khí Việt Nam đã được mở, nó có thể phục vụ như một áp lực cấu kết quân sự chính trị nhằm vào Bắc Kinh nếu Mỹ duy trì vai trò chủ đạo trong khu vực. Tuy nhiên, thực tế Hoa Kỳ không có đủ sức mạnh và nguồn lực tài chính để một mình kiềm chế hiệu quả Trung Quốc ở Biển Đông".

Về phía Bắc Kinh, đáng chú ý là Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã hoan nghênh việc Mỹ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ. Tất nhiên, Bắc Kinh hiểu rằng Việt Nam có thể sử dụng những vũ khí nhận được từ Mỹ trong các tranh chấp lãnh thổ. 

Tuy vậy, nhà báo Alexander Khrolenko MIA "Nước Nga ngày nay" cho rằng: "Trung Quốc sẽ không tiến hành bất cứ động thái gay gắt, trừ khi thật cần thiết. 

Nhưng không vì vậy họ chấp nhận nhượng bộ  lập trường. Bắc Kinh sẽ tiếp tục bồi đắp đảo nhân tạo, tăng cường lên gân sức mạnh hải quân. Dù ai đó muốn hay không nhưng thời gian đang có lợi cho Bắc Kinh, nền kinh tế toàn cầu ngày càng định hướng mạnh về phía Trung Quốc".

Về bình luận trên của nhà báo Alexander Khrolenko MIA thuộc báo Nước Nga ngày nay, cần phải nhấn mạnh rằng đó là nhận định chủ quan của vị nhà báo, rõ ràng có hơi hướng thiên vị giành cho lập trường và ý đồ chiếm đoạt Biển Đông của Bắc Kinh.

Hợp tác quốc phòng Nga - Việt (ảnh minh họa)
Hợp tác quốc phòng Nga - Việt (ảnh minh họa)

Vì vậy, cũng hoàn toàn có thể đặt ra câu hỏi rằng "Dư luận Nga sẽ nghĩ gì nếu nước khác nói Nga cấu kết với Trung Quốc?" bởi rõ ràng hiện nay Nga vì bị Mỹ và phương Tây cấm vận nên mới buộc phải quay sáng hợp tác, làm ăn, liên kết với Trung Quốc để chống đỡ khó khăn.

Ông Alexander Khrolenko MIA có thể cho rằng "Hoa Kỳ dùng Việt Nam tạo một đối trọng với Trung Quốc" nhưng  Alexander đã quên mất một điều rằng Việt Nam là một quốc gia độc lập, có lập trường, chính sách đối ngoại rất rõ ràng (Việt Nam không liên minh, liên kết với nước này để chống nước khác). 

Những vấn đề hệ trọng đều do người Việt Nam tự quyết định (cũng như những gì Moscow hay nói về Syria, Ucraine), nước ngoài ngay cả Mỹ hay bất cứ cường quốc nào khác cũng không thể "dùng Việt Nam" như một thứ công cụ như ông Alexander lầm tưởng.

Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là mối quan hệ ngoại giao, hợp tác bình thường cũng giống như Nga và Trung Quốc quan hệ với các quốc gia khác trong đó có Việt Nam. Vì vậy, báo chí Nga cũng không nên suy diễn, bình luận gây chia rẽ như vậy.

Trong vấn đề Biển Đông, Việt Nam và Hoa Kỳ có chung lập trường là muốn khu vực ổn định, các tranh chấp phải được giải quyết thông qua đàm phán, nước lớn không được ỷ sức bắt nạt nước nhỏ, pháp luật quốc tế phải được thực thi, quyền tự do hàng hải phải được bảo đảm.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và hàng loạt nguyên thủ quốc gia trên thế giới, thậm chí có cả lãnh đạo Nga cũng ủng hộ lập trường tốt đẹp của Việt Nam. Bất cứ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, nếu ỷ sức mạnh đi chiếm đoạt lãnh thổ nước khác, chà đạp lên luật pháp quốc tế chắc chắn sẽ bị phản đối.- PV.

Khi đề cập câu hỏi nêu rằng "Việc hủy bỏ lệnh cấm vận của Mỹ có ảnh hưởng gì tới quan hệ hợp tác toàn diện Nga-Việt?", ông Alexander Khrolenko nói trên Sputnik:

Như có thể thấy, Hà Nội thực hiện chính sách tiếp cận thận trọng giữa lợi ích của các siêu cường và mong muốn đa dạng hóa nguồn vũ khí. Hà Nội đánh giá cao đóng góp của Moscow vào việc tăng cường nền an ninh đất nước. Mặt khác, Nga không bị lôi kéo theo các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và trân trọng mối quan hệ lâu dài với Việt Nam (Điều này chắc chắn người Việt Nam hay Nga nào cũng không thể phủ nhận - PV). 

Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc chuyến thăm chính thức, lịch sử đến Việt Nam chiều 25/5/2016.
Tổng thống Mỹ Barack Obama kết thúc chuyến thăm chính thức, lịch sử đến Việt Nam chiều 25/5/2016.

Trong những năm qua, Nga và Việt Nam đã ký kết các hợp đồng hợp tác quân sự-kỹ thuật tổng trị giá hơn 4,5 tỷ USD. Nga bán cho Việt Nam các tàu ngầm "Varshavyanka" với tổ hợp tên lửa Club-S (phương án xuất khẩu "Calibr"), các tàu khu trục tuần tra "Gepard-3.9", các tàu tên lửa "Molnya", hệ thống tên lửa bờ biển cơ động "Bastion", các chiến đấu cơ Su-30MK2 và loạt vũ khí khác.

Đối lại, Mỹ có thể bán cho Việt Nam các máy bay tuần tra hàng hải (tức chống hạm) P-3 Orion và máy bay vận tải C-130 Hercules. Cần thừa nhận rằng Nga chưa có các sản phẩm tương đương. Những phương tiện này của Mỹ dù khá được tin cậy, nhưng không phải kỹ thuật tiên tiến nhất.

Về khối lượng hợp tác quân sự-kỹ thuật, Alexander Khrolenko cho hay: "Giữa Nga và Việt Nam sẽ hầu như không có gì thay đổi. Tuy nhiên, bằng việc dỡ bỏ lệnh cấm vận người Mỹ gián tiếp đặt Nga trước sự lựa chọn: hoặc tích cực hơn hỗ trợ Trung Quốc hoặc phát triển quan hệ với Việt Nam, bên gần đây đã đề xuất Hải quân Nga trở lại Cam Ranh với một số điều kiện".

"Dù có thế nào, Nga vẫn sẽ duy trì mối quan hệ mang tính xây dựng với Việt Nam (cũng như với các nước châu Á khác, kể cả Trung Quốc), đồng thời duy trì vị thế trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng. Đối với Nga, khả năng những rủi ro sau việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí cho Việt Nam là không đáng kể" - Ông Alexander Khrolenko kết luận.