Ba kịch bản bùng phát chiến tranh Mỹ-Trung trên biển Đông

VietTimes -- Michael Oslin, chuyên gia hàng đầu về châu Á trong bài đăng trên báo “The commentator” nhận xét:  Cuộc chiến Mỹ - Trung, một tình huống nguy hiểm có thể xảy ra một cách “không chủ ý” hoặc cũng có thể là kết quả của một kế hoạch được chuẩn bị kỹ càng. 
Ba kịch bản bùng phát chiến tranh Mỹ-Trung trên biển Đông

Nhà văn và nhà sử học người Mỹ, một chuyên gia về châu Á Oslin Michael trong bài viết đăng trên trang báo điện tử The Commentator đưa ra ba tình huống có thể dẫn đến cuộc chiến tranh quy mô toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc.

Chủ đề liên quan đến những mâu thuẫn giữa Washington và Bắc Kinh trên biển Đông, nơi mà Trung Quốc đang có những tranh chấp chủ quyền với Brunei, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam và Philippines.

Chính quyền Mỹ bày tỏ công khai sự không hài lòng với chính sách của chính quyền Trung Quốc nhằm mục đích tăng cường sự hiện diện quân sự và hạ tầng cơ sở có thể sử dụng cho mục đích quân sự tại khu vực tranh chấp, không giấu giếm sẽ sẵn sàng thực hiện các biện pháp đáp trả, tác giả bài viết nhận xét.

Biển Đông hiện nay là tâm điểm của truyền thông quốc tế kể từ khi CNN công bố video ghi lại hình ảnh các đảo nhân tạo của Trung Quốc, được quay từ chiếc máy bay tuần biển và chống ngầm P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ trên quần đảo Trường Sa.

Bắc Kinh chưa đưa ra tuyên bố một khu vực nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, không giống như tình huống Trung Quốc đưa ra tuyên bố về vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông năm 2013, nhưng cũng không có nghĩa là Trung Quốc sẽ không làm điều đó khi các vấn đề kỹ thuật được giải quyết.

Trước những hành động bồi đắp và xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự, bao gồm cả những đường băng lớn, chính quyền Obama dường như đã quyết định đáp trả thách thức từ phía Trung Quốc. Mỹ và Trung Quốc hiện nay có khả năng gần với một cuộc xung đột vũ trang hơn bất cứ thời điểm nào trong 20 năm qua.

Hiện có 3 khả năng dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang nghiêm trọng giữa Mỹ và Trung Quốc, có thể bùng phát thành chiến tranh:

1) Không chủ ý: Hải quân Mỹ tuyến bố tiếp tục các chuyến tuần tiễu đảm bảo tự do hàng hải trong vòng 12 hải lý của các đảo nhân tạo, điều đó có nghĩa là xâm nhập vào vùng nước mà Trung Quốc tuyên bố một cách phi pháp chủ quyền. Những tàu tuần tra hải quân và tàu chấp pháp hàng hải Trung Quốc trên vùng biển này có thể có các hành động như đe dọa hoặc gây rối hải trình của các tàu Mỹ, sự cố này sẽ dẫn đến va chạm, các hành động trả đũa lẫn nhau và bùng phát xung đột.

Những động thái này là những gì mà thông thường các hạm tàu Trung Quốc vẫn tiến hành đối với tàu của các quốc gia khác, một tai nạn hàng hải sẽ dẫn đến những hành động đáp trả bằng vũ khí.

Theo đường không, quần đảo Trường Sa cách bờ biển Trung Quốc khoảng 800 hải lý, hiện nằm trong bán kính chiến đấu của máy bay tiêm kích hiện đại PLA (Bắc Kinh cho rằng lực lượng không quân có thể ngăn chặn hiệu quả các cuộc tuần tra không quân Mỹ).

Điều đáng lo ngại là Trung Quốc xây dựng các đường băng trên đảo Hoàng Sa và đang hoàn thiện trên đảo nhân tạo Đá Chữ Thập,từ đây các máy bay chiến đấu Trung Quốc thực hiện các chuyến tuần tiễu trên không phận khu vực.

Bất kỳ sự phát triển tình thế nào trên các đảo nhân tạo, đều có thể gia tăng nguy cơ một vụ va chạm trên không như đã từng xảy ra giữa máy bay tiêm kích Trung Quốc và một máy bay tuần thám của Hải quân Mỹ, dẫn đến tai nạn hàng không đối với một máy bay Trung Quốc vào năm 2001.

Một tai nạn tương tự sẽ dẫn đến một vụ xung đột bằng vũ khí và nhanh chóng bùng phát chiến tranh (có thể rất ngắn hoặc trên quy mô toàn diện). 

2) Có trù tính: Những tuyên bố về yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông có ý nghĩa địa chính trị rất lớn trong khu vực Đông Nam Á và trên Thái Bình Dương, chính điều đó đã thúc đẩy Trung Quốc liều lĩnh bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo mà diện tích đã vượt quá 2.000 mẫu Anh.

Trước nguy cơ mất dần ảnh hưởng ở châu Á do sự phản đối trên trường quốc tế, quyết định của Tòa trọng tài thường trực Liên hợp quốc đưa ra phán quyết bất lợi, Bắc Kinh có thể quyết định rằng việc ngăn chặn sự xâm nhập của Mỹ vào vùng biển sớm là trong điều kiện hiện nay (nhiệm kỳ của tổng thống Barack Obama sắp hết, Mỹ đang vướng vào Trung Đông và Ukraine) là cơ hội tốt nhất để ngăn chặn các rủi ro sau này với Washington mà khả năng  là rất cao theo tuyên bố của các ứng cử viên Tổng thống tiềm năng.

Khi các máy bay Trung Quốc được triển khai trên các đảo nhân tạo, PLA có thể quyết định đeo bám theo máy bay Mỹ và thực hiện các hành vi đánh chặn, ngăn không cho các máy bay Mỹ bay vào vùng không phận "bị hạn chế".

Không quân Mỹ phải quyết định phương án đáp trả và PLA có thể hành động hướng tới một cuộc đối đầu thử thách và buộc chính quyền Obama xuống thang trước tình huống phải tiến hành một hoạt động quân sự tương tự như với Trung Đông và Ukraine.

3) Xung đột gián tiếp: Bộ máy lãnh đạo Trung Quốc có thể nhận định sẽ rất rủi ro khi trực tiếp thách thức lực lượng không quân – hải quân Mỹ, Bắc Kinh có thể đạt được mục đích bằng cách ngăn chặn các nước nhỏ hơn.

Cách đây không lâu Philippines cáo buộc Trung Quốc cảnh báo đòi máy bay trinh sát của quốc gia này không được đi vào không phận của các đảo nhân tạo. Các tàu Trung Quốc thương xuyên va chạm, đâm húc và gây ra những sự cố đe dọa các tàu của Philippines và Việt Nam.

Cực đoan hơn, Trung Quốc có thể quyết định ngăn chặn các tàu nước ngoài đi ngang qua những đảo nhân tạo, cho máy bay chiến đấu đeo bám máy bay nước ngoài và xua đuổi, đánh chặn trên không phận những đảo mới bồi đắp, gây sự cố dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang.

Một cuộc xung đột trực tiếp giữa Trung Quốc với bất kỳ một nước láng giềng nào vào thời điểm này, sẽ là tình huống buộc Mỹ phải có những hành động theo các tuyên bố trước đây nhằm duy trì luật pháp quốc tế (trong trường hợp của Philippines, phối hợp giúp đỡ một đồng minh trong hiệp ước phòng thủ chung).

Bắc Kinh và Washington đang từng bước tiến dần đến lằn ranh đỏ trên Biển Đông, khi cả hai bên đều nỗ lực bảo vệ những yêu cầu của mình như một điều kiện tiên quyết trong mối quan hệ. Cùng với những động thái ngày một quyết liệt hơn, cả hai  đang tiến dần đến một cuộc xung đột tiềm năng và lôi kéo các quốc gia khác liên quan.

Cả hai nước hiện này không có cơ chế ngăn chặn leo thang tình huống và cùng có sự nghi ngờ sâu sắc về động cơ bên trong của những hành động, với tham vọng địa chính trị nhằm củng cố tình tình nội bộ trong nước, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ triển khai lực lượng phòng thủ trên những khu vực mà Bắc Kinh đòi hỏi phi pháp, điều đó đẩy Mỹ đối mặt với những thách thức mới nghiêm trọng hơn.

