Trung Quốc lợi dụng Thượng đỉnh Á-Phi phục vụ mưu đồ bành trướng

Tờ báo kinh tế của Pháp Les Echos vừa có bài viết đáng chú ý về cuộc họp Thượng đỉnh Á Phi đang tiến hành ở Indonesia, với tựa đề: "Thượng đỉnh Á Phi, Trung Quốc đẩy các con tốt".
Logo Thượng Đỉnh Á -Phi 2015. Ảnh Reuters
Logo Thượng Đỉnh Á -Phi 2015. Ảnh Reuters

Tờ Les Echos giải thích: "Ở Jakarta, Trung Quốc muốn tranh thủ Hội nghị Á Phi để chính đáng hóa chiến lược bành trướng của mình".

Bài báo nhắc lại là Trung Quốc là một trong những tác nhân chính ở Hội nghị Bandung năm 1955, đã khai sinh phong trào phi liên kết, trong một thế giới chìm trong chiến tranh lạnh.

60 năm sau Trung Quốc tiếp tục muốn ghi đậm dấu ấn ở Thượng đỉnh Á Phi, mở ra từ hôm  20/04 tại Jakarta.

Hội nghị này theo bài báo cũng đã rất quan trọng đối với nước chủ nhà, vì Tổng thống Indonesia Joko Widodo nhìn thấy đây là một dịp tốt để xác định lại, trên lãnh thổ của mình, nền tảng chính sách ngoại giao, xây dựng trên các nguyên tắc an ninh hàng hải mà người tiền nhiệm của ông, Sukarno đã đưa ra 60 năm trước đây.

Thượng đỉnh chiến lược đối với Trung Quốc

Đối với Trung Quốc rõ ràng Thượng đỉnh Á Phi mang tính chiến lược: Vào năm 1955, Trung Quốc chuẩn bị bước Đại nhảy vọt, hiện nay thì họ đã trở thành cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới.

Tác giả bài báo trích nhận xét của một chuyên gia Pháp David Camroux, cho rằng Trung Quốc muốn lợi dụng sự hiện diện ở Hội nghị để "làm cho hành động của mình ở Châu Phi trở nên chính đáng hơn".

Lý do là giờ đây, theo bài báo, trong tại Châu Phi, Bắc Kinh không còn tôn trọng 5 nguyên tắc chung sống hòa bình được nêu lên năm 1955 – tôn trọng chủ quyền, không can thiệp, đồng thuận, tương trợ... - mà là hành động tùy theo nhu cầu của mình, nhất là về nguyên liệu.

Không chỉ đối với Châu Phi, mà đối với các láng giềng Châu Á cũng vậy, Trung Quốc đẩy các con tốt của mình, ở phía nam Ấn Độ Dương hay phía Đông Nam mà những hình ảnh gần đây cho thấy Trung Quốc bồi đắp các bãi đá, thiết lập phi đạo...

Theo đánh giá của chuyên gia Camroux: "Trung Quốc đang thay đổi hiện trạng ở những nơi này".

Tại Hội nghị ở Indonesia, tác giả bài báo trên Les Echos còn thấy một đọ sức khác, đọ sức Nhật Trung, vì Nhật cũng đang giành ảnh hưởng.

Nhật dĩ nhiên chơi lá bài kinh tế, nhấn mạnh trên đóng góp của mình vào kinh tế thế giới, trợ giúp phát triển, lờ đi quá khứ chiến tranh.

Les Echos nhắc lại là tại Jakarta, nơi giao thông tắc nghẽn kinh niên, tuyến tàu điện ngầm đầu tiên là do Nhật tài trợ.

Bài báo kết luận là Hội nghị kéo dài trong tuần có thể cho thấy những chiến lược bành trướng không mấy khác nhau.

Bắc Kinh cũng như Tokyo đều muốn đánh dấu vùng ảnh hưởng của mình, nhấn mạnh trên những giới hạn về mặt kinh tế.

Trung Quốc đã ghi điểm khi thiết lập trên trên lãnh thổ của mình Ngân hàng nhóm BRICS và Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng AIIB.

Theo: BizLive