Giám đốc học viện Những vấn đề địa chính trị thế giới Konstantin Sivkov nhận nhận định: Học thuyến quân sự mới của Trung Quốc đã đề cập đến những thay đổi căn bản trong lĩnh vực chính sách quốc phòng, cho phép Trung Quốc vươn ra các đại dương, mở rộng đường biên cho không quân và tạo ra nhân tố răn đe hạt nhân mới, lựa chon mục tiêu tiềm năng cho các tên lửa đạn đạo Trung Quốc là nước Mỹ.
Nghiên cứu Sách trắng chiến lược quân sự mới, nội dung của tài liệu tuyên bố Quân đội nhân dân Trung Hoa cẩn phải mở rộng danh sách những nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt là lên kế hoạch chuyển từ các hoạt động thuần túy mang tính phòng thủ sang hoạt động “bảo vệ trên biển khơi”, một mô hình mới của Học thuyết quân sự hải dương Trung Quốc, bảo gồm cả các hoạt động phòng thủ lãnh thổ cũng như các hành động tác chiến tấn công, hoàn thiện khả năng giáng những đòn tấn công có độ chính xác cao vào những mục tiêu tầm trung và tầm xa.
Mục tiêu mới – nước Mỹ
Xác định những nhiệm vụ mà lực lượng pháo binh – tên lửa Trung Quốc phải đối mặt là một động thái thể hiện những ý đồ chiến lược phát triển các cụm tên lửa đạn đạo liên lục địa mà mục tiêu của cụm binh lực này là các lực lượng hạt nhân chiến lược của Mỹ, ông Sivkov nhận xét.
"Hiện nay Trung Quốc đang gia tăng số lượng các cụm binh lực tên lửa đạn đạo liên lục địa trên đất liền và trên biển, đặc biệt trong vùng nước Trung Quốc đang nỗ lực kiểm soát để có khả năng giáng những đòn tấn công hạt nhân vào lãnh thổ nước Mỹ” ông nói. Trước đây, Trung Quốc trong học thuyết quân sự của mình đề cập đến ưu tiên trước mắt là tấn công hạt nhân trong vòng bán kính 5000 km và đối tượng tác chiến chủ yếu là nước Nga. Sự thay đổi “đối tượng tác chiến” trong chiến tranh hạt nhân theo chuyên gia Nga là yếu tố răn đe hiệu quả đối với Mỹ.
Diễn tập với Nga chỉ là điểm khởi đầu.
Những hoạt động diễn tập chung của Trunng Quốc với Nga ở vùng nước Địa Trung Hải, theo ý kiến của Sivkov nhận định, có ảnh hướng lớn đến sự phát triển Đường lối quân sự Hải dương Trung Quốc, nước đang nỗ lực vươn từ vùng nước ven bờ ra các đại dương.
"Một điều rất rõ ràng là Trung Quốc đang tích cực triển khai sức mạnh hải quân của mình đến các vùng xa xôi. Dấu hiệu nhận biết thực tế làTrung Quốc đã cùng Nga tổ chức cuộc diễn tập hải quân chung ở Biển Địa Trung Hải,." – K. Sivkov nhận xét. Nếu nghiên cứu lịch sử phát triển của Hải quân Trung Quốc thì họ hầu như không có kinh nghiệm trong các chiến dịch ở đại dương xa xôi, những kinh nghiệm tác chiến biển xa, phòng thủ các cụm binh lực hải quân trong chống ngầm, không kích, đổ bộ đường biển và thực hiện các nhiệm vụ hậu cần kỹ thuật hoàn toàn không có. Để có được kinh nghiệm, lực lượng duy nhất mà Trung Quốc có thể học tập – đó là Nga
Ông nói thêm rằng, trong thực tế, một chiến lược hải quân mới của Trung Quốc có nghĩa là hải quân Trung Quốc trong tương lai gần sẽ hoạt động rất tích cực trên tất cả các đại dương.
