Mỹ sẽ viện trợ cho Ukraine tên lửa phòng không tầm ngắn hải quân Sea Sparrow

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ngày 5/1, trang Politico đưa tin, Mỹ sẽ cung cấp cho Ukraine tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-7 Sea Sparrow nhằm tăng cường năng lực phòng không của quân đội quốc gia này.
Tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-7 Sea Sparrow phóng từ chiến hạm. Ảnh minh họa South Front.
Tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-7 Sea Sparrow phóng từ chiến hạm. Ảnh minh họa South Front.

Những tên lửa tầm ngắn này được cung cấp như một phần của gói viện trợ quân sự trị giá 3,8 tỉ USD, được công bố vào ngày 6/1. Khoảng 2,25 tỉ USD trong gói này được dành cho Ukraine, phần còn lại dành cho các nước Đông Âu mua thiết bị quân sự của Mỹ.

Politico, dẫn 2 nguồn thạo tin cho biết, Ukraine đang lên kế hoạch chuyển đổi kỹ thuật các tên lửa phòng không hải quân này, vốn được phát triển từ những năm 1960 cho các chiến hạm, để có thể phóng được từ các hệ thống phòng không Buk-M1 hiện có do Liên Xô sản xuất.

Đài Loan là quốc gia duy nhất vận hành phiên bản tên lửa phóng từ mặt đất, trong hệ thống phòng không Skyguard, lực lượng hải quân Mỹ và nhiều quốc gia đồng minh sử dụng phiên bản hải quân.

Sea Sparrow là một biến thể của tên lửa không đối không AIM-7 Sparrow, có tầm bắn khoảng 19 km.

Tên lửa được dẫn đường bằng radar bán chủ động, phương pháp dẫn đường tương tự như các tên lửa dòng 9М38 của hệ thống Buk-M1. Điểm chung về kỹ thuật có thể làm cho tiến trình tích hợp dễ dàng hơn. Nhưng cấu trúc và những thông số kỹ thuật của Sea Sparraw sẽ khiến các trắc thủ tên lửa Ukraine khó điều khiển hỏa lực hơn.

Ukraine thừa hưởng khoảng 70 hệ thống Buk-M1 sau khi Liên Xô sụp đổ. Nhiều hệ thống trong số này đã bị phá hủy hoặc hư hỏng trong giai đoạn từ năm 2014 và chiến dịch quân sự đặc biệt của quân đội Nga.

Minh họa hệ thống phòng không Buk-M1 của Ukraine với các tên lửa dòng 9М38 Sea Sparrow. Ảnh Bộ Quốc phòng Ukraine.

Minh họa hệ thống phòng không Buk-M1 của Ukraine với các tên lửa dòng 9М38 Sea Sparrow. Ảnh Bộ Quốc phòng Ukraine.

Mỹ và các quốc gia đồng minh hiện đang có số lượng lớn các tên lửa Sea Sparrow, khi được viện trợ, những tên lửa này cho phép Ukraine duy trì hoạt động của các hệ thống Buk-M1 còn lại. Những hệ thống Buk-M1 sửa đổi có thể được sử dụng chủ yếu để đánh chặn tên lửa hành trình và máy bay không người lái (UAV) vì Sea Sparrow được phát triển để tấn công các mục tiêu trên không độ cao thấp.

Ukraine đã nhận được một số hệ thống phòng không và radar do phương Tây sản xuất trong vài tháng qua trong nỗ lực cung cấp vũ khí trang bị do Mỹ dẫn đầu nhằm tăng cường khả năng phòng không của quân đội Ukraine. Nhưng cho đến thời điểm này, quân đội Ukraine vẫn không có khả năng ngăn chặn hiệu quả các cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) vũ trang liên tục của quân đội Nga.

Việc cung cấp tên lửa Sea Sparrow không mang lại lợi thế chiến trường cho Ukraine. Nhưng những tên lửa này sẽ kéo dài thêm cuộc chiến theo kế hoạch của Mỹ và đồng minh và gây thêm nhiều tổn thất hơn nữa cho quân đội Ukraine.

Theo South Front