Trong thế kỷ 21, sức mạnh tên lửa không-đối-không tầm xa của một chiến đấu cơ là yếu tố quan trọng trong các cuộc đối đầu, dù là để đánh chặn các mục tiêu lớn như máy bay ném bom hay áp chế các chiến đấu cơ khác. Mặc dù một số nhà phân tích cho rằng trong cuộc chiến kéo dài giữa 2 siêu cường thì tầm hoạt phát hiện mục tiêu trọng hơn bởi các biện pháp đáp trả sẽ nhanh chóng làm hỏng các cuộc tấn công tầm xa, nhưng khả năng tấn công ngoài tầm phát hiện vẫn được cho là yếu tố quyết định trong sức mạnh không quân.
Mặc dù các loại tên lửa giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh hầu như không được thử nghiệm thực tế bắn hạ máy bay có người lái, do có ít vụ việc đối đầu trên không xảy ra, nhưng có 7 loại tên lửa hiện đang được xem là mạnh mẽ nhất trên thế giới, dựa trên các cuộc thử nghiệm.
PL-XX – Trung Quốc
Biên chế vào năm 2015 cùng với tên lửa tầm ngắn PL-10 và tên lửa tầm xa PL-15, tên lửa PL-XX được xem là tên lửa không-đối-không thế hệ mới bí ẩn nhất của Trung Quốc và cũng là tên lửa lớn nhất.
Trong khi Pl-15 được trang bị cho các chiến đấu cơ để tiêu diệt các mục tiêu cơ động, thì PL-XX được cho là để sử dụng đối phó với các mục tiêu lớn có giá trị hơn, ở khoảng cách xa hơn. Các mục tiêu này bao gồm máy bay ném bom, máy bay chuyên chở, máy bay nhiên liệu và máy bay cảnh báo sớm…vốn đóng vai trò trung tâm trong các chiến dịch quân sự.
PL-XX được cho là có tầm bắn 500 km, hiện là tầm bắn xa nhất thế giới, và sử dụng cả hệ thống radar AESA và các bộ cảm biến hồng ngoại, khiến mục tiêu của nó khó né tránh, trong khi các biện pháp đáp trả điện tử cũng khó chặn được. Tên lửa này quá lớn để có thể được triển khai với số lượng lớn, các chiến đấu cơ hạng nặng như J-11BG và J-16 được cho là đủ để mang theo 2 tên lửa loại này mà không gây ảnh hưởng tới khả năng của chúng.
PL-XX có thể là tên lửa không-đối-không nguy hiểm nhất thế giới, theo dự đoán của giới chuyên gia.
Su-35 đang phóng tên lửa R-37M (Ảnh: Military Watch) |
R-37M – Nga
R-37 bắt đầu được phát triển từ cuối những năm 1980 để trang bị cho thế hệ các chiến đấu cơ đánh chặn hạng nặng MiG-31, mặc dù chương trình này đã bị hủy vào năm 1994 do khủng hoảng kinh tế khiến kế hoạch sử dụng nó để nâng cấp MiG-31 bị thất bại.
Phải đến đầu những năm 2010, MiG-31 mới bắt đầu được hiện đại hóa nhờ trang bị thêm các bộ cảm ứng và hệ thống điện tử thế hệ mới, bao gồm một hệ thống radar từ Zaslon-M của MiG-31M, nhờ vậy mà R-37 được biên chế dưới dạng được cải thiện là R-37M.
Mỗi chiếc MiG-31 có thể mang theo 6 tên lửa R-37M, trong khi các chiến đấu cơ như Su-35 và Su-35SM cũng có thể mang theo 4 tên lửa. R-37M hiện là mẫu tên lửa không-đối-không nhanh nhất thế giới với vận tốc Mach 6, mang được đầu đạn cỡ lớn trọng lượng 60 kg, và có tầm bắn lên tới 400 km. Tên lửa này không chỉ vô hiệu hóa các máy bay có kích thước tiêm kích, mà cả các máy bay hỗ trợ như máy bay tiếp liệu.
Su-57 mang theo tên lửa K-77m (Ảnh: Military Watch) |
K-77M – Nga
Công tác phát triển tên lửa không-đối-không của Nga đã bị chững lại sau sự sụp đổ của Liên Xô, khiến cho các đơn vị tiêm kích phải dựa vào mẫu tên lửa R-27 cũ kỹ vốn không có radar dẫn đường tích cực. Trong bối cảnh đó, tên lửa K-77M được phát triển để tăng cường khả năng của thế hệ chiến đấu cơ mới của Nga.
