Chiến tranh Triều Tiên đã bắt đầu vào năm 1950 khi 75.000 binh sĩ từ miền Bắc vượt qua biên giới và tiến vào miền Nam Triều Tiên.
Sau chiến tranh Triều Tiên, Bắc và Nam Triều Tiên đã được phân chia, Liên Xô kiểm soát miền Bắc và Liên Hợp Quốc quản lý Nam Triều Tiên.
Liên Xô đưa Kim Il-sung làm phụ trách của vùng Bắc Triều Tiên - sau được gọi là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Con trai ông, Kim Jong-il thay ông nắm quyền điều hành đất nước khi ông qua đời vào năm 1994.
Kim Jong-un sau đó trở thành người cai trị của đất nước vào tháng 12/2011 khi cha của ông - Kim Jong-il, qua đời vì một cơn đau tim.
Mặc dù sở hữu lực lượng quân đội lớn thứ tư thế giới nhưng Triều Tiên không có các khoá huấn luyện quân sự chính thức.
70% của các lực lượng mặt đất và 50% lực lượng không quân và hải quân được triển khai trong vòng khoảng 62 dặm dọc theo giới tuyến phi quân sự giữa Triều Tiên và Hàn Quốc.
Lực lượng quân sự của Triều Tiên được gọi là "Quân đội nhân dân Triều Tiên" hay các KPa.
Hiện, quân đội Triều Tiên có hơn 1,2 triệu binh sĩ.
Và có 7,7 triệu quân nhân dự bị.
Sau khi hoàn tất chương trình trung học, hầu hết người dân đều phục vụ trong quân đội. Đàn ông phục vụ 10 năm và phụ nữ phục vụ 7 năm.
Những người học đại học thì tham gia quân ngũ 10 năm sau khi hoàn thành chương trình đại học.
Riêng những những người nghiên cứu khoa học chỉ phục vụ trong 3 năm. Đây được coi là quy định đưa ra để khuyến khích mọi người nghiên cứu khoa học.
Chính quyền kim Jong-un tuyên bố: Quân đội là chủ nhân lớn nhất của đất nước.
Lực lượng không quân Triều Tiên có hơn 1.300 máy bay. Chiếc máy bay mới nhất sản xuất năm 1999.
Người ta tin rằng lực lượng hải quân Triều Tiên có 260 tàu đổ bộ đổ bộ.
Các chương trình tên lửa của Triều Tiên bắt đầu phát triển vào cuối những năm 1960, nhưng chỉ thực sự trở nên mạnh mẽ trong những năm 1970.
Hiện, Bắc Triều Tiên được cho là sở hữu hơn 1.000 tên lửa dài, trung bình và tầm ngắn.
Năm 2015, việc nhập ngũ trở thành bắt buộc đối với tất cả phụ nữ Triều Tiên.
Còn trước đó, việc phụ nữ phục vụ hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện.
Theo quy định, công dân Triều Tiên chỉ có thể sở hữu một chiếc xe động cơ nếu họ làm việc trong quân đội hay chính phủ.
Những người lính Triều Tiên luôn cố gắng cải thiện bữa ăn nhưng họ vẫn suy dinh dưỡng do thiếu thực phẩm và chế độ huấn luyện hà khắc.
Được biết, Triều Tiên đã tiến hành các vụ thử hạt nhân vào năm 2006, 2009, 2013 và 2016.
Quân đội của Triều Tiên hiện nay là một trong những lực lượng đông đảo nhất trên thế giới và còn nhiều điều chưa được tiết lộ vì chính sách quản lý chặt chẽ thông tin của chính quyền nước này.
Những con số biết nói về sức mạnh quân sự Triều Tiên:
Trên bộ: 950.000 lính, 4.200 xe tăng, 2.200 xe bọc thép, 8.600 đơn vị pháo dã chiến, 5.500 máy phóng rocket.
Trên biển: 60.000 lính thủy, 430 tàu chiến đấu tuần tra, 260 tàu đổ bộ tấn công, 20 tàu thủy lôi, 70 tàu ngầm và 40 tàu yểm trợ.
Trên không: 110.000 lính, hơn 800 chiến đấu cơ, 300 trực thăng, hơn 300 máy bay vận tải.
Đặc nhiệm: Không được nêu cụ thể trong báo cáo mà Bộ Quốc phòng Mỹ gửi tới Quốc hội. Theo một số ước tính, Triều Tiên có khoảng 180.000 lính thuộc diện này.
Theo BI