Thụy Điển cung cấp cho quân đội Ukraine tên lửa chống tăng hiện đại (ATGM) RBS-56B BILL2

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Theo một bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội, Thụy Điển được cho là đã bí mật cung cấp một số lượng không rõ tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) RBS 56 BILL 2 cho lực lượng vũ trang Ukraine.
Tên lửa chống tăng có điều khiển bán chủ động RBS 56 BILL 2 do Thụy Điển sản xuất. Ảnh South Front
Tên lửa chống tăng có điều khiển bán chủ động RBS 56 BILL 2 do Thụy Điển sản xuất. Ảnh South Front

Ngày 28/3, mạng xã hội Ukraine lan truyền một bức ảnh, cho thấy một quân nhân Ukraine với hệ thống tên lửa chống tăng có điều khiển RBS – 56 BILL 2 do Thụy Điển sản xuất. Thời gian và vị trí ảnh chụp không xác định.

Tên lửa chống tăng có điều khiển bán chủ động RBS 56 BILL 2 do Thụy Điển sản xuất. Ảnh Military Ukraine.

Tên lửa chống tăng có điều khiển bán chủ động RBS 56 BILL 2 do Thụy Điển sản xuất. Ảnh Military Ukraine.

BILL-2 là phiên bản nâng cấp của tên lửa chống tăng có điều khiển RBS-56 (ATGM) do công ty Thụy Điển Saab Bofors Dynamics phát triển. Tên lửa có hệ thống ngắm bắn bán tự động theo đường ngắm, được điều khiển bằng dây dẫn thông tin kéo ra từ phía sau tên lửa khi phóng ra khỏi ống phóng.

ATGM có tính năng tấn công từ trên xuống. Đầu đạn hiệu ứng nổ lõm kép tandem, được thiết kế để chọc thủng giáp phản ứng nổ và xuyên qua khoảng 550 mm giáp. Đạn được trang bị cảm biến quang học và từ tính, được sử dụng để kích nổ khối nổ lõm. Cảm biến quang học được sử dụng để xác định khoảng cách đến mục tiêu, cảm biến từ tính phát hiện các mục tiêu kim loại, xác định điểm tốt nhất cho tên lửa tấn công. Tên lửa cũng được trang bị ngòi nổ va chạm, được sử dụng để tấn công các mục tiêu thông thường như công trình công sự hoặc vật cản công trình xây dựng.

Tên lửa chống tăng có điều khiển RBS-56B BILL 2 có tầm bắn hiệu quả trên khoảng cách 2.200 mét. Giá phóng tên lửa chống tăng BILL 2 (ATGM) được chế tạo gắn với bộ khí tài kính ngắm bắn ban ngày có độ phóng đại x7. Một thiết bị quang ảnh nhiệt được trang bị thêm, cho phép vũ khí có thể được sử dụng cả ban đêm.

Tương tự như các loại tên lửa chống tăng điều khiển bằng dây dẫn, ATGM của Thụy Điển hoạt động hiệu quả nhưng hệ thống dẫn đường của vũ khí dễ bị gây nhiễu hồng ngoại như hệ thống chống ATGM Shtora-1, được trang bị trên hầu hết các xe tăng chủ lực T-80 và T-90 của Nga.

Thụy Điển đã cung cấp cho lực lượng Kiev một khối lượng khổng lồ vũ khí đạn dược, trong đó có hàng trăm tên lửa phòng không di động và tên lửa chống tăng. Trước yêu cầu ngày càng cao về số lượng vũ khí cho Ukraine, Thụy Điển quyết định viện trợ cho Ukraine RBS-56B BILL2 ATGM trong tình huống các tổ hợp vũ khí chống tăng khác như NLAW bắt đầu thiếu hụt nghiêm trọng.

Theo South Front