Tháng 4/2012. Máy bay trực thăng chiến đấu AH – 64D Apache Block III đã vượt qua các thử nghiệm khai thác sử dụng trên chiến trường với những nhận xét tốt nhất, từ năm 2014, Apache Block III được biên chế về các đơn vị chiến đấu của quân đội Mỹ, các thử nghiệm đã được tiến hành trên sân bay quân sự Fort Irving, bang California.
Những kết quả thử nghiệm của AH-64D đã hiện đại hóa được đánh giá rất tốt, theo những nhận xét của các sĩ quan quân đội Mỹ, máy bay trực thăng tấn công công nghệ cao Apache Block III đã thể hiện những khả năng chiến đấu tuyệt vời. Đại tá Shane Openshaw, chủ nhiệm dự án Trực thăng tấn công Apache nói. "Tôi đã bay trên Apache Block III tuần trước và khẳng định rằng các tính năng kỹ chiến thuật của máy bay rất đáng kinh ngạc"
Openshaw khẳng định: "Đây là một chiến đấu cơ đầy sức mạnh, linh hoạt và có hiệu quả chiến đấu rất cao. Chúng tôi đã đưa những công nghệ mới nhất vào hệ thống điều khiển hỏa lực. Thiết kế tổng thể chung của máy bay cũng phù hợp hơn với các hoạt động tác chiến phức tạp trên chiến trường”.
|
Apache Longbow Block III trên thao trường thử nghiệm |
Máy bay trực thăng tấn công AH-64 Apache là máy bay có nguồn gốc phát triển tư AH – 1 “Cobra” có cánh quạt nâng chủ động 4 cánh và 4 cánh quạt đuôi. Cabin máy bay được bố trí hai khoang nối tiếp, khoang trước của phi công lái, khoang sau là xạ thủ - hoa tiêu. Cả hai phi công đều có thể điều khiển máy bay và sử dụng các loại vũ khí hoàn toàn độc lập.
Máy bay AH-64 lắp đặt hai động cơ tuabin General Electric T700 turboshaft với ống xả khí thải phụt sang hai bên thân. Có nhiều phương án lắp đặt các động cơ khác nhau trên Apache, các máy bay của không quân Anh lắp đặt các động cơ Rolls-Royce thay cho động cơ General Electric. Vào năm 2004, tập đoàn General Electric Aviation tiến hành xuất xưởng các động cơ T700-GE-701D có công suất 2.000 mã lực (1.500 kW) cho AH-64D được nâng cấp theo chương trình Apache Block III.
Cabin máy bay AH – 64D Apache được chia hai khoang bằng một vách ngăn kính chống đạn, khi một khoang lái bị tấn côngthì phi công thứ hai vẫn có khả năng điều khiển máy bay hạ cánh an toàn. Khoang lái, rotor và cánh quạt máy bay có thể chịu được đạn bắn thẳng cỡ23-mm (0.91in). Khung sườn máy bay cho phép chịu lực va đập đến 2,500 pounds (1,100kg), các thùng nhiên liệu có khả năng tự bịt kín vết mảnh đạn, tên lửa.
Máy bay được thiết kế chống va đập khi bị rơi theo chuẩn quân đội Mỹ MIL-STD-1290 với yêu cầu là giảm thiểu tối đa tác động của năng lượng va chạm khi máy bay rơi ở tầm thấp không thể nhảy dù nhằm ngăn chặn chấn thương và tổn thất cho kíp lái. Sự an toàn của phi công được tăng cường nhờ gia cố và kết cấu chịu lực khung máy bay, thiết kế lại bộ phận hạ cánh vững chắchơn, cấu trúc ghế lái phân tán lực va đập, thiết kế thùng dầu an toàn trong máy bay. Có hơn 6 máy bay AH-64D được lắp khoang cứu hộ an toàn của hãng Lockheed C-5 Galaxy.