Trong cả 3 kịch bản trên, kịch bản thứ 3 có tiềm năng hơn cả, buộc Mỹ phải lựa chọn giải pháp ngăn chặn khả năng xung đột bùng phát trở thành một cuộc chiến tranh toàn diện, nếu không Trung Quốc sẽ khống chế biển Đông. Bằng cách nào Mỹ có thể ngăn chặn một cuộc xung đột trở thành một cuộc chiến tranh cục bộ lan rộng trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á.

Căn cứ theo những dự đoán của tác giả Michael Oslin, tác giả Felix K. Chang thuộc viện Nghiên cứu Chính sách đối ngoại Mỹ đề xuất phương án ngăn chặn một cuộc xung đột thành một cuộc chiến tranh quy mô lớn.

Nguy cơ tiềm năng của một vụ xung đột là hoàn toàn có thể, đặc biệt trong tình huống các tàu vỏ trắng của Trung Quốc tấn công các hạm tàu của các nước láng giềng, dưới sự yểm trợ của các chiến hạm Trung Quốc nhằm ngăn chặn các hoạt động tự do hàng hải trong vùng nước 12 hải lý của đảo nhân tạo. Đồng thời lực lượng không quân và phòng không PLA có thể tiến hành các hành động cứng rắn đối với bất cứ máy bay nào nước ngoài bay qua không phận này.

Các hạm tàu vỏ trắng và đảo nhân tạo của Trung Quốc được yểm trợ bằng một lực lượng khổng lồ của Hạm đội Nam Hải.

Cách duy nhất khiến Trung Quốc không thể triển khai một lực lượng quy mô lớn gây sức ép với các quốc gia Đông Nam Á, đồng thời ngăn chặn một cuộc xung đột tiềm năng lan rộng là tạo ra một sức mạnh quân sự áp đảo, từ nhiều hướng, buộc Bắc Kinh phải chọn một giải pháp chính trị nhằm giải quyết tất cả những tranh chấp của các bên, đồng thời đảm bảo tuân thủ theo luật pháp quốc tế, ít nhất trong vấn đề tự do hàng không và tự do hàng hải.

Tình huống sẽ  khiến Bắc Kinh phải đối mặt với nguy cơ, nếu tiếp tục gia tăng xung đôt, Mỹ sẽ có hành động bảo vệ đồng minh hoặc ngăn chặn chiến tranh, điều đó khiến hải quân Trung Quốc bị tiêu diệt.

Hiện nay ngoài căn cứ Fort Worth tại Singapore là quân cảng của tàu chiến Mỹ gần gần quần đảo Trường Sa nhất. Hải quân Mỹ đang có kế hoạch điều thêm bốn tàu tuần duyên đến Singapore, nhưng chưa rõ khi nào được thực hiện. Trong lúc này lực lượng Hải quân Mỹ trên Biển Đông thực sự rất mỏng.

Lầu Năm Góc phải có kế hoạch phản ứng với cuộc khủng hoảng tiềm năng. Để đạt được điều đó, Hải quân Mỹ sẽ điều chuyển lực lượng vào biển Đông từ những khu vực khác trên thế giới. Mỹ cần nhanh chóng phong tỏa các eo biển then chốt, không để cho hải quân Trung Quốc khống chế ngăn chặn lực lượng Hải quân.

Hạm đội 7 Mỹ, có sở chỉ huy tại Nhật Bản, là lực lượng gần nhất mà Mỹ có thể điều động, nhưng tuyến đường hành quân vào biển Đông dễ bị đánh chặn bởi lực lượng của Trung Quốc.

Để tiến vào Biển Đông, lực lượng Hạm đội 7 sẽ hành quân cơ động dọc theo sườn phía đông của quần đảo Ryukyu và qua eo biển Luzon. Trên đường đi Hạm đội 7 phải vượt qua eo biển Miyako, triển khai lực lượng phối hợp với Nhật Bản ngăn chặn các tàu ngầm và tàu chiến thuộc Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc đồng thời phong tỏa đường ra Thái Bình Dương.

