Khám phá máy bay tác chiến điện tử J-16D "mạnh nhất thế giới" Trung Quốc lần đầu trình làng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Triển lãm hàng không quốc tế Chu Hải lần 13 diễn ra từ ngày 28/9 đến 3/10 với hơn 700 công ty của 40 nước và khu vực tham gia. Máy bay J-16D của Trung Quốc là một sản phẩm thu hút được nhiều sự chú ý.
 Chiếc J-16D được trưng bày trong trạng thái tĩnh tại Triển lãm Hàng không Chu Hải (Ảnh: QQ)
Chiếc J-16D được trưng bày trong trạng thái tĩnh tại Triển lãm Hàng không Chu Hải (Ảnh: QQ)

Theo tạp chí Mỹ Military Watch ngày 24/9/2021, máy bay tác chiến điện tử phản lực F-16D mới nhất của Trung Quốc lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng tại Triển lãm Hàng không Chu Hải, cho thấy máy bay đã được đưa vào biên chế của không quân. Máy bay tác chiến điện tử J-16D được phát triển dựa trên máy bay chiến đấu hạng nặng J-16 (phiên bản Trung Quốc chế tạo phỏng theo tiêm kích đa năng SU-30 của Nga). Được biết phiên bản máy bay chiến đấu J-16 đã được đưa vào biên chế khoảng năm 2013 đến năm 2015.

Theo Military Watch, máy bay chiến đấu J-16 được nhiều người đánh giá là mẫu máy bay có tính năng tốt nhất trong dòng máy bay chiến đấu "Flanker" về hiệu suất tổng thể, nhờ được trang bị hệ thống điện tử và điện tử hàng không tiên tiến, đồng thời thân máy bay sử dụng vật liệu composite, lớp sơn phủ hấp thụ sóng radar và radar AESA gắn trên mũi.

Chiếc J-16D nhìn từ phía trước (Ảnh: QQ).

Chiếc J-16D nhìn từ phía trước (Ảnh: QQ).

Máy bay tác chiến điện tử J-16D có đặc điểm thời gian hoạt động liên tục lâu và các tính năng ưu việt khác của máy bay chiến đấu J-16. Nó mang các thiết bị tác chiến điện tử làm vũ khí chính, đồng thời đã tháo bỏ hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại cùng pháo 30mm trên phiên bản máy bay chiến đấu.

Vào tháng 12/2015, máy bay tác chiến điện tử J-16D lần đầu tiên được phát hiện mang một loại thùng gây nhiễu điện tử kiểu mới, được gắn trên cánh và dưới thân, hoạt động với các tần số radar khác nhau, và có thể phát động tấn công điện tử đa băng tần với mục tiêu. Các thiết bị điện tử này có thể phân tích tần số radar và xác định vị trí của radar để thực hiện các cuộc tấn công gây nhiễu và chống bức xạ hiệu quả hơn thông qua mảng tác chiến điện tử và ăng ten bổ sung được tích hợp trên thân máy bay. Máy bay chiến đấu điện tử J-16D dự kiến ​​sẽ được trang bị 6 tên lửa chống bức xạ được thiết kế để nhắm vào các radar của đối phương.

Chiếc J-16D nhìn từ phía đuôi (Ảnh: QQ).

Chiếc J-16D nhìn từ phía đuôi (Ảnh: QQ).

Ngoài ra, máy bay tác chiến điện tử J-16D còn được trang bị tên lửa chống bức xạ LD-10 được phát triển dựa trên tên lửa không đối không PL-12. Tên lửa chống bức xạ YJ-91 được coi là loại tên lửa chống bức xạ được sử dụng rộng rãi nhất của không quân Trung Quốc, dự kiến ​​các máy bay trang bị tên lửa chống bức xạ YJ-91 sẽ thường xuyên phối cặp với F-16D để thực hiện nhiệm vụ tấn công điện tử.

Bài báo trên Military Watch chỉ ra rằng máy bay tác chiến điện tử J-16D là sản phẩm rất độc đáo trong loạt máy bay "Flanker". Trung Quốc hiện đang phát triển loại máy bay chiến đấu điện tử J-15D cất hạ cánh trên tàu sân bay. Hiện tại, ngoại trừ Trung Quốc, Hải quân Mỹ cũng triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler cho hoạt động tác chiến tàu sân bay, không có không quân quốc gia nào có máy bay tác chiến điện tử có thể so sánh được với F-16D. So với EA-18G Growler, máy bay tác chiến điện tử J-16D có ưu thế đáng kể vì nó sử dụng khung máy bay "Flanker" mạnh mẽ hơn, bao gồm sức bền và khả năng mang vũ khí nhiều hơn.

Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Mỹ (Ảnh: 163).

Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Mỹ (Ảnh: 163).

Các chức năng khác của máy bay chiến đấu điện tử J-16D hiện vẫn chưa thể xác định. Nếu bố trí nó ở biển Hoa Đông và Biển Đông, khả năng chống bức xạ của nó sẽ phát huy giá trị lớn hơn trong việc đối kháng hải quân của đối phương, Thời gian hoạt động lâu của máy bay cũng có thể đáp ứng để tác chiến ở hầu hết các khu vực Hàn Quốc và Nhật Bản.

Ngoài ra, trang web Defense News ngày 24/9/2021 đưa tin, các bức ảnh về máy bay tác chiến điện tử J-16D cho thấy nó có một số điểm khác biệt rất rõ so với tiêm kích tiêu chuẩn J-16, trong đó nổi bật nhất là đầu cánh có treo cặp thùng tác chiến điện tử.

Các thùng tác chiến điện tử trên chiếc J-16D (Ảnh: QQ).

Các thùng tác chiến điện tử trên chiếc J-16D (Ảnh: QQ).

Người ta cho rằng thùng tác chiến điện tử gắn trên J-16D có chức năng tương tự như thùng AN/ALQ-218 do hãng Northrop Grumman sản xuất gắn trên máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Hải quân Mỹ. Đây là hệ thống cảm biến thông minh tín hiệu thụ động hiệu suất cao dùng để phát hiện, xác định, định vị và phân tích các nguồn phát xạ tần số vô tuyến điện.

Theo bài báo, số 0109 được in trên cửa hút gió động cơ của chiếc máy bay tác chiến điện tử J-16D được trưng bày trong khu vực tĩnh của Triển lãm hàng không Chu Hải, cho thấy nó là chiếc máy bay tác chiến điện tử thứ 9 trong lô đầu tiên được sản xuất. Nó không có số trên cánh đuôi phía sau, nhưng có một logo của Không quân PLA có khả năng hiển thị thấp, khiến người ta không thể xác định nó thuộc cho đơn vị tác chiến nào. Máy bay được trang bị 4 thùng tác chiến điện tử dưới khe hút gió động cơ và các điểm lắp bên ngoài dưới cánh, có ít nhất 3 loại thùng gây nhiễu khác nhau.

Các thùng tác chiến điện tử gắn ở đầu cánh và treo dưới thân, cánh máy bay

Các thùng tác chiến điện tử gắn ở đầu cánh và treo dưới thân, cánh máy bay

Bài báo của Defense News cho biết rằng những loại thùng được phát triển trong nước này chưa từng xuất hiện trước đây, tên gọi và sự phân biệt của chúng vẫn chưa rõ ràng, chúng rất có thể dùng gây nhiễu với các dải khác nhau.

Ngoài ra, trang South China Morning Post của Hồng Kông ngày 25/9 đã đăng bài báo với tựa đề "Trung Quốc sẽ lần đầu tiên trình làng J-16D tại triển lãm hàng không, thể hiện khả năng tác chiến điện từ của họ". Bài báo viết, các chuyên gia quân sự cho rằng, J-16D cho thấy Trung Quốc rất coi trọng địa vị chủ đạo của tác chiến điện tử, chiếm. Để giành chiến thắng trong các cuộc chiến tranh trong tương lai, không chỉ phải chiếm vị trí thống lĩnh trên không và trên biển, mà còn phải chiếm địa vị chủ động trong lĩnh vực thông tin và điện từ.

Chưa mở cửa cho dân chúng tham quan nhưng chiếc J-16D đã thu hút được sự quan tâm của giới chuyên môn (Ảnh: CNS).

Chưa mở cửa cho dân chúng tham quan nhưng chiếc J-16D đã thu hút được sự quan tâm của giới chuyên môn (Ảnh: CNS).

Truyền thông Trung Quốc gọi J-16D là “chiếc máy bay tác chiến điện tử mạnh nhất thế giới”. Các chuyên gia quân sự cho rằng, J-16 và J-16D có thể được sử dụng cùng lúc trong tác chiến chống Đài Loan. J-16D sẽ sớm tham gia hoạt động tuần tra gần đảo Đài Loan và sẽ đóng vai trò trọng yếu trong hoạt động tác chiến chống Đài Loan.