Đạn lượn thông minh (UAV tự sát) Lancet-3 tấn công hệ thống phòng không S-300PS của Ukraine
Thái Bằng
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
VietTimes – Ngày 27/4, quân đội Nga, sử dụng đạn lượn thông minh (UAV tự sát) Lancet tấn công một hệ thống phòng không tầm xa S-300PS do Liên Xô sản xuất của quân đội Ukraine, mới được triển khai ở khu vực Kherson.
Những video, được đăng trên mạng xã hội Nga cho thấy cho thấy, UAV tự sát Lancet tấn công 3 xe vận tải phóng thiết bị vận chuyển 5P85S (TEL) của hệ thống phòng không S-300PS quân đội Ukraine.
Đạn lượn thông minh (UAV tự sát) Lancet-3 tấn công các xe vận tải-phóng TEL của tổ hợp tên lửa phòng không S-300PS. Video South Front.
Bức ảnh cho thấy chiếc xe vận tải phóng TEL thứ 4 bốc cháy sau cuộc tấn công của đạn lượn thông minh, UAV tự sát Lancet-3. Ảnh South Front.
Pháo phòng không tự hành Flakpanzer Gepard đang bảo vệ hệ thống S-300PS cũng bị Lancet-3 tấn công. Video South Front.
Ukraine được thừa hưởng rất nhiều các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300P, S-300PT, S-300PS và S-300V1 sau khi Liên Xô tan rã. Chỉ 40% khẩu đội S-300 của Ukraine ở tình trạng chiến đấu tốt trước khi bùng nổ xung đột ở Donbass vào năm 2014. Sau đó, Ukraine đã sửa chữa đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu một số khẩu đội.
Trước khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine, lực lượng phòng không Ukraine đang có trong biên chế thường trực chiến đấu khoảng 100 khẩu đội tên lửa phòng không các loại khác nhau.
Quân đội Ukraine cũng nhận được một khẩu đội S-300PMU từ Slovakia trong cuộc xung đột. Đức cũng cam kết viện trợ 50 pháo phòng không tự hành Gepard đã được nâng cấp.
Theo Lostarmour.info, trang web theo dõi và ghi lại những thông tin về trang bị quân sự, quân đội Nga đã sử dụng đạn lượn thông minh Lancet tấn công 24 hệ thống phòng không, 21 hệ thống radar và các đài thông tin liên lạc của quân đội Ukraine kể từ tháng 2/2022.