Bài phát biểu “thấu thị” của ông Putin trước cuộc bầu cử tổng thống 2012 (P-2)

Những chính sách đối ngoại mà nước Nga đang thực hiện được vạch ra trong bài phát biểu của V.Putin năm 2012. Một số những chính sách đó đang mang lại những lợi ích thực tiễn trong tình hình khó khăn phức tạp hiện nay. Đó là những quan hệ đối ngoại với những điểm nóng: Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Afganistan.
Bài phát biểu “thấu thị” của ông Putin trước cuộc bầu cử tổng thống 2012 (P-2)

Những cơ hội và nguy cơ

Hiện nay, tâm điểm của sự chú ý trên thế giới đều đổ dồn vào Iran. Thật vây, nước Nga cũng cảm giác lo lắng trước nguy cơ một đòn tấn công ồ ạt dành cho nước này. Nếu thức tế xảy ra như vậy, thì hậu quả là thảm họa không thể dự đoán. Quy mô của thảm họa thực tế không thể lường trước. Tôi khẳng định, giải quyết vấn đề Iran chỉ có con đường hòa bình. Chúng ta đề nghị công nhận quyền cho phép Iran phát triển chương trình  hạt nhân dân sự hòa bình, bao gồm cả làm giàu Uraniom. Nhưng ngược lại, để đổi lấy điều đó, mọi hoạt động của chương trình phát triển hạt nhân của Iran phải nằm dưới quyền kiểm soát của tổ chức quốc tế IAEA. Nếu điều đó được chập thuận – sẽ làm thay đổi hoàn toàn các điều kiện trừng phạt Iran, kể cả trừng phạt từ một phía. Phương Tây đã quá đam mê việc trừng phạt các nước riêng lẻ. Có chuyện gì đó, ngay tức khắc là lên án, biện pháp trừng phạt, dùi cui quân sự. Tôi nhắc lại, chúng ta không phải ở thế kỷ thứ 19, và cũng không còn ở thế kỷ 20 nữa. 

Một tình huống nghiêm trọng nữa đang bao phủ lên vấn đề hạt nhân của Triều tiên. Bình Nhưỡng, phá hoại quy định quốc tế  không phổ biến vũ khí hạt nhân, công khai thông báo trong những bản tuyên bố của mình về quyền được sở hữu vũ khí hạt nhân, đã hai lần tiến hành thử vũ khí hạt nhân. Tình trạng sở hữu vũ khí hạt nhân của Bắc Triều tiên chúng ta không chấp nhận được. Chúng ta luôn đứng trên quan điểm phi hạt nhân hóa bán đảo Triều tiên, nhưng chỉ sử dụng các biện pháp chính trị - ngoại giao hòa bình, kêu gọi Bắc Triều tiên quay lại bàn đàm phán 6 bên.  

Nhưng, theo những gì đang xảy ra, không phải tất cả những đối tác của chúng ta đều chia xẻ phương pháp tiếp cận vấn đề này. Tôi tin rằng, lúc này cần phải thể hiện sự chính xác và thận trọng cao nhất. Không được phép cố gắng thử thách sức mạnh của nhà lãnh đạo mới Bắc Triều tiên, ban lãnh đạo Triều tiên mới có thể giận dữ tiến hành những biện pháp trả đũa không hề cân nhắc. Tôi nhắc lại, giữa Bắc Triều tiên và Nga có chung đường biên giới. Như chúng ta thường nói: láng giềng không lựa chọn được, chúng ta phải tiếp tục đối thoại tích cực với lãnh đạo của Triều tiên, phát triển mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, đồng thời hướng Bình Nhưỡng đến giải quyết vấn đề hạt nhân. Rõ ràng, điều đó sẽ làm dễ hơn  nếu trên bán đảo Triều tiên có được sự tăng cường không gian hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau, tiếp tục cuộc đối thoại Liên Triều.

Trên phông nền tham vọng chương trình phát triển hạt nhân của Iran và Bắc Triều tiên. Đương nhiên buộc chúng ta phải suy ngẫm về vấn đề, tại sao lại xuất hiện sự mạo hiểm phát triển vũ khí hạt nhân và ai là người thúc đẩy sự tăng cường phát triển vũ khí nguy hiểm đó. Có cảm giác cho thấy rằng, những trường hợp can thiệp thô bạo và bằng vũ lực vào công việc nội bộ của các nước có chủ quyền có thể đã kích động các chế độ độc tài và không chỉ có chế độ độc tài hướng đến việc sở hữu vũ khí hạt nhân. Có thể thấy rõ ràng, nếu tôi có vũ khí hạt nhân trong tay, không có ai muốn động đến tôi cả. Sinh mạng bản thân bao giờ cũng đáng giá hơn. Và nếu ai đó không có bom hạt nhân – hãy đợi sự can thiệp "nhân đạo” từ phía bên ngoài.

Dù mong muốn hay không, nhưng những hành động can thiệp vào nội bộ thường dẫn đến mong muốn được sở hữu vũ khí hủy diệt – đây là thực tế. Vì vây các nước đang ở "ngưỡng”  gần đến giới hạn khai thác sử dụng hạt nhân quân sự càng ngày càng không ít đi mà lại nhiều lên. Trong các điều kiện phức tạp như vậy, trên thế giới phải tạo ra những khu vực, hoàn toàn không sử dụng vũ khí hạt nhân. Theo sáng kiến của nước Nga, bắt đầu những hoạt động thảo luận các yêu cầu, các điều kiện và giới hạn để thành lập một khu vực phi vũ khí hạt nhân tại vùng Trung Cận Đông.

Cần phải làm tất cả những gì có thể, để tham vọng có được vũ khí hạt nhân không lôi cuốn thêm các nước khác nữa. Để làm được việc đó, bản thân những nước đang đấu tranh cho việc không phổ biến vũ khí hạt nhân cũng cần phải thay đổi, đặc biệt là những nước có thói quen thích trừng phạt các nước khác bằng vũ lực, không tạo điều kiện cho những giải pháp chính trị ngoại giao. Điều đó đã thấy được ở Iraq,  sau hơn 10 năm bị chiếm đóng, những vấn đề xung đột của nước này không hề được giải quyết, mà chỉ càng làm cho sâu sắc thêm và lan rộng hơn. 

Nếu như chúng ta có thể loại trừ đến tận gốc rễ những động cơ thúc đẩy các nước đến tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân, trên cơ sở những hiệp ước đã có hiệu lực có thể xây dựng một hiệp ước toàn cầu về không sở hữu vũ khí hạt nhân chung và vững chắc cho tất cả các quốc gia. Cơ chế này sẽ tạo điều kiện cho tất cả các nước, có nguyện vọng sử dụng nguồn năng lượng vô tận của hạt nhân nguyên tử, sẽ có khả năng phát triển mạnh dưới sự kiểm soát chặt chẽ của cơ quan IAEA.

Đối với Liên bang Nga, cơ chế quản lý này rất có lợi trên lĩnh vực kinh tế, nước Nga đang hoạt động rất tích cực trên thị trường năng lượng hạt nhân thế giới, triển khai xây dựng những nhà máy điện hạt nhân trên công nghệ mới, hiện đại và hoàn toàn an toàn. Đồng thời Liên bang Nga cũng tham gia vào các hoạt động xây dựng các trung tâm đa quốc gia tham gia làm giàu uraniom và ngân hàng nhiên liệu hạt nhân.

Tương lai của Afganixtan là một vấn đế nan giải, chúng ta đã ủng hộ cuộc chiến tranh của các lực lượng nổi dậy và tham gia cùng cộng đồng quốc tế giúp đỡ quốc gia này. Nhưng lực lượng quân sự quốc tế dưới sự bảo trợ của khối quân sự NATO đã không giải quyết dứt điểm được nhiệm vụ đặt ra. Lực lượng khủng bố và buôn lậu ma túy, xuất phát từ Afganixtan không hề giảm xuống. Thông báo về việc rút lực lượng quân sự khỏi Afganixtan vào năm 2014, người Mỹ dự kiến xây dựng ở Afganhixtan và các nước láng giềng các căn cứ quân sự mà không thông báo rõ ràng cụ thể về nhiệm vụ, mục đích cũng như thời gian hoạt động của các căn cứ quân sự đó, điều đó chúng ta không thể chấp nhận được. 

