Theo đó, Bộ Quốc phòng Ấn Độ có kế hoạch cho phép tập đoàn công nghiệp hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) và Cơ quan phát triển quốc phòng DRDO đàm phán với Việt Nam để tìm cơ hội xuất khẩu vũ khí.
Trực thăng tấn công hạng nhẹ LCH của tập đoàn HAL (Ấn Độ) |
Ngoài ra, HAL cũng muốn tham gia huấn luyện đào tạo phi công Việt Nam lái tiêm kích Su-30MK2 cũng như cung cấp phụ tùng cho loại chiến đấu cơ này.
Được biết, HAL là đối tác phía Ấn Độ sản xuất và lắp ráp tiêm kích Su-30MKI theo giấy phép của Nga. Từ loại Su-30MKI dành cho Ấn Độ này, Nga đã phát triển ra dòng Su-30MK2 xuất khẩu sang nhiều nước và Su-30SM cho Không quân Nga.
Trực thăng tấn công hạng nhẹ vừa là trực thăng tấn công, diệt tăng, cứu hộ và trinh sát |
Còn tập đoàn DRDO thì muốn cung cấp các dàn radar mặt đất, các thiết bị thông tin liên lạc và thiết bị trinh sát cho hải quân Việt Nam. Ấn Độ và Việt Nam gần đây đã đàm phán về việc cung cấp các dàn phóng tên lửa bờ biển di động dùng phóng tên lửa diệt hạm BrahMos.
HAL có kế hoạch nối lại đàm phán bán loại trực thăng hạng nhẹ (ALH) Dhruv và loại trực thăng tấn công hạng nhẹ (LCH) đang gần hoàn tất thử nghiệm. Loại LCH này đang thu hút sự chú ý của nhiều nước do giá trẻ và khả năng bay cao, nhất là bay ở vùng núi cao. Loại trực thăng này phát triển từ năm 2010, có thể bay cao từ 6 - 6,5 km (hơn hẳn Mi-24 bay cao chỉ 4,5 km), tốc độ bay 275 km/giờ, tầm hoạt động 700 km, giá bán khoảng 20 triệu USD.
LCH dài 15,8 m, nặng 5,5 tấn, tổ lái 2 người, có tính năng tàng hình, bay trong mọi thời tiết, ngày và đêm, vừa là trực thăng tấn công, diệt tăng, cứu hộ, và trinh sát. LCH có 4 giá để gắn 4 ống phóng rocket loại 70 mm, hoặc gắn tên lửa diệt tăng Helina (8 quả, bắn xa 7 km), tên lửa không đối không loại Mistral (4 quả). LCH còn có 1 pháo Nexter (hoặc M621) 20 mm phía mũi.