Quân đội Nga chuẩn bị tiếp nhận tiêm kích tàng hình Su-57

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Báo chí phương tây thường xuyên tung tin xuyên tạc về tiêm kích tàng hình, thế hệ 5 Su-57 của Nga, để hạ thấp tiềm năng xuất khẩu vũ khí mới của nước này.
Các nước NATO mất ăn mất ngủ về tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga (Ảnh: AIF)
Các nước NATO mất ăn mất ngủ về tiêm kích tàng hình Su-57 của Nga (Ảnh: AIF)

Quân đội Nga chuẩn bị tiếp nhận Su-57

Tiêm kích thế hệ 5 Su-57 của Nga được sản xuất theo dây chuyền, dự tính từ nay đến hết năm, vài chiếc Su-57 sẽ được bàn giao cho quân đội nước này. Từ nay đến năm 2027, con số này sẽ lên tới 70 chiếc.

Mới đây, tạp chí National Interest của Mỹ tỏ ra hoài nghi về tiến độ bàn giao Su-57 cho quân đội Nga trước năm 2027. Lý do mà tờ báo này đưa ra là sự trì hoãn nhiều hạng mục, làm gia tăng chi phí và rất nhiều vấn đề khác liên quan đến hoạt động nghiên cứu, phát triển.

Các chuyên gia thuộc tập đoàn Rostec – Nga tuyên bố mọi hoạt động liên quan đến tiêm kích thế hệ 5 Su-57 vẫn diễn ra bình thường tại nhà máy sản xuất máy bay Komsomolsk – na – Amur, mang tên Yu.A.Gagarin, Máy bay tiêm kích Su-57 của Nga là nguyên nhân khiến cho NATO mất ăn mất ngủ, cho nên chủ đề “Su-57” thường xuyên đón nhận nhiều luồng thông tin khác nhau, trong số đó có rất nhiều thông tin không đáng tin cậy và hoàn toàn không phù hợp với thực tế. Sự thực là, đã có nhiều đơn vị của quân đội Nga đã tiếp nhận dòng máy bay này. Năm 2020, Lực lượng không quân vũ trụ Nga đã nhận được những chiếc Su-57 đầu tiên. Dự tính năm 2024, quân đội Nga sẽ tiếp nhận 22 chiếc Su-57, năm 2028 là 76 chiếc.

Báo chí phương Tây thường xuyên đưa tin xuyên tạc rằng Su-57 của Nga không thể cạnh tranh được với dòng tiêm kích của Mỹ và Trung Quốc, cụ thể là báo chí Mỹ đã đưa tin: xét về khả năng tàng hình, thì Su-57 của Nga kém xa so với tiêm kích thế hệ 5 F-22 và F-35 của Mỹ, và J-20 của Trung quốc.

Theo nhận định của người đứng đầu cơ quan xuất – nhập khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport, ông Alexander Mikheev, báo chí phương tây tung tin sai lệch như vậy là để hạ thấp tiềm năng xuất khẩu dòng máy bay thế hệ mới của Nga, hiện có 5 nước ở Đông nam Á rất quan tâm đến dòng máy bay này (không nêu tên cụ thể đó là 5 nước nào). Các khách hàng truyền thống sử dụng máy bay của Nga như: Kazakhstan, Ethiopia, Ai Cập, Myamar, Malaysia, Trung quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam cũng rất quan tâm tới dòng tiêm kích thế hệ mới của Nga.

Tháng 12/2019, Algeria cũng đã ký hợp đồng mua 14 máy bay tiêm kích thế hệ 5 Su-57E của Nga.

Tiêm kích Su-57 được Nga phát triển để thay thế Su-27 trong Lực lượng Không quân Vũ trụ của Nga. Dòng tiêm kích thế hệ mới có tính cơ động cao, được trang bị tổ hợp thiết bị tác chiến điện tử hiện đại, được ứng dụng công nghệ tàng hình Stels, bất khả chiến bại trước mọi hệ thống phòng không của đối phương. Tiêm kích Su-57 được thiết kế để tác chiến trên không ở tầm xa, tầm gần, có thể tiêu diệt các loại mục tiêu trên không, trên mặt đất, trên mặt nước của đối phương. Chuyến bay đầu tiên của tiêm kích Su-57 được thực hiện vào năm 2010.

Theo chuyên gia quân sự, giám đốc viện bảo tàng binh chủng phòng không Nga Yuri Knutov: “Mỹ rất lấy làm tự hào về tiêm kích F-22 và F-35 của mình, thế nhưng Su-57 của Nga có rất nhiều đặc tính kỹ thuật vượt trội so với F-22 và F-35 của Mỹ, thí dụ như: vecto đẩy của các tiêm kích F-22 và F-35 chỉ thực hiện được theo phương thẳng đứng, còn vecto đẩy của Su-57 của Nga có thể thực hiện theo cả phương thẳng đứng và cả theo phương nằm ngang. Tiêm kích Su-57 của Nga là dòng máy bay duy nhất trên thế giới có vecto đẩy điều chỉnh được. Ngoài ra, việc tất cả vũ khí được bố trí trong khoang máy bay cũng góp phần làm khả năng tàng hình của máy bay được tăng lên đáng kể”

Trong thời gian gần đây, bộ quốc phòng và phòng thiết kế Sukhoi của Nga bắt đầu phát triển loại máy bay tiêm kích Su-57 có hai chỗ ngồi dành cho khách hàng quốc tế. Phiên bản mới sẽ có sở chỉ huy để điều khiển “bầy đàn” máy bay không người lái. Dự tính một Su-57 có thể phối hợp hoạt động cùng một lúc với 4 máy bay không người lái Okhotnik. Dưới sự bảo vệ của Su-57, những máy bay không người lái này có thể thực hiện hoạt động trinh sát và tấn công.

Những tiêm kích Su-57 sẽ được trang bị hệ thống điều khiển giọng nói. Hiện nay các chuyên gia đang huấn luyện hệ thống nhận biết bối cảnh, chứ không phải tiếp nhận những mệnh lệnh cụ thể, để trong những tình huống khẩn cấp, phi công không cần thiết phải đưa ra những câu chữ cụ thể nào đó.