Được thiết kế phần đuôi đặc biệt để có thể triển được phóng từ kho vũ khí trong của chiến đấu cơ tàng hình, tên lửa này có tầm bắn khoảng 200 km và là một trong số ít sử dụng hệ thống radar AESA để dẫn đường. Trong số các tên lửa có kích thước tiêu chuẩn dành cho tiêm kích, thì K-77M được xem là có khả năng nhất mặc dù nó mới chỉ được trang bị cho một đơn vị chiến đấu cơ duy nhất của Nga.
K-77M được tối ưu hóa để tiêu diệt mục tiêu nhỏ và máy bay có tính cơ động cao. Nó sử dụng hệ thống dẫn đường mảng pha quét chủ động (APAA), tạo ra “tầm bắn không thể trốn thoát” xa nhất trong số các loại tên lửa không-đối-không. Hãng RT của Nga giải thích về công nghệ APAA được áp dụng cho K-77M như sau: “ăng-ten mảng pha quét chủ động bao gồm số lượng lớn các phần tử hình nón được lắp đặt dưới phần đầu mũi tên lửa. Mỗi phần tử này chỉ tiếp nhận một phần tín hiệu, nhưng một khi được xử lý bằng kỹ thuật số, thông tin từ tất cả các phần tử này tạo ra một “bức tranh tổng thể”, cho phép K-77M lập tức phản ứng, quay về hướng mục tiêu”.
Điểm yếu của tên lửa này chỉ là nó vẫn chưa được trang bị rộng rãi, chủ yếu là do Không quân Nga đang thiếu hụt ngân sách.
J-10C được trang bị tên lửa PL-15 và PL-10 (Ảnh: Military Watch) |
PL-15 – Trung Quốc
Vào biên chế từ khoảng năm 2014, tên lửa PL-15 là một trong số những tên lửa không-đối-không đầu tiên sử dụng radar AESA để dẫn đường, và có tầm bắn trong khoảng 200-300 km. Tên lửa này được trang bị rộng rãi cho các đơn vị chiến đấu cơ của Trung Quốc kể từ giữa những năm 2010. Ngoài được trang bị cho các chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 J-20, nó còn được trang bị cho J-16, J-10C và mẫu J-11BG được hiện đại hóa.
Mẫu tên lửa này bắt nguồn từ mẫu PL-12, biên chế từ đầu những năm 2000, và cũng chính là mẫu tiền nhiệm của nó. PL-12 không có radar AESA và chỉ có tầm bắn 100 km. Hiện nay ngày càng có thêm nhiều chiến đấu cơ Trung Quốc được trang bị PL-15, một là bởi nước này có thêm nhiều các mẫu chiến đấu cơ thế hệ mới, hai là các mẫu máy bay cũ được trang bị thêm các bộ cảm ứng và hệ thống điện tử mới nên có thể tích hợp được với các tên lửa tối tân.
PL-15 được cho là có thể tích hợp được với chiến đấu cơ hạng nhẹ JF-17 Block 3, mẫu được sản xuất để xuất khẩu. Tốc độ phát triển của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc hiện đang ở mức nhanh, nên giới chuyên gia chỉ ra rằng mẫu kế nhiệm của PL-15 có thể sẽ xuất hiện vào cuối những năm 2020 hoặc đầu những năm 2030.
Trong khi PL-12 được cho là vượt mặt tên lửa không-đối-không AIM-120B của Không quân Mỹ và có thể cạnh tranh với mẫu mới là AIM-120C trong những năm 2000, tên lửa PL-15 lại có lợi thế quan trọng hơn khiến Mỹ phải phản ứng bằng việc phát triển thế hệ tên lửa mới, AIM-260, hiện chưa được biên chế.
Tên lửa Meteor do châu Âu hợp tác sản xuất (Ảnh: Military Watch) |
Meteor – châu Âu
Được phát triển chung bởi Anh, Đức, Thụy Điển, Pháp, Italy và Tây Ban Nha, tên lửa Meteor được thiết kế với mục đích là vượt mặt AIM-120 của Mỹ, mặc dù được phát triển theo công nghệ quan trọng mà Mỹ chuyển giao.