Một trong những ứng dụng mang tính cách mạng được đưa vào Apache Block III là mũ công tác của phi công có lắp màn hình hiển thị không gian chiến trường trong suốt tích hợp với kính ngắm mục tiêu (Helmet and Display Sighting System - IHADSS); hệ thống điều khiển súng tự động sẽ hướng nòng súng 30mm M230 Chain Gun theo hướng nhìn phi công hoặc xạ thủ khi quan sát xung quanh hoặc theo dõi mục tiêu.
|
Súng tự động M230 E1 |
Súng M230E1 có thể khóa ở vị trí bắn cố định phía trước theo kính ngắm của xạ thủ hoặc có thể được kiểm soát bởi hệ thống theo dõi và chỉ thị mục tiêu (Target Acquisition and Designation System - TADS). Chuẩn xạ kích của trực thăng AH-64 đối với súng tự động là trong một loạt đạn ít nhất phải có 30 viên đạn trúng mục tiêu một xe ô tô nhỏ ở khoảng cách 800–1,200m (870–1,300yd).
|
Khoang lái và hệ thống điều khiển của phi công máy bay AH-64D Apache Block III |
Trực thăng tấn công AH-64D Apache Block III được thiết kế để hoạt động trong mọi môi trường tác chiến, có thể hoạt động cả ngày lẫn đêm trong mọi điều kiện thời tiết, chính vì vậy máy bay được lắp đặt các trang thiết bị quan sát, chỉ thị mục tiêu và điều khiển hỏa lực hiên đại như hệ thống theo dõi, chỉ thị mục tiêu kết hợp với kính nhìn đêm của phi công (Target Acquisition and Designation System, Pilot Night Vision System - TADS/PNVS), camera hồng ngoại thụ động, hệ thống dẫn đường và định vị vệ tinh, mũ công tác phi công (IHADSS) .
Một hệ thống mới hiện đại hơn thay thế cho (TADS/PNVS) là hệ thống Arrowhead (MTADS) được chế tạo bởi hãng Lockheed Martin, hệ thống này được lắp đặt thay thế cho các “Apache” của Mỹ tình từ tháng 1.2005. Từ tháng 8.2012, 24 chiếc 24 AH-64D Block III được lắp đặt hệ thống phát hiện các hỏa điểm trên mặt đất (Ground Fire Acquisition System - GFAS); hệ thống có mục đích phát hiện các xạ thủ chống trực thăng ẩn nấp trên mặt đất và xác định tọa độ các hỏa điểm đó. GFAS có hai cảm biến nhỏ, phản ứng và thu tín hiệu của các chớp lửa, hoạt động đồng thời với những cảm biến khác của máy bay AH-64D và kết nối với camera hồng ngoại. Các camera hồng ngoại và cảm biến được gắn trên hai cánh máy bay, hệ thống có thể phân biệt vũ khí khai hỏa trên mặt đất là súng bắn thẳng hay súng phóng lựu, thông tin được truyền lên bảng điều khiển thông qua cổng Aircraft Gateway Processor.
Phi công có thể xác định chính xác hỏa điểm và khoảng cách đến hỏa điểm đó. GFAS có trường nhìn 120° và hoạt động hiệu quả ngày đêm. GFAS cũng có thể nhận biết được hỏa điểm khai hỏa thuộc lực lượng đồng minh thông qua hệ thống nhận dạng“bạn – thù” và vị trí trên bản đồ kỹ thuật số.
|
Tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire và hỏa tiễn Hydra 70 trên Apache |
Là máy bay trực thăng tấn công đa nhiệm tác chiến tầm gần, ngoài súng tự động 30-mm M230E1 Chain Gun, AH-64D Apache Block III mang theo nhiều loại vũ khí khác nhau trên 4 giá treo vũ khí bên ngoài cánh, trước đây trực thăng được trang bị tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire và các thùng phóng hỏa tiễn không điều khiển70mm (2.76in) Hydra 70.
Sau năm 1980, tên lửa phòng không Stinger, tên lửa phòng không AIM-9 Sidewinder và tên lửa chống radars AGM-122 Sidearm bắt đầu được lắp đặt trên các máy bay AH-64. Các phi công thích sử dụng tên lửa phòng không Stinger hơn các tên lửa không đối không AIM-9, đang có dự kiến lắp đặt các tên lửa không đối không Starstreak thay thế cho các loại tên lửa nói trên.
Các giá treo vũ khí trên cánh cũng được cải tiến có thể tháo dời dễ dàng để bảo trì bảo dưỡng và sửa chữa, đồng thời lắp thêm bộ gá đặc biệt để có thể vận chuyển người bên ngoài trong trường hợp khẩn cấp. Đối với các máy bay trực thăng Apaches trang bị cho các nước đồng minh, tên lửa Stinger vẫn được sử dụng nhiều hơn do các lực lượng không quân nước ngoài không có nhiều loại máy bay khác tốt hơn kiểm soát không phận.
Trịnh Thái Bằng theo InfoNet