Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung

Phá hoại, đấu đá nội bộ liên tiếp giữa chính các anh chị em ruột trong gia đình đã khiến cuộc chiến giành quyền lực trong gia đình họ Lee, làm chủ đế chế hùng mạnh nhất Hàn Quốc - Samsung - giống như một phiên bản đời thực của bộ phim “Trò chơi vương quyền”.
Vòng tròn cơ cấu tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn nhất Tập đoàn Samsung. Ảnh: Business Insider.
Vòng tròn cơ cấu tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn nhất Tập đoàn Samsung. Ảnh: Business Insider.

Tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc hiện đang nắm giữ khối tài sản tương đương tới 17% GDP của nước này, theo Bloomberg.

Đế chế Samsung hiện nay đang trong quá trình chuyển giao quyền lực cho thế hệ thứ ba, với sự dọn đường để Lee Jae-yong, con trai của chủ tịch đương nhiệm Lee Kun-hee, sẵn sàng kế thừa nền tảng quyền lực từ cha mình.

Tất nhiên, đó là nếu mọi thứ diễn ra như kế hoạch và không vấp phải sự phản đối của tỷ phú đầu cơ Mỹ Paul Singer. Ông đang cố ngăn chặn việc bán Samsung C & T cho Cheil Industries, như một nỗ lực để làm chậm quá trình chuyển giao quyền lực.

Đế chế Samsung khởi sự từ năm 1938 chỉ với 25 USD bởi Lee Byung-chul và chuyên kinh doanh cá khô.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 1

 Ảnh: AP.

Vị tộc trưởng và là người khai sinh của triều đại Samsung đã mở một cửa hàng nhỏ bán đồ khô. Tuy nhiên, nhiều thập kỷ sau, con trai ông Lee Kun-hee đã biến Samsung thành một trong những hãng sản xuất điện thoại di động lớn nhất Hàn Quốc với dòng điện thoại thông minh Galaxy S.

Từ 25 USD khởi nghiệp, đến năm 2014 giá trị của Samsung đã lên tới 529,5 tỷ USD.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 2

 Cửa hàng Samsung trong những năm 1940. Ảnh: Wikimedia Commons.

Vào năm 2012, doanh thu của Samsung tương đương với 17% GDP của Hàn Quốc, theo Bloomberg.

Theo trang website của Samsung, gia đình Lee có cổ phần trong nhiều công ty con.

Từ công ty sản xuất điện thoại thông minh và các thiết bị di động, TV, máy ảnh, và các sản phẩm tiêu dùng khác, dẫn đầu bởi Samsung Electronics.

Cho đến sản xuất các chi tiết điện tử, bao gồm cả pin lithium-ion, chip, chất bán dẫn, ổ đĩa cứng cho chính tập đoàn và cho các đối tác khách hàng như Apple, HTC, Sony,…

Ngoài ra, còn có các công ty thời trang và bán lẻ cao cấp, khu giải trí, và các công viên giải trí dưới sự quản lý của Samsung Everland / Cheil Industries.

Chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng, cửa hàng miễn thuế, thuộc khách sạn Shilla.

Samsung C & T chuyên về xây dựng, đầu tư và kinh doanh (trong đó có cả khai thác tài nguyên thiên nhiên như than và khí đốt, năng lượng gió, thép, hóa chất và dệt may).

Bảo hiểm nhân thọ Samsung.

Công nghệ thông tin - Samsung SDS.

Quảng cáo và tiếp thị - Cheil Worldwide.

Đóng tàu - Samsung Heavy Industry.

Công nghệ giám sát, hàng không, và vũ khí - Samsung Techwin.

Hiện tại người có quyền lực nhất trong gia đình họ Lee vẫn là Chủ tịch Lee Kun-hee.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 3

 Ảnh: Steve Marcus / Reuters.

Ông là chủ tịch tập của đoàn gia đình trị được gọi là chaebol lớn nhất Hàn Quốc. Đó là  một mạng lưới chằng chịt các công ty do các thành viên trong gia đình sở hữu.

Và thật khó để phân rõ quyền sở hữu của từng công ty cũng như từng thành viên trong gia đình.

Năm 1956, em gái của Lee Kun-hee đã được gả vào gia đình của công ty đối thủ lớn của Samsung - LG, nhưng mối quan hệ giữa hai công ty vẫn không được cải thiện nhiều.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 4

 Ảnh: Lee Jae Won / Reuters

Lee Sok-hee, một trong những người em gái của Lee Kun-hee đã kết hôn với một người đàn ông của gia đình Keumsung, theo Bloomberg.

Đó là một liên minh hạnh phúc - cho đến khi Công ty LG của gia đình Keumsung trở thành một trong những công ty bán hàng điện tử lớn nhất tại Hàn Quốc. Vào thời điểm đó, mối quan hệ của Lee Byung-chul với gia đình Keumsung lại tồi tệ trở lại.

Samsung ngay sau đó đã tiến hành mở rộng đế chế và mua lại công ty bảo hiểm nhân thọ, sau này là Samsung Life Insurance. Công ty này kiểm soát cổ phiếu của Samsung Electronics.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 5

 Trụ sở chính của Samsung Electronics tại Seoul. Ảnh: AP

Lee Byung-chul đã chào đón đứa con thứ tám Lee Myung-hee vào năm 1943, và khi cô trưởng thành, Samsung đã mua riêng cho cô một nhà máy bột và làm bánh kẹo. Theo Bloomberg, Samsung mua lại Dongbang Life Insurance Co. vào năm 1963.

Vào năm 1970, Samsung bắt đầu thâm nhập vào các doanh nghiệp điện tử và bắt đầu sản xuất TV.

Nhưng vào năm 1966, một vụ bê bối đã buộc Lee Byung-chul phải từ chức do con trai ông bị bắt vì buôn lậu đường hóa học saccharin vào Hàn Quốc.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 6

 Các bao đường saccharin được nhập lậu dưới “lốt” các bao vật liệu xây dựng. Ảnh: Wikimedia Commons.

Theo Hankyoreh, một trang web tin tức của Hàn Quốc, con trai thứ hai của Lee Byung-chul, Lee Chang-hee, đã nhập lậu 50 tấn đường saccharin vào nước này.

Lee Byung-chul đã buộc phải từ chức và theo truyền thống của Hàn Quốc, con trai cả của ông, Lee Maeng-hee, đã lên kế nhiệm vào năm 1967.

Lee Maeng-hee, đã đảm nhận vị trí giám đốc điều hành vào năm 1967, nhưng ông không nhận được nhiều sự ủng hộ.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 7

 Logo Samsung ở trung tâm Time Warner. Có vẻ như Samsung dưới thời Lee Maeng-hee cũng đã bị đảo lộn như chính hình ảnh logo này. Ảnh: Wikimedia Commons.

Phong cách lãnh đạo của Lee Maeng-hee khá độc đoán và trái ngược hoàn toàn với Lee Byung-chul. Theo Hankyoreh, trong hồi ký của mình, ông Lee Byung-chul đã viết rằng Lee Maeng-hee đã ném Samsung vào hỗn loạn trong vòng sáu tháng cầm cương.

Cũng trong thời gian này, Lee Chang-hee thực hiện chào giá cho C-suite bằng cách tiết lộ với Tổng thống Hàn Quốc về các quỹ đen của cha mình vào năm 1969. Điều đó đã làm Lee Chang-hee phải đi sống lưu vong.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 8

 Tổng thống Hàn Quốc, Park Chung-hee, người tham gia vào cuộc chiến tranh quyền lực của Samsung sau biến cố này. Ảnh: Pressian / Wikimedia Commons

Tên tuổi của cả Lee Byung-chul và Lee Maeng-hee đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ nghi án quỹ đen này.

Lee Chang-hee sau đó đã chuyển sang sống lưu vong ở Mỹ.

Lee Byung-chul qua đời vào năm 1987, mở đường cho con trai thứ ba Lee Kun-hee lên làm chủ tịch và gây dựng đế chế quyền lực của mình.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 9

 Lee Kun-hee, hàng trước, bên phải vào năm 1996. Ảnh :Reuters.

Lee Byung-chul bị đồn đại có hai đứa con rơi với một người tình giấu tên.

Lee Kun-hee và các anh chị em của ông đã tiến hành phân chia đế chế với nhau.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 10

 Trụ sở Samsung ở Seoul. Jyusin / Wikimedia.