Nước Nga có những lợi ích rõ ràng ở Afganixtan. Và những lợi ích đó rất dễ hiểu, Afganixtan là nước láng giềng cận kề Liên bang Nga, chúng ta mong muốn đất nước đó phát triển hòa bình và ổn định. Và quan trọng hơn tất cả, không trở thành nguồn cung cấp ma túy trung tâm trên thế giới. Buôn lậu ma túy đang trở thành một trong những nguy cơ vô cùng nguy hiểm và cấp thiết hiện nay, ma túy phá hoại quỹ gien của các quốc gia, tạo lên môi trường cho các hoạt động tham nhũng, hối lộ và tội phạm, đồng thời làm cho tình hình xã hội của chính bản thân nước Afganixtan không ổn định. Cần phải nhấn mạnh rằng, năm ngoái, tình hình sản xuất và kinh doanh lậu thuốc phiện ở Afganixtan không hề giảm, mà tăng lên đến 40%. Nước Nga đang phải đối mặt với một cuộc xâm lược bằng heroin, đe dọa tình hình an ninh và sức khỏe của những công dân nước Nga.

Nếu tính đến nguy cơ của chất gây nghiện có nguồn gốc từ Afganixtan, ngăn chặn nguy cơ này cần có sự ủng hộ và giúp đỡ từ UN và các tổ chức các quốc gia trong khu vực như ODKB CSTO (Collective Security Treaty Organization), SCOS (Shanghai Cooperation Organization) và CIS (Commonwealth of Independent States) " Hiệp ước an ninh các nước trung khu vực” " Tổ chức hợp tác Thượng Hải” "Cộng đồng các quốc gia độc lập” Chúng ta sẵn sàng nghiên cứu giải pháp mở rộng sự tham gia vào chiến dịch giúp đỡ người dân Afganixtan, nhưng chỉ trong điều kiện khi các lực lượng liên minh quân sự quốc tế hoạt động một cách tích cực trong đó bao gồm cả những lợi ích của chúng tá, thực tế tiêu hủy những cánh đồng trồng thuốc phiện và phá hủy các phòng labor tinh chế thuốc phiện lậu.   

Những hành động chống trồng, kinh doanh thuốc phiện trên đất nước Afganixtan cần phải đi kèm với việc phong tỏa những con đường chuyên chở thuốc phiện ra các thị trường thế giới, cắt mọi nguồn tài chinh cung cấp cho các hoạt động kinh doanh thuốc phiện lậu, phong tỏa mọi nguồn cung cấp các chất hóa học, được sử dụng để sản xuất heroin. Mục tiêu, xây dựng một hệ thống an ninh quốc tế và khu vực chống nguy cơ kinh doanh buôn bán thuốc phiện. Nước Nga sẽ trực tiếp cùng tham gia tích cực vơí những nỗ lực của cộng đồng quốc tê, để đạt được bước ngoặt căn bản trong cuộc chiến đấu chống lại nguy cơ buôn bán thuốc phiện lậu trên toàn thế giới.

Thật rất khó khăn khi dự đoán tình hính phát triển trong đất nước Afganixtan. Kinh nghiệm xương máu lịch sử cho thấy. Sự có mặt của các lực lượng quân sự nước ngoài tại Afganixtan không làm cho xã hội Afganixtan có cảm giác bình yên. Chỉ có người dân Afganixtan mới có thể giải quyết được những vấn đề nội bộ của chính Afganixtan. Chúng ta sẽ thấy vai trò của nước Nga trong nội dung tích cực tham gia cùng các nước láng giềng giúp đỡ người dân Afganixtan tạo dựng một nền kinh tế ổn định, tăng cường khả năng của lực lượng vũ trang nhân dân Afganixtan chống lại lực lượng khủng bố và tội phạm ma túy. Chúng ta hoàn toàn không chống lại quy trình hỏa giải dân tộc có sự tham gia của các lực lượng vũ trang đối lập, bao gồm cả Taliban – trong trường hợp lực Taliban từ bỏ sử dụng vũ lực, chấp nhận thực thi Hiến pháp, cắt bỏ mọi quan hệ với tổ chức khủng bố Al Queda cũng như các tổ chức khủng bố khác. Về nguyên tắc, xây dựng một đất nước Afganhixtan hòa bình, thịnh vương, độc lập và phát triển ổn định hoàn toàn có thể thực hiện.

Nhiều thập niên bị đóng băng trong sự không ổn định của xã hội đã tạo lên một môi trường thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Tất cả đều thừa nhận, chủ nghĩa khủng bố là một trong những thách thức nghiêm trọng của cộng đồng quốc tế. Chúng ta cần nhận thức rằng, những khu vực khủng hoảng, luôn hình thành các nguy cơ khủng bổ ở rất gần với biên giới của Liên bang Nga, gần hơn rất nhiều so với các nước châu Âu hoặc nước Mỹ.

Liên hiệp quốc đã phê chuẩn Chiến lược chống chủ nghĩa khủng bố trên toàn cầu, nhưng xuốt thời gian vừa qua, có cảm giác cho thấy rằng, cuộc đấu tranh chống khủng bố không được triển khai theo một kế hoạch chung, kiên định và phù hợp với từng giai đoạn, mà chỉ phản ứng khi đã xuất hiện những biểu hiện nóng bỏng và tàn bạo của các tổ chức khủng bố - khi mà sự tức giận và phẫn nộ của cộng đồng quốc tế trước những hành vi ngang ngược của lực lượng khủng bố đã trở lên nóng bỏng. Nhân loại không thể chờ đợi thêm một thảm họa của chủ nghĩa khủng bố nữa như thảm họa tháng 9 năm 2001 tại New York  hoặc một Beslan mới và chỉ khi đó mới tỉnh giấc, phối hợp hành động đồng bộ, mạnh mẽ và quyết liệt hơn.   

Nhưng chúng ta cũng khẳng định rằng, những thành quả trong cuộc đấu tranh chống khủng bố hoàn toàn không thể phủ nhận, những thành quả đạt được đang phát huy tác dụng trên nhiều lĩnh vực. Những năm gần đấy, có thể nhận thấy rất rõ sự đoàn kết phối hợp giữa các tổ chức, các cơ quan, các lực lượng đặc biệt và các cơ quan thực thi pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Nhưng những sự e ngại, dè dặt trong việc đoàn kết phối hợp chống khủng bố vẫn còn tồn tại và hiện hữu ở nhiều nơi.

Cho đến ngày nay nhiều nơi, trong nhiều quốc gia vẫn còn tồn tại hai chuẩn đánh giá các tổ chức khủng bố - xấu xa và không xấu lắm. Trong một số nơi, có những người cũng không ngần ngại sử dụng lực lượng khủng bố vào các trò chơi chính trị, ví dụ: để xử lý những chế độ cầm quyền mà người ta cảm thấy gai mắt, khó chịu.

Nhấn mạnh một điều, phòng và chống chủ nghĩa khủng bộ cần phải có sự phối hợp hoạt động trên tất cả các lĩnh vực: truyền thông đại chúng, các liên hiệp các tổ chức tôn giáo, các tổ chức phi chính phủ, hệ thống giáo dục đào tạo, khoa học và kinh doanh thương mại. Cần phải có nhưng cuộc đối thoại công khai giữa những  dân tộc và những tín ngưỡng khác nhau, mở rộng hơn giữa các nền văn minh nhân loại.  Nước Nga là một nước đa tôn giáo, đa sắc tộc, nhưng nước Nga cũng chưa bao giờ có chiến tranh tôn giáo. Chúng ta mong muốn được đóng góp công sức và kinh nghệm lịch sử của đất nước trong các cuộc thảo luận thế giới về vấn đề tôn giáo – dân tộc.

Sự phát triển lên tầm cao của khu vực địa chính trị châu Á Thái bình dương.