Ưu thế số đông trên không
Không quân Trung Quốc, dù chưa bao giờ tham chiến với số đông, nhưng là lực lượng có số lượng máy bay lớn nhất thế giới, họ sẵn sàng tiến hành các chiến dịch chiến đấu tấn công nhằm học tập kinh nghiệm tác chiến đường không, đặc biệt cần có những chiến thắng, ít nhất về mặt ý nghĩa để có cơ sở phát triển. Điểm yếu cơ bản, theo đánh giá của chuyên gia trong thời gian này, đó là sự thiếu hụt công nghệ hiện đại và họ đang nỗ lực mua sắm từ phía Nga các công nghệ hàng không quân sự, hiện đại hóa các loại phương tiện bay sắn có. Giám đốc Học viện những vấn đề địa chính trị Nga nói.
"Trung Quốc đang sẵn sàng tiến hành những chiến dịch chiến đấu tấn công đường không, mặc dù ưu tiên gần đây nhất vẫn là bảo vệ vùng trời lãnh thổ. Trung Quốc có một số lượng khổng lồ máy bay tiêm kích đa nhiệm – đến 5000 chiếc. Không một quốc gia nào có số lượng máy bay tiêm kích lớn như vậy, kể cả Mỹ. Sivkov nói. Nhưng khả năng tấn công chủ lực của không quân Trung Quốc còn rất yếu. Ngoài sự thiếu vắng khả năng tiến hành một chiến dịch chiến đấu tiến công ồ ạt, không quân tiêm kích của Trung Quốc chưa đủ khả năng tác chiến đường dài, có chiều sâu chiến dịch. Để giải quyết bài toán đó, Trung Quốc nỗ lực phát triển số lượng máy bay tiêm kích tác chiến tầm xa, như Su- 27, Su-30 và các chủng loại máy bay mà Trung Quốc tự phát triển trên các phiên bản copy không có giấy phép.
"Trung Quốc đang nỗ lực chế tạo các máy bay chiến đấu có khả năng sử dụng các tên lửa hành trình tầm xa. Điển hình là mẫu mãy bay Tu – 16, đang có trong biên chế của quân đội Trung Quốc đã được hiện đại hóa để có thể mang theo các tên lửa hành trình có tầm bắn đến 1500 km” ông Sivkov nhận xét. “ Nhưng chính Trung Quốc cũng nhận đinh, các đòn tấn công đường không của PLA chỉ có thể hiệu quả trên khoảng cách từ 400 – 500 km cách đường biên giới.
Vũ khí của Nga
Những mục đích yêu cầu nhiệm vụ mới mà lãnh đạo Trung Quốc đặt ra trước quân đội sẽ không thế thực hiện được nếu không có sự gia tăng các hoạt động tác chiến của các lực lượng vũ trang cũng như hiện đại hóa vũ khí trang bị. Thực hiện được điều này, người Trung hoa chỉ có thể làm được dựa trên các gói mua sắm vũ khí trang bị từ phía Nga. Chuyên gia nhận xét. Ông cho răng: Tuyên bố mở rộng danh sách các nhiệm vụ chiến lược của quân đội Trung Quốc sẽ mở ra một triển vọng mới mua sắm các loại vũ khí trang thiết bị từ Nga, đơn giản chỉ vì không có giải pháp nào khác để phát triển năng lực tác chiến của các quân binh chủng PLA. Chính xác hơn, ví dụ: ở thời điểm này Trung Quốc không có các động cơ máy bay có hiệu quả sử dụng nhiên liệu cao để có thể chế tạo các máy bay chiến đấu tầm xa và hàng loạt các loại vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh khác, từ tên lửa hành trình đến các tàu ngầm nguyên tử, diesel điện.
Những hoạt động gia tăng mối quan hệ Nga – Trung trong giai đoạn gần đây, trong đó có cả việc chuyển “đối thủ tiềm năng” mới của chiến tranh hạt nhân, không ngoài một mục đích duy nhất là xây dựng một vùng hậu phương chiến lược trong điều kiện đối đầu xung đột, nguy cơ bị bao vây phong tỏa cũng như nguồn vũ khí trang thiết bị hiện đại để cung cấp khả năng phát triển vũ khí, trang bị quân sự của chính PLA.
Những xung đột gần đây với Mỹ trong việc bồi đắp đảo chìm không phải là hành động mang tính ngẫu nhiên mà đơn thuần chỉ là sự chuyển hướng trọng tâm chiến lược để vươn ra xa bờ, cạnh tranh quyền thống trị đại dương của Mỹ.
Theo: QPAN