Trong đó, người chị Lee In-hee, chịu trách nhiệm mảng đồ gia dụng của Samsung, trong khi Lee Myung-hee, đảm nhận mảng bán lẻ của Samsung. Quá trình phân chia quyền lực tại các phòng ban của công ty diễn ra vào năm 1991 và lặp lại vào năm 1997.

Lee In-hee đã thành lập Hansol Group, doanh nghiệp sản xuất giấy và điện tử sản xuất lớn nhất của Hàn Quốc, trong khi Lee Myung-hee tạo ra Shinsegae Group, theo Forbes.

Vào năm 1997, CJ Cheil Jedang, công ty bán thực phẩm và dược phẩm sinh học, tách khỏi tập đoàn Samsung. Nó đã được lãnh đạo bởi Lee Jay-hyun, con trai của Lee Maeng-hee. Theo Forbes, ông bị buộc tội trộm cắp và tham ô và bị kết án bốn năm tù giam vào năm 2014.

Một số người xem nghĩ rằng thế hệ hiện tại của gia đình họ Lee có thể còn có nhiều sự chia rẽ hơn.

Lee Kun-hee bị kết án, sau đó ân xá

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 11

 Năm 1995, Lee Kun-Hee phải đến Seoul để thẩm vì liên quan đến nghi án quỹ đen. Ảnh: Yun Sok Bong / Reuters.

Năm 1996, Lee Kun-hee đã bị kết tội đưa hối lộ cho hai cựu Tổng thống Chun Doo-hwan và Roh Tae-woo.

Theo The Verge, ông đã được Tổng thống Kim Young-sam ân xá vào năm 1997.

Mặc dù vấp phải những lùm xùm liên quan đến người lãnh đạo, Samsung vẫn tiếp tục đạt được những thành công vượt bậc. Hãng đã tung ra điện thoại thông minh có kết nối internet đầu tiên của mình vào năm 1999.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 12

 Điện thoại màn hình cảm ứng của Samsung được ra mắt tại Mỹ vào năm 2003. Ảnh: Reuters.

Khoảng 20 triệu điện thoại di động Samsung đã được lưu hành trên thị trường Mỹ vào năm 2004.

Năm 2007, Samsung lại tiếp tục gặp họa khi luật sư trưởng của Samsung khai với chính phủ về quỹ hối lộ của ông chủ.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 13

 Những người biểu tình đốt cháy một bức chân dung của Kim Yong-cheol vào năm 2008. Các biểu ngữ ghi "Bắt luật sư Kim!". Ảnh: Jo Yong Hak / Reuters.

Năm 2007, Kim Yong-chul, luật sư trưởng của Samsung, đã khai với các quan chức  về quỹ đen thuộc sở hữu của Lee Kun-hee, quỹ đã bị cáo buộc được dùng để hối lộ các công tố viên, thẩm phán và chính trị gia ở Hàn Quốc, theo tờ Financial Times.

Kim Yong-chul tuyên bố công ty đã dùng giám đốc điều hành như người đứng mũi chịu sào, nên một scandal xảy ra và các chỉ trích bắt đầu hướng về Lee Kun-hee.

Lee Kun-hee đã bị buộc tội, bỏ lại một khoảng trống quyền lực phía sau.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 14

 Lee Kun-Hee xuất hiện tại văn phòng công tố viên đặc biệt ở Seoul để trả lời thẩm vấn. Ảnh: Reuters.

Theo Financial Times, Lee Kun-hee đã bị kết tội trốn thuế 45 triệu USD và bị phạt khoảng 90 triệu USD. Đồng thời, ông cũng sẽ bị phạt ba năm tù sau thời gian chờ thi hành án 5 năm.

Ông từ chức chủ tịch và công khai xin lỗi. Tại thời điểm đó, vào năm 2008, Samsung là nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất tại Mỹ.

Tuy nhiên, may mắn là sau đó ông được ân xá mặc dù khi đó Samsung đã bị suy yếu rất nhiều.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 15

 Lee Kun-hee và các thành viên của ủy ban đấu thầu Pyeongchang 2018 ăn mừng sau khi thành phố này giành được quyền đăng cai Thế vận hội Game mùa Đông năm 2018. Ảnh: Rogan Ward/ Reuters.

Ông được đích thân Tổng thống Hàn Quốc ân xá vào năm 2009, theo The New York Times.

Lee Kun-hee đã tái chiếm vị trí của mình với tư cách Chủ tịch của Samsung Electronics. Năm 2011, công ty bắt đầu sản xuất màn hình LCD, chip, và máy tính bảng của hàng triệu hàng tháng.

Năm 2010 Samsung tung ra dòng điện thoại thông minh cao cấp Samsung Galaxy S. Mặc dù đạt được thành công tương đối trên thị trường quốc tế, với 24 triệu bản bán ra trên toàn thế giới vào năm 2012, nhưng tại Mỹ nó đã đánh bại bởi iPhone 4 của Apple với khoảng 85 triệu chiếc được bán ra trong cùng thời điểm, theo Android Authority .

Cho đến khi phiên bản S3 ra đời, Galaxy đã trở thành một đối thủ nguy hiểm cho Apple.

Quá khứ huy hoàng trở lại với Samsung vào trong năm 2012 nhờ thế hệ thứ hai của đế chế này.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 16

 Lee Kun-hee tại Thế vận hội London 2012. Ảnh: Getty.

Sau khi Lee Chang-hee qua đời, năm 1991, cả Lee Maeng-hee và em gái Lee Sook-hee (người đã kết hôn với người thừa kế của LG) đều trở về vào năm 2012 và gửi đơn kiện để đòi chia 3,54 tỷ USD. Ông tuyên bố rằng người cha đồng thời là người sáng lập của đế chế Samsung Lee Byung-chul đã để lại một phần cổ phiếu cho hai anh em họ, và Lee Kun-hee đã cướp đi thừa kế của họ.

Theo Bloomberg, hai anh em họ Lee đã yêu cầu phải nhận được ¼ cổ phiếu của Chủ tịch Samsung Life Insurance - trị giá khoảng 850 triệu USD. Samsung Life kiểm soát phần lớn cổ phiếu Samsung Electronics, và nếu phải đưa đi ¼ cổ phiếu cũng đồng nghĩa với việc chủ tịch đương nhiệm sẽ trở thành cổ đông lớn thứ hai trong công ty bảo hiểm.

Cuộc tranh chấp đã khuấy động giới đầu cơ tại thời điểm đó. Tuy nhiên, Tập đoàn Samsung đã thoát khỏi khủng hoảng một lần nữa nhờ phán quyết của tòa án Hàn Quốc ủng hộ Lee Kun-hee.

Cũng từ thời điểm này, ông bắt đầu để con rể và đặc biệt con trai duy nhất Lee Jae-yong quản lý kinh doanh.

Cả 4 người con của ông Lee Kun-hee, bao gồm ba gái và một trai, đều được gửi sang Mỹ để học. Và tất nhiên, con trai ông duy nhất của ông Lee Jae-yong sẽ là người thừa kế sáng giá nhất.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 17

  Ảnh: Reuters / Pool New.

Năm 2000, Lee Jae-yong bắt đầu đảm nhiệm vị trí lãnh đạo công ty liên doanh gồm 14 công ty con trong lĩnh vực Internet, dẫn đầu bởi e-Samsung, nhưng ông đã làm công ty vỡ nợ chỉ sau 1 năm lên nắm quyền. E-Samsung bị lỗ khoảng 18 triệu USD. Đó là một đòn giáng mạnh vào uy tín của người thừa kế trẻ tuổi.

Trong khi đó, một trong những cô con gái của ông, Lee Yoon-hyung 26 tuổi đã tự sát tại thành phố New York vào năm 2006.

Vì vậy, hiện tại phả hệ của gia đình họ Lee có vẻ như thế này.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 18

 Ảnh: Lucinda Shen / Business Insider.

Các nhánh thấp nhất trên sơ đồ cũng có con nhỏ. Lee Jae-yong có hai con, Lee Boo-jin có một con trai, và Lee Seo-hyun có bốn người con.

Lee Jae-yong, con trai duy nhất của Lee Kun-hee, là người thừa kế nghiễm nhiên đế chế của gia đình.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 19

 Ảnh: AP.

Theo Forbes , ông học quản lý ở Nhật Bản và Mỹ, và hiện tại đang là Chủ tịch của Samsung Electronics. Các nhà phân tích cho biết chiến lược quản lý của ông có vẻ rộng mở hơn các tổ phụ mình với triết lý "thay đổi tất cả mọi thứ trừ vợ và con bạn".

