Mỹ gửi thông điệp gì tới Trung Quốc sau khi đem tàu sân bay ra thử chống sốc?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Hải quân Mỹ thử nghiệm thành công chống sốc đối với tàu sân bay USS Gerald Ford đã gửi đi thông điệp tới Trung Quốc rằng họ không sợ cái gọi là “sát thủ diệt hạm”.
Tàu USS Gerald Ford trong cuộc thử nghiệm chống sốc mới đây của Hải quân Mỹ (Ảnh: Twitter)
Tàu USS Gerald Ford trong cuộc thử nghiệm chống sốc mới đây của Hải quân Mỹ (Ảnh: Twitter)

Cuộc thử nghiệm chống sốc toàn thân mới nhất đối với tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử của họ đã hoàn thành trong hôm Chủ nhật tuần trước, ở ngoài khơi bang Florida. Trước đó, ngày 18/6 và 16/7, Hải quân Mỹ cũng tổ chức các cuộc thử nghiệm tương tự. Kết quả thử nghiệm mới nhất cho thấy tàu Gerld Ford không chịu bất cứ thương vong nào, và ít tổn hại hơn so với dự kiến.

Trong các cuộc thử nghiệm trên, tổ chức trên Đại Tây Dương, các khối thuốc nổ có trọng lượng 18 tấn – tương đường với một vụ động đất 3,9 độ Richter – đã được kích hoạt bên dưới mặt nước, và sau mỗi lần vị trí đặt thuốc nổ lại sát tàu hơn. Dữ liệu về mức độ tác động với con tàu sau đó được thu thập.

“Các cuộc thử nghiệm này cho thấy rằng con tàu có đủ khả năng chống chịu sốc và tiếp tục hoạt động bình thường dưới những điều kiện cực đoan” – Brian Metcalf, quản lý của văn phòng chương trình tàu sân bay tương lai, thuộc Hải quân Mỹ, cho biết.

Các cuộc thử nghiệm chống sốc được tổ chức là nhằm kiểm tra khả năng chịu sốc và duy trì hoạt động trong môi trường chiến đấu giả định. Tổn thất nhỏ đối với tàu USS Gerald Ford sẽ được đánh giá và sau đó sửa chữa trong quá trình bảo dưỡng định kỳ, trước khi được triển khai vào năm tới.

Đợt thử nghiệm chống sốc toàn thân tàu gần đây nhất mà Hải quân Mỹ tổ chức là vào năm 2016, đối với 2 tàu chiến đấu duyên hải. Và tàu sân bay gần đây nhất trải qua thử nghiệm tương tự là USS Theodore Roosevelt, vào năm 1987.

Trong những năm gần đây, Hải quân Mỹ đã tập trung vào việc duy trì ưu thế khi phải cạnh tranh với tốc độ đóng tàu nhanh chóng mặt của Hải quân Trung Quốc. Một tài liệu của chính phủ Mỹ công bố hồi tháng 6 vừa qua đã vạch ra kế hoạch duy trì một hạm đội khoảng 321 – 372 tàu có người lái.

Tính đến năm 2020, Hải quân Trung Quốc sở hữu 360 tàu và Hải quân Mỹ là 297. Tuy nhiên, Mỹ lại sở hữu nhiều chiến hạm cỡ lớn hơn, với 11 tàu sân bay và 92 tuần dương hạm; trong khi Trung Quốc sở hữu lần lượt là 2 và 33 theo thứ tự.

Các cuộc thử nghiệm chống sốc dự kiến sẽ cho ra dữ liệu quan trọng để tiến đến sản xuất số lượng lớn các tàu sân bay lớp Ford – tàu sân bay lớn đầu tiên mà Mỹ đầu tư kể từ những năm 1960. USS Gerald R. Ford, chiếc đầu tiên thuộc lớp này, vào biên chế năm 2017. 2 chiếc khác, USS John F. Kennedy và USS Enterprise, đang được chế tạo và 2 chiếc khác đã được đặt hàng.

“Ngoài việc thu thập dữ liệu, một lý do khác của Hải quân Mỹ chính là gửi thông điệp tới Trung Quốc và Nga, rằng các tàu sân bay của Mỹ không sợ các vũ khí chống hạm truyền thống của Trung Quốc hay Nga” – cựu giáo quan của quân đội Trung Quốc hiện là chuyên gia bình luận quân sự, Song Zhongping, nói – “Một vụ nổ do 18 tấn thuốc nổ gây ra lớn hơn nhiều so với bất kỳ một đầu đạn của tên lửa hay ngư lôi truyền thống nào”.

Trung Quốc đã phát triển nhiều tên lửa đạn đạo chống hạm – trong đó phải kể tới “sát thủ diệt hạm” DF-21D và DF-26 – được cho là có khả năng đáp trúng các mục tiêu ở khoảng cách hàng nghìn km.

Nga cũng đang thử nghiệm một loại tên lửa hành trình chống hạm siêu thanh, Zircon, có khả năng đạt vật tốc Mach 9. Trong cuộc thử nghiệm hồi tháng trước, Zircon đã tiêu diệt gọn mục tiêu.

Ông Song nói rằng, cuộc thử nghiệm của Hải quân Mỹ chứng minh rằng các tàu sân bay lớp Fordcos thể chịu đựng được một số loại mìn nước hay các đòn tấn công tên lửa cận kề, nhưng chưa chứng minh được chúng sẽ chống chịu được nếu bị dính đòn trực tiếp.

“Các tên lửa đạn đạo hay tên lửa siêu thanh cũng có thể mang theo các vũ khí sóng điện từ, phát nổ ở trên cao và gây ra tổn thất với tàu sân bay, hoặc thậm chí là loại hoàn toàn nó ra khỏi cuộc chiến” – ông Song nhận định.