Những thất bại của Nga ở Ukraine có thể ảnh hưởng đến việc xuất khẩu vũ khí của nước này

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Nga là nước xuất khẩu vũ khí sang Đông Nam Á nhiều nhất thế giới trong vòng hai thập kỷ qua.
Những thất bại của Nga ở Ukraine có thể ảnh hưởng đến việc xuất khẩu vũ khí của nước này (Ảnh: Business Insider)
Những thất bại của Nga ở Ukraine có thể ảnh hưởng đến việc xuất khẩu vũ khí của nước này (Ảnh: Business Insider)

Hình ảnh những phương tiện chiến đấu bị hỏng hóc và bỏ lại - các loại phương tiện quân sự của Nga tham gia cuộc chiến ở Ukraine - đang đặt ra câu hỏi về chất lượng và độ tin cậy của các khí tài quân sự do Nga sản xuất.

Một báo cáo gần đây của Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore cho thấy xung đột đã gây tổn hại đến danh tiếng của các thiết bị quốc phòng Nga ở Đông Nam Á, nơi từng là nguồn thu đáng kể của nước này.

Nga là nước xuất khẩu vũ khí sang Đông Nam Á nhiều nhất thế giới trong vòng hai thập kỷ qua, nhưng kể từ năm 2014, giá trị hàng hóa quốc phòng của Nga bị giảm đi đáng kể tại khu vực này.

Theo tác giả của báo cáo, Ian Storey, một thành viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak, cuộc chiến ở Ukraine sẽ khiến ngành công nghiệp quốc phòng của nước này gặp khó khăn trong việc phục hồi doanh số và có khả năng dẫn đến việc xuất khẩu vũ khí sang Đông Nam Á tiếp tục giảm mạnh.

"Hoạt động kém hiệu quả của các lực lượng vũ trang Nga trên chiến trường đã gây ra thiệt hại đáng kể về danh tiếng cho các khí tài quân sự do Nga sản xuất", ông Storey nói.

Vào ngày 7/4, một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Nga, SU-35 thế hệ thứ tư, đã bị bắn hạ bởi một tên lửa phòng không Ukraine.

Vào ngày 14/4, tại Biển Đen, các lực lượng vũ trang Ukraine đã sử dụng tên lửa hành trình chống hạm để đánh chìm tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường Moskva của Nga, biến nó trở thành tàu hải quân lớn nhất bị phá hủy kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

Các thiết bị được cho là đã bị phá hủy trên chiến trường bao gồm các loại xe tăng hiện đang được quân đội Lào sử dụng, xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân đang nằm trong biên chế quân đội Indonesia và trực thăng vận tải và tấn công quân sự được sử dụng bởi nhiều nước Đông Nam Á, ông Storey cho biết.

Một máy bay phản lực Sukhoi của Nga bị bắn hạ ở Ukraine (Ảnh: Business Insider)

Một máy bay phản lực Sukhoi của Nga bị bắn hạ ở Ukraine (Ảnh: Business Insider)

Có rất nhiều lý do dẫn đến việc các khí tài của Nga tỏ ra yếu thế trong cuộc chiến với Ukraine. Ông Storey chỉ ra rằng "nạn tham nhũng phổ biến trong các lực lượng vũ trang, dẫn đến việc quỹ hiện đại hóa bị biển thủ."

Ông Zachary Abuza, hiện đang làm việc Trường Đại học Chiến tranh Quốc gia có trụ sở tại Washington cho biết, thất bại thực sự không phải do chất lượng trang bị của Nga mà là chiến thuật, sự lãnh đạo kém cỏi, quân đội thiếu động lực và những quyết định sai lầm khi tham chiến.

Các loại vũ khí của Nga luôn nổi tiếng "ngon bổ rẻ". Nhưng ở thời điểm hiện tại, những lời đồn đó dường như không còn đúng nữa khi các các tên lửa chống giáp tiên tiến và máy bay không người lái của Moscow đang phải vật lộn để đối đầu với các lực lượng Ukraine.