Khả năng điều hành của ông vẫn chưa được chứng minh nhiều, ít nhất là với cộng đồng quốc tế.

Lee Boo-jin, con gái thứ hai nhà họ Lee, là một đối thủ rõ ràng cho người thừa kế Lee Jae-yong. Cô thậm chí còn được công chúng gọi là "Little Kun-hee".

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 20

 Ảnh: Lee Jae Won / Reuters.

Theo Forbes, con gái lớn của Lee Kun-hee hiện là Chủ tịch của khách sạn Shilla và đồng chủ tịch của Samsung Everland, Cheil Industries. Cô đóng góp chủ yếu dưới vai trò quản lý khách sạn của tập đoàn, mặc dù cô cũng được coi là rất có khả năng, khi dẫn dắt thành công các cửa hàng miễn thuế tại Hàn Quốc.

Cô đã thuyết phục Louis Vuitton mở cửa đầu tiên tại sân bay Incheon, vào năm 2011.

Cô con gái út Lee Seo-hyun, là đồng Chủ tịch của Cheil Industries.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 21

 Ảnh: Reuters.

Cô chịu trách nhiệm về mảng thời trang và các phòng ban quảng cáo của Samsung.  Cô đang dẫn dắt mảng thời trang của Samsung cạnh tranh lại với các thương hiệu lớn như Zara của Tây Ban Nha hay Uniqlo của Nhật Bản, theo Financial Times.

Cô, cũng như các anh chị em của mình, đã được tăng thêm quyền quản lý của Samsung trong quá trình Lee Kun-hee bắt đầu chuyển giao quyền lực cho con cái của ông.

Lee Kun-hee đã bị lên cơn đau tim vào tháng 5/2014, để lại nhiều vị trí quan trọng cho con trai, Lee Jae-yong tiếp nhận. Mặc dù vậy, thế hệ thứ hai có thể không giành được nhiều quyền lực.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 22

 Samsung Everland trực thuộc Cheil Industries. Ảnh: Jeremy Thompson / Flickr.

Samsung đã phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ chính phủ Hàn Quốc về đơn giản hóa cấu trúc doanh nghiệp, Bloomberg đưa tin. Nhiều người suy đoán rằng tập đoàn này lại sẽ tách ra, như đã từng làm vào các năm 1991 và 1997.

Theo Korea Times, giới quan sát vẫn đang dõi theo thế hệ hiện tại của anh em họ Lee và không ít người tự hỏi liệu một cuộc chiến giành quyền lực có diễn ra trong thế hệ này. Nhưng một bộ phận chuyên gia khác nhận định rằng với cách điều hành công ty theo truyền thống của gia đình họ Lee, một cuộc chiến chuyển giao quyền lực khó có khả năng xảy ra.

Dù vậy, hiện nay kế hoạch chuyển giao quyền lực không ngoan của Lee Kun-hee vẫn có thể bị đe dọa từ bên ngoài  bởi Paul Singer.

Cuộc chiến thừa kế và chuyện “thâm cung bí sử” của đế chế Samsung ảnh 23

 Ảnh: Steve Marcus / Reuters.

Hồi đầu tháng này, Paul Singer, chuyên gia đầu tư và Giám đốc điều hành của Elliot Management Corp., đã mua 7,1% cổ phiếu từ Samsung C & T, công ty xây dựng của Tập đoàn Samsung và trở thành cổ đông lớn thứ ba của công ty này.

Cheil Industries đã có kế hoạch mua lại Samsung C & T, nhưng Paul Singer đã trình lên ý kiến bác bỏ để chặn sự chuyển giao này, Bloomberg đưa tin. Singer cho biết ông tin rằng Cheil Industries đòi mua tất cả cổ phiếu của C & T chỉ với 9,4 tỷ USD là quá thấp, nên việc sáp nhập sẽ là không công bằng cho các nhà đầu tư.

Đối với gia đình họ Lee, động thái của Paul Singer là một vấn đề đau đầu, bởi nếu việc sáp nhập suôn sẻ sẽ giúp tháo gỡ “mớ bòng bong” của công ty, cái mà sẽ cho phép Samsung nắm giữ khoảng 70 công ty với 2% của cổ phần.

Theo Bizlive/Business Insider