Láng giềng cùng với đường biên giới nước Nga là một trung tâm kinh tế rất quan trọng  của thế giới. Hiện nay, đang trở thành vấn đề thời sự, bàn luận về vị trí tương lai của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới và hoạt động quốc tế. năm ngoái, Trung Quốc vươn lên đứng hàng thứ hai trên thế giới theo tổng giá trị quốc nội GDP và trong tương lai gần, theo đánh giá của các chuyện gia kinh tế quốc tế, trong đó có cả các chuyên gia Mỹ đánh giá, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ theo chỉ số GDP. Sức mạnh tổng hợp của Trung quốc cũng có những phát triển vượt bậc, bao gồm cả khả năng định hướng phát triển vào nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.  

Chúng ta sẽ làm gì với sự phát triển năng động mạnh mẽ của Trung Quốc?

Thứ nhất: cần phải khẳng định, sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc không phải là mối đe dọa, mà là thách thức, mang theo trong đó một tiềm năng khổng lồ về hợp tác trong kinh doanh thương mai, khả năng nắm bắt được ngọn gió Trung quốc trong cánh buồm kinh tế của Liên bang Nga. Chúng ta cần phải tích cực xây dựng thêm những mối quan hệ hợp tác kinh doanh,  sử dụng các khả năng về công nghệ và khả năng sản xuất của đất nước một cách phù hợp – hợp tác với tư duy cẩn trọng -  tiềm năng của Trung Quốc nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp ở Siberia và vùng Viến Đông.

Thứ hai: những hành động của Trung Quốc trên trường quốc tế không cho chúng ta có cơ sở nói về những tuyên bố ý đồ thống trị thế giới. Càng ngày, tiếng nói của Trung Hoa càng trở nên tự tin hơn, và chúng ta hoan nghênh điều đó, bởi vì Bắc Kinh cũng chia sẻ với quan điểm của chúng ta về việc hình thành một trật tự thế giới mới công bằng. Chúng ta sẽ cùng ủng hộ và hỗ trợ lẫn nhau trên trường quốc tế, cùng giải quyết nhưng vẫn đề nóng trong khu vực và trên toàn thế giới, tăng cường quan hệ liên kết phối hợp lẫn nhau trong Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc, Nhóm các nước phát triển BRICS, SCO, G20 và các cơ cấu tổ chức đa phương khác.

Thứ ba: Chúng ta đã khép lại tất cả những vấn đề chính trị lớn với Trung Quốc, bao gồm cả vấn đề quan trọng nhất – biên giới. Chúng ta với Trung Quốc đã xây dựng một cơ chế quản lý vững chắc bằng các bộ  văn bản pháp quy mối quan hệ song phương. Giữa hai cấp lãnh đạo cao nhất của nhà nước có sự tin tưởng cao nhất. Điều đó cho phép chúng ta và người Trung Quốc cùng hành động trong quan hệ đối tác thật sự, trên cơ sở hiệu quả thực tế và hai bên cùng có lợi. Mô hình quan hệ Liên bang Nga – Trung Quốc – là mô hình quan hệ có hiệu quả thực tế và triển vọng phát triển. 

Nói như trên không có nghĩa là giữa Liên bang Nga và Trung Quốc không có những vấn đề cần phải suy nghĩ, ở điểm nay hay ở điểm khác cũng có những vướng mắc. Những lợi ích thương mại của chúng ta với Trung Quốc trong các nước thuộc thế giới thứ 3 chưa đồng nhất được với nhau, chúng ta cũng hoàn toàn chưa thoải mái với cơ cấu thương mại hai chiều, mức đầu tư của cả hai bên vào thị trường của Nga và Trung Quốc còn rất thấp. Chúng ta sẽ tập trung theo dõi dòng người di trú từ Trung Quốc. Nhưng ý nghĩ quan trọng nhất của tôi vẫn là – một đất nước Trung Quốc phát triển và ổn định rất cần thiết cho nước Nga, đồng thời, Trung Quốc cũng cần một nước Nga hùng mạnh và thành công.

Một trong những người khổng lồ của châu Á đang phát triển - Ấn Độ. Với Ấn độ, nước Nga có một mối quan hệ bạn bè truyền thống từ lâu đời, mối quan hệ hữu nghị đó được lãnh đạo cả hai nước phát triển thành mối quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt quan trọng. Sự củng cố và phát triển mối quan hệ truyền thống đó có lợi ích chiến lược không chỉ cho riêng nước Nga, mà cả hệ thống đa cực phát triển trên toàn thế giới. 