Để bù đắp những thiệt hại nặng nề của mình, Moscow có thể chỉ đạo khu vực công nghiệp quốc phòng của mình "tập trung sản xuất để tái trang bị cho các lực lượng vũ trang của mình". Nhưng điều này sẽ dẫn đến sự chậm trễ trong xuất khẩu, các khách hàng nước ngoài có thể hủy đơn đặt hàng, và hơn hết nó còn làm tổn hại đến danh tiếng của Nga.

Các cuộc đàm phán mua bán vũ khí cũng bị đình trệ bởi đại dịch Covid-19, có vẻ như chúng không thể khởi động lại ở thời điểm hiện tại.

Quân đội Ukraine cho biết họ đã bắn chìm một số tàu chiến của Nga (Ảnh: Business Insider)

Quân đội Ukraine cho biết họ đã bắn chìm một số tàu chiến của Nga (Ảnh: Business Insider)

Collin Koh, một nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, cho biết: "Việt Nam là nước 'trung thành' nhất với vũ khí của Nga, nhưng Covid-19 đã làm đình trệ các cuộc thảo luận, đặc biệt là [về kế hoạch mua thêm Tàu khu trục hạng nhẹ Gepard. "

Nga là nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.

Nga là nước đứng đầu thế giới trong việc xuất vũ khí sang khu vực Đông Nam Á. Từ năm 2000 đến năm 2021, giá trị xuất khẩu vũ khí của Nga sang khu vực này là 10,87 tỉ USD, tiếp theo là Mỹ (8,4 tỉ USD), Pháp (4,3 tỉ USD), Đức (2,94 tỉ USD) tỷ) và Trung Quốc (2,9 tỉ USD).

Các khách hàng quốc phòng quan trọng nhất của Nga ở Đông Nam Á là Việt Nam, Myanmar, Malaysia và Indonesia.

Nga đã rao bán cho các nước này đầy đủ các loại thiết bị quân sự - từ máy bay chiến đấu, tàu ngầm, xe tăng và vũ khí cỡ nhỏ - với giá rẻ hơn các loại được sản xuất tại Mỹ và châu Âu.

Ngoài ra, các công ty quốc phòng Nga sẵn sàng chấp nhận thanh toán một phần hàng hóa, theo đuổi sản xuất chung, và không giống như Mỹ và các nước châu Âu, không tính đến hồ sơ nhân quyền của một quốc gia khi bán vũ khí.

Các lệnh trừng phạt

Máy bay chiến đấu phản lực Su-35S của Không quân Nga cất cánh tại Kubinka, Nga (Ảnh: Business Insider)

Máy bay chiến đấu phản lực Su-35S của Không quân Nga cất cánh tại Kubinka, Nga (Ảnh: Business Insider)

Ngoài việc mất dần đi độ uy tín, gành công nghiệp quốc phòng của Nga còn phải đối mặt với những mối đe dọa khác.

Các biện pháp trừng phạt kinh tế do Mỹ, các nước châu Âu và châu Á áp đặt sẽ khiến các công ty quốc phòng Nga gặp khó khăn hơn trong việc thực hiện các giao dịch tài chính, bao gồm cả việc nhận thanh toán từ khách hàng nước ngoài.

Các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với Nga sẽ khiến nền công nghiệp quốc phòng nước này khó có thể tiếp cận các công nghệ tiên tiến quan trọng để sản xuất khí tài quân sự hiện đại, thứ mà bản thân Moscow không sản xuất và không thể dễ dàng mua từ các nước khác.

Chúng bao gồm chất bán dẫn, vi điện tử, các công cụ và phần mềm.

Điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng đến việc sản xuất thiết bị quân sự cho các lực lượng vũ trang của Nga và các khách hàng của Nga ở nước ngoài, mà còn ảnh hưởng đến việc cung cấp phụ tùng, đạn dược và các gói nâng cấp cho các khách hàng hiện tại.

"Do đó, các khách hàng nước ngoài có thể quyết định chuyển sang các nguồn khí tài quân sự đáng tin cậy hơn", ông Storey nói.