Mặc dù trong nhóm này chỉ có Pháp là có kinh nghiệm trong việc phát triển tên lửa không-đối-không tầm xa, và tên lửa MICA của họ được xem là vượt trội so với các đối thủ đến từ Mỹ và Nga, nhưng Meteor lại có khả năng ấn tượng, không uổng phí nguồn đầu tư khổng lồ mà các nước đã bỏ ra.
Tuy nhiên, hiệu quả về chi phí của Meteor vẫn là một dấu hỏi bởi nó quá đắt để có thể đem ra sử dụng rộng rãi, trong khi châu Âu cũng do dự trong việc sử dụng nó.Tên lửa này lần đầu có khả năng vận hành đầy đủ là vào năm 2016, cho thấy tầm bắn và nhiều tính năng ưu việt nếu đem so với AIM-120 của Mỹ. Nó còn có một số đặc điểm nổi trội như hệ thống lực đẩy, giống với của tên lửa hành trình hơn là tên lửa không-đối-không truyền thống bởi phụ thuộc vào động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet). Điều này cho phép nó tiết kiệm được năng lượng trong giai đoạn tấn công, tăng tính cơ động và đạt độ cao lớn.
Cũng bởi những tính năng đó mà Meteor được đánh giá là khó né hơn so với AIM-120 và có “vùng không thể trốn thoát” lớn hơn đáng kể. Meteor được xem là tên lửa không-đối-không mạnh nhất trong thế giới phương Tây, mặc dù có chi phí cùng thời gian phát triển khổng lồ.
F-35 phóng tên lửa AIM-120 (Ảnh: Military Watch) |
AIM-120D – Mỹ
Biên chế từ năm 2014, tên lửa AIM-120D dự kiến là biến thể cuối cùng của AIM-120 (biên chế từ năm 1991). Theo dự định ban đầu, mẫu tên lửa này sẽ sử dụng radar AESA giống như PL-15 của Trung Quốc, nhưng cũng cùng bị hủy để giảm giá thành.
AIM-120D có tầm bắn 160-180 km, tăng lên đáng kể so với AIM-120 – AIM-120A/B chỉ có tầm bắn khoảng 70 km, trong khi các biến thể đầu tiên AIM-120C có tầm bắn 100 km. Mặc dù do không có AESA nên dễ bị ảnh hưởng bởi tác chiến điện tử của đối phương, nhưng các biện pháp chống tác chiến điện tử của nó được nâng cấp so với những mẫu tiền nhiệm.
Không giống như Meteor hay K-77M của Nga, AIM-120D được cho là có giá phải chăng và được trang bị rộng rãi trong quân đội Mỹ - mặc dù tầm bắn cực xa của nó cho thấy chỉ có các chiến đấu cơ được trang bị radar quét mảng pha điện tử hiện đại mới có thể sử dụng nó một cách hiệu quả. AIM-120D thừa hưởng đặc tính phần đuôi của AIM-120C nên có thể được trang bị cho các chiến đấu cơ tàng hình, và trở thành vũ khí không-đối-không chủ lực của F-35, F-15EX, F-18E Block3.
Tên lửa Fakour 90 của Iran (Ảnh: Military Watch) |
Fakour 90 – Iran
Tên lửa Fakour 90 bắt nguồn từ tên lửa AIM-54 Phoenix của Mỹ - được chuyển giao cho lực lượng Không quân Iran từ những năm 1970 và được xem là mẫu tên lửa không-đối-không mạnh mẽ nhất trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Phoenix là mẫu tên lửa đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống radar dẫn đường chủ động trong các cuộc đối đầu trên không. Trong khi AIM-54 kể từ sau đó đã bị Hải quân Mỹ và Iran cho “nghỉ hưu”, nhưng Fakour 90 lại được cải thiện đáng kể và được sử dụng để hiện đại hóa chiến đấu cơ F-14 Tomcat của Iran.
F-14 là chiến đấu cơ hạng nặng duy nhất của phương Tây sử dụng AIM-54 hay Fakour 90 một cách có hiệu quả. Fakour 90 cải thiện mạnh tầm bắn nếu so với AIM-54 khoảng 250 km trong khi vẫn giữ được vận tốc cao Mach 5. Trong khi AIM-54 đã chứng minh được độ hiệu quả trong cuộc chiến Iran-Iraq, thì Fakour 90 còn giúp cải thiện hơn nữa sức mạnh của phi đội F-14 Iran, tạo lợi thế về tầm xa trước các chiến đấu cơ của nhiều nước láng giềng.