Sự quan tâm của chúng ta không chỉ có Trung Quốc và Ấn Độ đang phát triển, mà là sự tăng cường sức mạnh của cả khu vực châu Á Thái bình dương. Trong mối quan hệ đó đã mở ra những khả năng hợp tác hiệu quả của Liên bang Nga khi thực hiện nhiệm vụ của vị trí chủ tịch APEC. Tháng 9 năm 2012 chúng ta sẽ tổ chức summit cho diễn đàn APEC tại Vladivastoc, chúng ta sẽ chuẩn bị tích cực, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, là cơ sở để phát triển kinh tế khu vực Siberia và Viễn Đông, tạo điều kiện cho đất nước chúng ta trên một tầm cao mới trong tiến trình hội nhập và phát triển của Châu Á mới. 

Chúng ta đã và đang ưu tiên cho các hoạt động hợp tác phát triển với các đối tác trong Nhóm các nước phát triển BRICS. Đây là một cơ cấu tổ chức duy nhất, được hình thành từ năm 2006, là điển hình cho sự chuyển đổi từ một tổ chức đơn cực sang một trật tự thế giới công bằng hơn. BRICS liên kết 5 nước với dân số lên tới gần 3 tỷ người, có những nền kinh tế lớn rất phát triển, có nguồn sức lao động khổng lồ, nguồn tài nguyên khoáng sản rất lớn, thị trường nội địa rất rộng lớn. Cùng với sự ra nhập của Nam Phi, BRICS  có được một mô hình kinh tế khổng lồ, chỉ riêng có BRISC đã chiếm đến 25% tổng sản phẩm quốc nội GDP trên toàn thế giới.

Chúng ta mới chỉ tập làm quen làm việc với nhau trong 1 cơ cấu tổ chức kinh tế, gắn kết với nhau trong các hoạt động kinh tế. Nói riêng, cần phải thiết lập phương pháp phối hợp chặt chẽ với nhau trong các chính sách đối ngoại, gắn kết chặt chẽ hơn trong khuôn khổ hoạt động của Liên hiệp quốc. Khi nhóm 5 BRISC triển khai thật sự mọi tiềm năng của mình, thì ảnh hưởng của BRISC lên tình hình kinh tế và chính trị thế giới sẽ có trọng lượng đáng kể.  

Trong những năm gần đây, nhờ nỗ lực của công tác ngoại giao của Liên bang Nga, cộng đồng các doanh nghiệp bắt đầu chia xẻ nhiều hơn sự quan tâm đến việc hợp tác kinh doanh sản xuất với các nước châu Á, Châu Mỹ la tinh và Châu Phi. Để đạt được hiệu quả, một trong những vấn đề then chốt trong giai đoạn sắp tới là tăng cường các hoạt động hợp tác, kinh doanh sản xuất và thương mai, liên doanh liên kết thực hiện các dự án trong lính vực năng lượng, cơ sở hạ tầng, đầu tư, khoa học và kỹ thuật công nghệ, kinh doanh ngân hàng và du lịch.

Vai trò ngày càng tăng của các châu lục đã được nêu trên trong hệ thống dân chủ mới điều khiển nền kinh toàn cầu và hệ thống tài chính thế giới phản ánh sự hoạt động của nhóm G20. Có thể thấy rằng, nhóm các nước phát triển kinh tế G20 từng bước trở thành công cụ quan trọng mang tính chiến lược nhằm điều chỉnh nền kinh tế toàn cầu trong trường hợp khủng hoảng, đồng thời sẽ định hướng lại cấu trúc nền kinh tế tài chính thế giới trong tương lai lâu dài. Nước Nga sẽ là chủ tịch của nhóm G20 trong năm 2013. Khẳng định rắng, chúng ta cần sử dụng triệt để những điều kiện công tác của vị trí chủ tịch nhóm G20 và nỗ  lực liên kết các hoạt động của nhóm G20 với các tổ chức đa phương khác, trước hết là nhóm G8 và đương nhiên, cùng với Liên hiệp quốc.  

 (Còn tiếp)

Trịnh Thái Bằng theo QPAN