Mục tiêu nhóm khủng bố ISIL bị tấn công |
Nga và Mỹ đã nhất trí nhanh chóng tổ chức hội đàm quân sự cấp cao để đảm bảo lực lượng của hai nước hoạt động ở chiến trường Syria tranh được nguy cơ “xung đột", sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định phát động cuộc không kích ở Syria.
Hơn 20 máy bay chiến đấu của Nga đã triển khai phi vụ không kích đầu tiên vào ba tỉnh ở Syria hôm qua, sau đưa ra thông báo cho lực lượng Mỹ một giờ 'để rút các máy bay chiến đấu và nhân viên của mình ra khỏi khu vực.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết các phi công Nga đã tiến hành các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các thiết bị quân sự, trung tâm thông tin, phương tiện vận chuyển, kho vũ khí, đạn dược và xăng dầu và các cơ sở khác của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Tuy nhiên, giới chức Mỹ nói rằng đợt tấn công không nhằm vào phiến quân IS mà lại đánh vào các nhóm dân quân đối lập đang chiến đấu chống lại ông Assad được Nga hậu thuẫn. Mỹ cho biết, máy bay chiến đấu và trực thăng tấn công của Nga đã dội bom và nã súng máy vào thành phố Homs ở miền trung Syria, nơi nếu có cũng chỉ hiện diện rất ít phiến quân IS.
Ít nhất có một trong những nhóm dân quân đối lập Syria được CIA bí mật trang bị vũ khí và huấn luyện đã trở thành mục tiêu của đợt không kích của Nga, một quan chức cao cấp Mỹ cho biết. Quan chức trên không cho biết cụ thể đó là nhóm hoặc những nhóm nào, bị tấn công ở đâu.
Những động thái này làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước, sau khi có những nghi ngờ đặt ra rằng cuộc tấn công của Nga cũng nhằm vào các lượng chống chính phủ Syria. Mà một số các lực lượng đó được sự ủng hộ của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu và cùng cùng chiến đấu tại các khu vực do ISIS chiếm đóng.
Đêm hôm qua, ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã có một cuộc họp báo khẩn cấp cùng với người đồng nhiệm của mình là ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov. Cả hai đã đồng thuận phải loại bỏ khẩn cấp các bất đồng khác biệt để cuộc đàm phán giữa hai bên được tổ chức.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) chủ trì cuộc họp với các thành viên của Hội đồng An ninh quốc gia ở Novo-Ogaryovo, ngoại ô Moscow. Thượng viện Nga đã bỏ phiếu nhất trí để cho phép Tổng thống gửi quân đến Syria để chống lại Nhà nước Hồi giáo
Hai ngoại trưởng cho biết: lực lượng quân sự của cả hai nước sẽ tổ chức các cuộc đàm phán nhanh để đảm bảo hai lực lượng không xung đột ở Syria.
Xuất hiện cùng nhau bên lề của Hội nghị thượng đỉnh Đại hội đồng Liên Hiệp quốc ở New York, cả hai ngoại trưởng nói rằng đã phác thảo đề xuất khởi động tiến trình hòa bình bằng giải pháp chính trị ở Syria.
‘Chúng tôi đã nhất trí về sự cần thiết và càng sớm càng tốt - thậm chí ngay ngày mai, càng sớm càng tốt – hai lực lượng quân đội bỏ qua các mâu thuẫn để thảo luận cùng nhau" ông Kerry nói.
Ông nói thêm rằng hai nước sẽ hợp tác với nhau để đi đến một giải pháp liên quan đến Syria. Nhưng ông cũng nói thêm: "Đó là một điều kiện để tập trung cho mục tiêu tiêu diệt lực lượng IS. Chúng tôi lo ngại rằng xảy ra những điều khác ngoài mục tiêu ấy"
Buổi họp báo được tổ chức vội vã sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter cáo buộc dường như Nga "gia tăng căng thẳng" khi can thiệp quân sự ở Trung Đông có thể nhằm tới mục tiêu là các vị trí của lực lượng nổi dậy được Liên minh do Mỹ đứng đầu chống lưng khi yểm trợ cho Tổng thống Bashar al-Assad.
Cả hai bộ trưởng Bộ ngoại giao trong buổi họp báo đêm qua đều tuyên bố những hành động của nước mình là hợp pháp, nhưng có ý kiến khác nhau về vai trò của ông Assad.
Cuối cùng, sau bài diễn thuyết căng thẳng căng thẳng với báo chí sau cuộc gặp, cả hai đều nói cuộc gặp có tính ‘xây dựng”, nhưng không trả lời bất cứ câu hỏi nào của phóng viên đặt ra.
Khi phóng viên hỏi ông Lavrov về khẳng định của bộ trưởng quốc phòng Carter rằng các cuộc không kích của Nga nhằm vào các khu vực không thuộc quyền kiểm soát của IS ở Syria, ông đáp: “Chớ nghe Lầu Năm Góc nói về cuộc tấn công của Nga”.
Nhưng giới ngoại giao phương Tây cảnh báo rằng Nga đang gửi đi một thông điệp nguy hiểm nếu như các cuộc không kích trước hết nhằm vào các nhóm đối lập chống ông Assad hơn là phiến quân IS.
New York Times nhận định tổng thống Nga Putin có cả các lý do quốc tế và trong nước để can thiệp quân sự vào Syria. Trên mặt trận quốc tế, ông muốn khôi phục lại ảnh hưởng của Nga như một siêu cường toàn cầu và cố gắng chấm dứt sự cô lập ngoại giao cũng như tài chính do phương Tây áp đặt sau khi Nga sáp nhập Crimea. Mặt khác, nhà lãnh đạo Nga cũng muốn duy trì quyền kiểm soát của Nga đối với căn cứ hải quân Tartus tại Syria, vốn là căn cứ quân sự duy nhất còn lại của Nga ở nước ngoài.
Trong ngày không kích thứ hai tại Syria, ngày 1/10 các chiến đấu cơ Nga đã tiến hành 30 cuộc tấn công tại tỉnh Idlib ở miền bắc Syria, nhằm vào Đội quân chinh phục, một liên minh các nhóm phiến quân bao gồm Mặt trận Nusra Front, chi nhánh của tổ chức khủng bố Al Qaeda tại Syria. Nga lần đầu tiên công khai thừa nhận quân đội Nga tấn công một loạt các tổ chức khủng bố chứ không chỉ riêng IS, New York Times dẫn nguồn một kênh truyền hình Lebanon cho biết.
Theo QPAN