Khi bay tới gần sân bay Sheremetievo vào lúc thời tiết quang đãng, ở đâu đó giữa Sophrino và Pushkino bạn có thể nhìn thấy một công trình hình vuông kích thước lớn giống hình tháp cụt. Đó là trạm định vị vô tuyến Don-2N, một công trình độc nhất vô nhị loại này.
Tháp công nghệ
Theo Hiệp ước hạn chế các hệ thống phòng thủ chống tên lửa (PRO) được ký giữa Liên Xô và Mỹ năm 1972, các nước chỉ có quyền bảo vệ thủ đô của mình cũng như các địa điểm đặt thiết bị phóng tên lửa đạn đạo vượt đại châu. Bán kính hoạt động của tổ hợp PRO không được quá 150 km. Liên Xô bắt tay vào chế tạo hệ thống PRO của mình, nổi tiếng là A-135 (Amur) từ năm 1971. Tổng công trình sư của dự án là Anatoli Basistov.
Một trong những bộ phận chính của tổ hợp A-135 là trạm radar Don-2N để kiểm soát không gian vũ trụ phía trên Moscow và vùng công nghiệp trung tâm của đất nước. Liên Xô chưa có kinh nghiệm chế tạo công nghệ cấp độ như vậy. Điều đó đòi hỏi các công trình sư và các kỹ sư phải giải quyết những nhiệm vụ phức tạp nhất của phương pháp tổ chức, kỹ thuật và khoa học.
Vào đầu những năm 1980 bắt đầu việc lắp đặt trạm và đến cuối những năm đó nó đã được đưa vào trang bị, và đến năm 1996 nó bắt đầu trực chiến. Để xây dựng trạm Don-2N phải tiêu tốn 32.000 tấn kim loại, 50.000 tấn bê tông, 20.000 km cáp, hàng trăm km đường ống. Trạm được xây dựng ở dạng hình tháp cụt 4 cạnh với chiều dài mỗi phía 140 m và cao 33 m. Các mạng anten định pha được bố trí trên mỗi cạnh của tháp, có đường kính 18 mét.
Nhà bác học-kỹ sư vô tuyến Dmitri Zimin, thời gian đó là phó tổng công trình sư, đã trực tiếp tham gia vào việc chế tạo radar Don-2N. Sau này ông trở nên nổi tiếng là người sáng lập thương hiệu của nhà khai thác di động “Beeline”. Theo lời Zimin, mỗi mạng định pha của trạm bao gồm 60000 bộ bức xạ, nhiệm vụ của nó là buộc các tia phải xoay trong khi anten cố định.
Nhờ ưu thế của mình là có thể phát đồng thời một số chùm tia. Trạm có khả năng theo dõi đến 30 mục tiêu. Các nhà chế tạo quả quyết rằng radar Don-2N có thể phát hiện mục tiêu kích cỡ bằng quả bóng bàn, đang bay với vận tốc hơn 1.000 km/giờ, ở khoảng cách đến 800 km – điều làm nó không có phiên bản tương tự trên thế giới. Radar của Mỹ hiện có khả năng phát hiện mục tiêu đường kính không dưới 10 cm.
Trong thực tế, các mục tiêu Don-2N cần định vị sẽ to hơn rất nhiều so với quả bóng bàn. Điều đó không làm giảm tính phức tạp của nhiệm vụ. Radar cần không chỉ đi kèm theo đầu đạn, mà còn phát hiện những mục tiêu giả, loại bỏ nhiễu và lập toạ độ để phóng tên lửa đánh chặn.
Những thuật toán phức tạp này được xử lý bởi siêu máy tính “Elbrus”- nó chiếm gần như cả một tầng của toà nhà. Trạm Don-2N kiểm soát không chỉ không gian vũ trụ phía trên thủ đô nước Nga, mà còn bảo vệ bầu trời khỏi những khách không yêu cầu của những nước như BelaDon-2N.rus, Kazakhstan, Armenia, Azerbaijan cũng như phần lớn các quốc gia Trung Á trong số các nước cộng hoà liên bang trước đây. Theo dự báo của những nhà chế tạo, trạm còn làm việc vài chục năm nữa.
Radar Don-2N, lá chắn hạt nhân của Nga |
Lá chắn hạt nhân
Hệ thống phát hiện tên lửa đạn đạo của trạm Don-2N có dải sóng hoạt động 7,5 cm với góc quét phương vị 360 độ. Tầm xa tối đa, trong đó radar có thể bắt được tên lửa đạn đạo liên lục địa là 3.700 km, độ cao phát hiện mục tiêu giới hạn là 40.000 km.
Máy định vị và siêu máy tính được tích hợp với các tổ hợp tên lửa của PRO – hệ thống được dùng tiêu diệt các đầu đạn đang tấn công vào vùng trách nhiệm của trạm định vị. Theo tài liệu từ các nguồn mở, gần Moscow có bố trí 8 giếng phóng: các tên lửa đánh chặn gần được triển khai ở Skhodna, Lưtcarino, Vnucovo, Coroleva và Sophrino; đánh chặn xa- ở Naro-Phominsk và Segievưi Posad
Tên lửa đánh chặn bán kính gần 53T6 “Amur” (tất cả 64 bệ phóng) có khả năng đánh trúng mục tiêu ở độ cao đến 30 km và ở khoảng cách đến 100 km. Tên lửa đánh chặn tầm xa 51T6 “Azov” (tổng cộng 18 bệ phóng) có thể tiêu diệt các mục tiêu ở độ cao đến 120 km và ở khoảng cách đến 350 km.