Thiếu hụt phụ tùng thay thế

Máy bay trực thăng Mi-171 của Không quân Việt Nam do Nga sản xuất (Ảnh: Business Insider)

Máy bay trực thăng Mi-171 của Không quân Việt Nam do Nga sản xuất (Ảnh: Business Insider)

Ông Koh cảnh báo rằng việc tất cả các quốc gia Đông Nam Á phụ thuộc vào việc nhập khẩu các vũ khí của Nga có thể sẽ bị gián đoạn nguồn cung phụ tùng thay thế do chiến tranh và các lệnh trừng phạt mà Moscow đang phải hứng chịu.

Hầu hết các khách hàng mua các thiết bị quân sự lớn của Nga phụ thuộc rất nhiều vào Moscow để mua phụ tùng thay thế, đây như một phần của dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng.

Vì vậy, khác với một số quốc gia có thể đã mua đủ kho dự trữ để tồn tại trong một thời gian nhất định, ông nói, "chúng tôi đang nói về sự gián đoạn tiềm tàng trong khả năng hoạt động và tính sẵn có của các tài sản có giá trị lớn như máy bay chiến đấu".

Các công ty sản xuất vũ khí tại Nga dự kiến ​​sẽ "làm hết sức mình" để bảo tồn nguồn dự trữ phụ tùng thay thế hiện có. "Các khách hàng nước ngoài của Nga có thể cố gắng tìm các nguồn cung khác", ông Koh.

Ông Koh nói thêm rằng Ấn Độ có thể trở thành nguồn cung cấp phụ tùng tiềm năng cho các loại vũ khí của Nga, vì các ngành công nghiệp quốc phòng của chính họ trong những năm gần đây đã tìm cách sản xuất một số mặt hàng này theo giấy phép.

"Ấn Độ đã lên kế hoạch thay thế cho sự gián đoạn tiềm ẩn, chủ yếu bằng cách tập trung nhiều hơn vào các linh kiện 'sản xuất tại Ấn Độ' để ngăn chặn tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra. Đặc biệt là Su-30", ông Koh cho biết.

Phụ tùng thay thế là một nguồn thu quan trọng của Moscow - đặc biệt là khi xem xét mức độ bảo dưỡng nói chung mà thiết bị của Nga yêu cầu so với các thiết bị tương đương của phương Tây.

Triều Tiên: nhà cung cấp vũ khí tiềm năng?

Một cuộc diễu hành quân sự ở Bình Nhưỡng, ngày 14/1/2021 (Ảnh: Business Insider)

Một cuộc diễu hành quân sự ở Bình Nhưỡng, ngày 14/1/2021 (Ảnh: Business Insider)

Ông Abuza, làm việc tại Đại học Chiến tranh Quốc gia cho biết Triều Tiên có khả năng sẽ "nhảy vào" thị trường vũ khí ở Đông Nam Á.

Nhìn chung, sự hiện diện của Triều Tiên trong khu vực Đông Nam Á còn hạn chế. Những khách hàng tiềm năng của Triều Tiên tại khu vực Đông Nam Á đều là các quốc gia ưa chuộng vũ khí từ thời Liên Xô, ông nói thêm.

“Tôi không muốn phải nói ra điều đó, nhưng Triều Tiên có thể cố gắng thâm nhập vào thị trường khu vực Đông Nam Á, vì họ sản xuất vũ khí và đạn dược từ thời Liên Xô", ông Abuza nói. "Có một loạt các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thiết lập các lệnh cấm vận thương mại đối với Triều Tiên do nước này phổ biến vũ khí hạt nhân. Theo tôi đây là việc làm đúng đắn", ông Abuza chia sẻ.

Với việc Triều Tiên đã bán vũ khí bao gồm cả công nghệ tên lửa cho quân đội Myanmar, ông Abuza cho rằng: "Cộng đồng quốc tế cần tăng cường giám sát và can thiệp, đặc biệt là đối với Myanmar."

Theo Business Insider