Sau khi hạm đội 7 Mỹ vượt qua eo biển Luzon, lực lượng chiến hạm của hạm đội sẽ triển khai đội hình chiến đấu với một lực lượng rất lớn hải quân và không quân Trung Quốc, có căn cứ đóng quân dọc theo bờ biển phía nam Trung Quốc, bao gồm các căn cứ chính của Hạm đội Nam Hải tại Trạm Giang và Vịnh Yalong.

Lực lượng tàu ngầm tấn công hạt nhân Los Angeles-lớp cơ động bí mật từ Guam để tránh sự phát hiện của không quân Trung Quốc, lực lượng này phải triển khai tuyến phòng thủ chống ngầm ngăn chặn tàu ngầm Trung Quốc trong không gian hẹp của eo biển Luzon và sẵn sàng chiến đấu trên vùng nước gần quần đảo Hoàng Sa.

Hạm đội 5 hải quân Mỹ, hoạt động thường xuyên gần vùng Vịnh Ba Tư, là lực lượng cơ động hải quân tiếp theo đổ vào biển Đông. Thách thức quan trọng nhất trên tuyến đường hành quân vào Biển Đông là vượt qua eo biển Malacca dài và hẹp.

Trên vùng nước eo biển Malacca, lực lượng hải quân và không quân Singapore có thể đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi các hoạt động của không quân và tàu ngầm Trung Quốc, ngay cả trong tình huống Singapore không muốn trực tiếp bị lôi kéo vào cuộc xung đột. Sự hỗ trợ của Singapore cho phép các đơn vị của Hạm đội 5 có thể tiếp cận vùng nước biển Đông và phong tỏa được eo biển Malacca, sẵn sàng cho cuộc chiến tranh quy mô lớn trên biển Đông.

Lực lượng tiếp theo sẽ triển khai đến biển Đông bắt đầu từ căn cứ ở Hawaii hay bờ biển phía Tây Mỹ. Đây sẽ là lực lượng của Hạm đội 3. Lực lượng này sẽ chọn phương án tránh eo biển Luzon và tiến vào biển Đông từ phía Sulu hoặc biển Celebes.

Trong khu vực này, lực lượng của Hạm đội 3 tương đối an toàn, dù vẫn còn trong phạm vi bị tấn công bằng tên lửa đạn đạo chống tàu Trung Quốc. Vùng núi đảo Palawan sẽ làm suy giảm khả năng của truy tìm của các radar  đất liền sử dụng sóng cao tần tìm kiếm mục tiêu và radar trên đường chân trời ngắm bắn chính xác vào các mục tiêu của lực lượng Hải quân Mỹ.

Hệ thống tiếp vận, đặc biệt theo cơ số chiến đấu có thể vận tải bằng đường không thông qua thành phố Zamboanga thuộc Philiphines (Nơi lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã hoạt động trong gần một thập kỷ) hoặc bằng tàu vận tải thông qua Davao hoặc Koror.

Thành công hay thất bại trong việc giải quyết khủng hoảng trên biển Đông, một phần rất lớn phụ thuộc rất lớn vào các eo biển, nơi lực lượng Hải quân Mỹ phải vượt qua để tiến vào biển Đông.

Vấn đề còn lại phụ thuộc vào khả năng nhanh chóng triển khai lực lượng của hải quân Mỹ trong tình huống xung đột vũ trang trên biển – bao gồm cả 3 kịch bản. Dập tắt nguy cơ bùng phát chiến tranh cần phải có một lực lượng rất lớn, nhằm đảm bảo Bắc Kinh hiểu rõ rằng sẽ tổn thất nặng nề binh lực nếu xung bột bùng phát ở cường độ cao hơn. Nhưng trước mắt, dự phòng cho tình huống cuối cùng này, Lầu Năm Góc cần phải có kế hoạch điều chuyển một lực lượng tiên phong, then chốt nhằm kiểm soát được, ít nhất là về thông tin chống ngầm trên các eo biển đã nêu và lực lượng tàu vỏ xám đủ mạnh để Trung Quốc thấy được quyết tâm của Mỹ.

Michael Auslin, nhà nghiên cứu và Giám đốc khoa Nghiên cứu Nhật Bản tại Viện American Enterprise (AEI), chuyên về các vấn đề an ninh khu vực và chính trị châu Á. Trước khi gia nhập AEI, Auslin là phó giáo sư sử học tại Đại học Yale.

 TTB