Còn mới đây, các tên lửa nhiên liệu rắn hai tầng này, với khả năng đánh trúng các cụm mục tiêu giả và thật, có đầu đạn nhiệt hạch công suất tới 1 Mt (mêgatôn).
Nhà vật lý người Mỹ Ralph Lapp đã thực hiện những tính toán, cho thấy rằng nếu tên lửa đánh chặn như vậy đụng vào đầu đạn không được bảo vệ đặc biệt khỏi các tia X quang mềm ở độ cao gần 2 km, thì khối cầu lửa được hình thành từ vụ nổ có đường kính cao hơn 2,2 km.
Trong trường hợp vụ nổ xảy ra trên bầu trời phía trên Moscow, hậu quả của nó sẽ là cái chết của không dưới 10% cư dân thủ đô. Trong đó, xung điện từ mạnh sẽ phá hỏng toàn bộ hệ thống năng lượng của thành phố, còn phần lớn siêu đô thị sẽ bị nhiễm các thành phần phóng xạ.
Hiện nay các tên lửa phòng thủ với lõi nhiệt hạch không trực chiến gần thủ đô Moscow. Trạm Don-2N trong thời bình hoạt động ở chế độ công suất phát xạ hạn chế. Khi xuất hiện mối đe doạ, trạm tự động chuyển sang chế độ chiến đấu. Các hệ thống cung cấp nước và năng lượng độc lập, nhân viên của trạm cũng được cung cấp dự trữ thực phẩm đảm bảo hoạt động tự chủ của tất cả các cơ cấu của nó.
Nhìn về phía trước
Nhiều cuộc diễn tập huấn luyện ở bãi thử Saru- Shagan của Kazakhstan khẳng định rằng các tên lửa đánh chặn, trực chiến ở tổ hợp PRO A-135 gần Moscow, có khả năng đánh trúng các đầu đạn của đối phương đang bay với vận tốc gần 6 km/s, hoạt động hiệu quả ở dải đánh chặn trên cao hay dưới thấp.
Radar Don-2N dễ dàng loại bỏ nhiễu, phân biệt các mục tiêu được ngụy trang, phân tích thành phần các mục tiêu phức tạp. Ở chế độ tự động, trạm – kết hợp với máy tính - có khả năng theo dõi gần 100 thành phần của các mục tiêu đạn đạo phức tạp và đồng thời hướng vào chúng đến 30 quả đạn chống tên lửa.
Tuy nhiên, Dmitri Zimin thừa nhận rằng ở trạm Don-2N còn có hạn chế. Theo lời chuyên gia, kẻ thù tiềm năng, cùng với các tên lửa đạn đạo vượt đại châu, có thể phóng vài chục, thậm chí vài trăm vật thể-rỗng giống với chúng về khỗi lượng và vỏ bọc, trong khi đó tích cực phát nhiễu.
Trong trường hợp tương tự, radar sẽ rất khó khăn để nhận biết đâu là mục tiêu thật, đâu là giả. “Bảo vệ lãnh thổ khỏi cuộc tấn công ồ ạt là nhiệm vụ gần như chưa được giải quyết" - Zimin nói – "Chỉ một mục tiêu thừa là đủ, và Moscow sẽ không còn tồn tại”.
Theo lời ông, người Mỹ biết rất rõ về điều đó và vì thế họ không xây dựng PRO của mình để bảo vệ các thành phố, mà bảo vệ các bệ phóng. Tuy nhiên, tính toán của trạm Don-2N thường dẫn cuộc tập trận đến việc phát hiện và đánh trả đòn tấn công tên lửa hạt nhân ồ ạt từ phía kẻ thù giả định.
Những cuộc diễn tập như thế này gần nhất là trong năm 2018. Theo đồ giải của các cuộc diễn tập, cuộc tấn công bằng các tên lửa đạn đạo được thực hiện từ các hướng chủ yếu. Radar Don-2N phát hiện rất tốt các mục tiêu thực, sau khi loại bỏ các mục tiêu giả, và kèm sát chúng. Việc phóng tên lửa theo các kế hoạch huấn luyện chưa được định trước.
Chỉ huy đơn vị thuật toán và chương trình chiến đấu, đại tá Ildar Tagiev, đã thông báo với các phương tiện truyền thông rằng vào thời điểm này PRO A-135 đang được hiện đại hoá sâu, hướng tới hoàn thiện các đặc tính và nâng cao tính hiệu quả của nó. Các chi tiết không được công bố. Chỉ biết rằng các thành phần hiện tại của hệ thống sẽ dần được thay thế bằng những cái mới, không mất đi khả năng hoạt động của mình.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu