Chạy đua vũ trang
Sau chiến thắng trước phát xít Đức, một thời gian dài Liên Xô được coi là cường quốc quân sự vững chắc. Nhưng đến những năm 1950, trong khi Liên Xô vẫn đang tận hưởng dư âm của vinh quang chiến thắng, các đối thủ cạnh tranh của họ đã không ngừng cải tiến vũ trang.
Chẳng hạn, tăng T-54 bình dân đã thua xa M-60 của Mỹ. Có nghĩa, Liên Xô cần hoặc là hiện đại hoá kỹ thuật hiện có, hoặc là chế tạo cái gì đó mới về nguyên tắc. Các dự án đã được triển khai bằng việc bỏ pháo trên xe, thay vào đó là tên lửa có điều khiển (PTUR), có thể tiêu diệt mục tiêu trong khoảng cách 2-3 km.
Mẫu PTUR của Đức hoá ra không hiệu quả lắm và không được đưa vào sản xuất, còn thiết kế của Pháp năm 1956 thể hiện mình rất xuất sắc trong thời gian xung đột Anh-Pháp-Israel với Ai Cập. Leonid Kartsev, cựu thiết kế trưởng nhà máy chế tạo tăng Tagilxk trong cuốn “Hồi ức của thiết kế trưởng xe tăng” kể: không một ai trong số các chuyên gia của ông có thể trả lời câu hỏi của phó chủ tịch Hội đồng bộ trưởng V.A Malyshev về khả năng lắp đặt tên lửa loại này trên xe tăng của Liên Xô.
Chỉ tới năm 1960 Liên Xô mới đưa được vào trang bị tổ hợp tăng duy nhất tên lửa “Drakon” do còn thiếu kinh nghiệm trong thiết kế và sản xuất loại vũ khí tên lửa chống tăng này.
Chế tạo “Mục tiêu 150”
Tăng được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển cần cho thấy hiệu quả ngang nhau trong chiến đấu tấn công hay phòng thủ. Để đạt điều đó, đòi hỏi ngắm bắn phải được ổn định. Nhiều thành phần của tăng T-54, vốn thể hiện xuất sắc trong những năm sử dụng, được lấy làm cơ sở của tăng mới.
Mẫu xe tăng T-34 của Nga |
So với “đồng nghiệp”, tháp tăng mới được làm thấp hơn, bên trong bố trí thiết bị phóng có thể kéo ra đóng vào, được cố định trên nóc xe và có cơ cấu đòn bẩy với chức năng nắm bắt quả đạn. Trong thời bình, thiết bị này nằm bên trong, trở lại vị trí ban đầu nhờ dẫn động qua mô tơ điện.
Tên lửa được bảo quản trong thùng đặc biệt, mỗi thùng 12 quả được xếp theo từng lớp, và được nâng lên đường nạp đạn tuỳ mức độ tiêu thụ đạn. Mẫu tăng này chỉ có một khẩu súng máy duy nhất để đảm bảo an toàn cho bộ binh trong chiến đấu ở khoảng cách gần.
Kíp lái của tăng có ba người, một trong số đó thao tác ngắm bắn, điều khiển hệ thống dẫn tên lửa bán tự động. Hệ thống có hai chế độ hoạt động, một trong hai chế độ cho phép tên lửa vượt qua phần đường đi thực tế cao hơn đường ngắm 1,5-3,0 mét, bằng cách đó giảm nguy cơ va chạm với vật cản bất kỳ. Phương pháp dẫn bắn này có hiệu quả trong thời gian tầm nhìn thấp hay vào ban đêm.
T-54 |
Cũ ngay từ khi chưa sản xuất
Khi tiến hành thử nghiệm, lúc đầu vidicon dẫn (một loại ống truyền hình) không có khả năng hoạt động, sau đó Nikita Khrushchev đốc thúc nghiên cứu các cánh tên lửa khi bay, đòi hỏi phải thiết kế lại dự án. Nhưng, tới thời gian đó quân đội đã nhận được tăng T-62 mới và buộc phải điều chỉnh lại tài liệu kỹ thuật của “các chiến sĩ diệt tăng” (ý muốn nói tên lửa chống tăng) này.
Chỉ đến năm 1968 “Mục tiêu 150” mới được phê duyệt đưa vào sản xuất hàng loạt và ngay lập tức phát hiện những khiếm khuyết. Vì không có pháo tiêu chuẩn nên nó không thể được sử dụng trong thời gian tiếp cận đối thủ. Trọng lượng và kích thước lớn của nó, cũng như cơ sở thành phần bị mất dẫn tới việc nó không được đưa vào sản xuất nữa.
Tuy nhiên, các nhà sử học và nhà nghiên cứu tin rằng, sau khi làm việc với dự án này các chuyên gia đã có được kinh nghiệm khổng lồ và nhận được các kỹ năng trong lĩnh vực bảo dưỡng thường xuyên và sửa chữa kỹ thuật phức tạp mà trước đây còn yếu trong các đơn vị tăng thiết giáp.
Cũng như các cuộc tập trận cho phép kiểm tra kiến thức ở phần chiến thuật sử dụng kỹ thuật tăng thiết giáp với vũ khí có điều khiển, sau này có thể giúp sử dụng tổ hợp “Cobra” đáp ứng mọi yêu cầu.