Trung Quốc điên cuồng xây dựng thêm 2 sân bay trái phép ở Trường Sa

Hoạt động xây dựng điên cuồng của Trung Quốc là một minh chứng về ý đồ bành trướng trên Biển Đông cũng như năng lực theo đuổi...
Chỉ trong vài tuần lễ,  Trung Quốc đã xây dựng một đường băng bất hợp pháp trên đá Xu Bi nằm trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Chỉ trong vài tuần lễ, Trung Quốc đã xây dựng một đường băng bất hợp pháp trên đá Xu Bi nằm trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.

The Diplomat ngày 25/4 đưa tin, tốc độ, quy mô và cường độ xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) của Trung Quốc hiện nay ngoài quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là chưa từng có. Hoạt động xây dựng điên cuồng của Trung Quốc là một minh chứng về ý đồ bành trướng trên Biển Đông cũng như năng lực theo đuổi các dự án lớn thực hiện tham vọng (phi pháp) của họ. 

Kết quả hoạt động này sẽ là sự mở rộng đáng kể lực lượng quân sự (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông mà The Diplomat cho rằng có thể "nhấn chìm" các quốc gia yêu sách nhỏ hơn. Hình ảnh vệ tinh độ phân giải cao chụp ngày 17/4/2015 cho thấy, trong khoảng 10 tuần qua Trung Quốc đã xây dựng gần xong hòn đảo nhân tạo trên bãi đá Xu Bi trong quần đảo Trường Sa.

Trung Quốc điên cuồng xây dựng thêm 2 sân bay trái phép ở Trường Sa ảnh 1
Ảnh chụp từ vệ tinh ngày 17/4/2015 đảo nhân tạo và đường băng phi pháp Trung Quốc xây dựng trên đá Xu Bi, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Kích thước và hình dạng của hòn đảo nhân tạo đang được tiến hành tương thích với một đường băng dài khoảng 3.300 mét, tương tự như chiều dài đường băng nước này đã xây dựng (bất hợp pháp) trên đá Chữ Thập trước đó. Theo các nhà phân tích quân sự, đường băng mới ở Xu Bi có thể hỗ trợ hầu hết các loại chiến đấu cơ của không quân trong hải quân và không quân Trung Quốc.

Gần đây nhất, ngày 6/2/2015 ở khu vực bãi đá Xu Bi chỉ có 2 vị trí nhỏ Trung Quốc nạo vét, đắp đất được phát hiện. Nhưng chỉ tính đến ngày 17/4/2015 Trung Quốc đã tạo ra được một diện tích bồi lấp 2,27 km vuông, tương đương với đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Chữ Thập. 


Ảnh chụp vệ tinh ngày 13/4/2015 đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Ảnh chụp vệ tinh ngày 13/4/2015 đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp trên đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Một sự khác biệt đáng chú ý giữa sự tích tụ quân sự của Trung Quốc ở đá Chữ Thập so với đá Xu Bi là Chữ Thập có một cổng mới khá lớn và một đường băng, nhưng không có cầu cảng hải quân tàm cỡ như được nhìn thấy trong hình ảnh mới ở Xu Bi. Tại bãi đá Xu Bi, mép rặng san hô phía Nam bãi đá này đang được mở rộng và quây lại gần hoàn tất tạo thành vòng cung bảo vệ đúng nghĩa của nó. 

Ngoài ra hoạt động bồi lấp vẫn tiếp tục mở rộng trên điểm cực Nam của bãi đá Xu Bi có thể nhằm mục tiêu hình thành cảng biển. Sân bay thứ 3 cũng đang manh nha hình thành trên đá Vành Khăn phía Đông quần đảo Trường Sa cũng đang được bồi lấp nhanh chóng với diện tích 2,42 km vuông tính đến ngày 13/4/2015 từ chỗ hầu như không có vị trí nào nhô lên mặt nước cách đây vài tháng.

Tàu thuyền Trung Quốc đang bơm cát bồi lấp phi pháp ngoài đá Vành Khăn, ảnh chụp ngày 13/4/2015.
Tàu thuyền Trung Quốc đang bơm cát bồi lấp phi pháp ngoài đá Vành Khăn, ảnh chụp ngày 13/4/2015.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy ít nhất có 23 tàu hút bùn hoạt động ở đá Vành Khăn tính đến 13/4 cùng ít nhất hai chục tàu xây dựng trong đầm phá hình thành bởi rặng san hô vòng cung bãi Vành Khăn. 28 xe trộn bê tông và xe tải cũng có thể được nhìn thấy ngoài hàng chục xe tải lớn và hàng chục xe ủi.


Như vậy đá Chữ Thập, Xu Bi và Vành Khăn là 3 trong 7 bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc cất quân xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988, 1995 đến nay đã và đang bị Trung Quốc cải tạo phục vụ cho các mục đích quân sự và hình thành sân bay. 

Hình ảnh chụp từ vệ tinh đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam 2 thời điểm, ngày 17/2/2015 và 13/4/2015.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh đá Vành Khăn, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam 2 thời điểm, ngày 17/2/2015 và 13/4/2015.

Theo: Giáo dục Việt Nam