Ukraine muốn xe tăng đã qua sử dụng của NATO: Từ mẫu PT-91 của Ba Lan cho tới T-72M1 của Bulgaria

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Kể từ khi chiến tranh bùng phát giữa Nga và Ukraine, nhiều nước phương Tây liên tục viện trợ vũ khí cho chính quyền Kiev với số lượng đáng kể.
Xe tăng T-72M4CZ (Ảnh: Military Watch)
Xe tăng T-72M4CZ (Ảnh: Military Watch)

Đáng chú ý nhất trong số những loại vũ khí mà phương Tây viện trợ cho Kiev phải kể tới tên lửa chống tăng và tên lửa phòng không vác vai, đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến không cân xứng của bộ binh Ukraine.

Những gói hàng viện trợ vũ khí lớn cho Ukraine đã được thực hiện trong vài năm kể từ 2014, thời điểm mà chính phủ Ukraine bị lật đổ và một nhà lãnh đạo mới thân phương Tây lên nắm quyền. Tình hình bắt đầu leo thang từ cuối năm 2021 sau khi nhiều hành động thù địch xảy ra. Chính phủ Ukraine liên tục yêu cầu phương Tây can thiệp quân sự vào cuộc xung đột với Nga, đồng thời kêu gọi viện trợ thêm máy bay chiến đấu và gần đây nhất là xe tăng.

Mặc dù Ukraine sở hữu số lượng tăng nhiều hơn bất cứ quốc gia nào ở châu Âu với hơn 850 chiếc đã biên chế, nhưng lực lượng này đã hứng chịu tổn thất đáng kể và cũng là một trong số những lực lượng lỗi thời nhất do chỉ gồm những mẫu xe tăng T-72A và T-64B từ những năm 1970, rất ít hoặc chưa từng được nâng cấp. Một số nước thành viên NATO trước kia từng thuộc Hiệp ước Warsaw giờ đây đang lục lọi trong kho của họ xem còn xe tăng thời Liên Xô nào dễ tích hợp với đội tăng cũ kỹ đó hay không để viện trợ cho Ukraine. Tuy nhiên, việc chuyển giao có diễn ra suôn sẻ không, và liệu quốc gia nào sẽ tham gia thì vẫn còn là một câu hỏi.

Một chiếc xe tăng T-64 của quân đội Ukraine (Ảnh: MW)

Một chiếc xe tăng T-64 của quân đội Ukraine (Ảnh: MW)

Đề nghị viện trợ xe tăng của Ukraine được xem là bất thường bởi họ sở hữu hơn 1.000 xe tăng dự trữ trong kho, rất nhiều trong số này là mẫu T-80, mạnh hơn mẫu đang được sử dụng trên chiến trường nhưng lại không được trọng dụng do chi phí vận hành cao hơn. Cũng có khả năng là các đòn không kích và tấn công bằng tên lửa của Nga đã khiến lượng xe tăng dự trữ bị hư hại, hoặc số xe tăng này đã bị “đắp chiếu” quá lâu đến nỗi không thể đem ra chiến đấu. Thêm khả năng nữa là Ukraine đang muốn có những chiếc xe tăng có chi phí vận hành và chi phí bảo trì thấp hơn T-80, nhưng hiện đại hơn T-72 và T-64. Còn lại, việc Kiev đề nghị viện trợ 500 xe tăng của NATO cũng có thể là một động thái chính trị chứ không thực sự phản ánh nhu cầu thực sự của họ trên chiến trường.

Một số loại xe tăng mà các nước thành viên NATO đang sở hữu có thể phù hợp với lực lượng xe tăng của Ukraine, dễ dàng sử dụng đối với binh sĩ của nước này, đáng chú ý nhất là T-72M mà Slovakia đang sở hữu 30 chiếc, CH Séc sở hữu 89 chiếc trong kho; mẫu T-72M1/M2 mà Bulgaria sở hữu 90 chiếc và Hungary 44 chiếc; mẫu T-72M4CZ mà CH Séc sở hữu 30 chiếc; và thậm chí là mẫu cũ hơn T-72A mà Bắc Macedonia sở hữu 31 chiếc.

Xe tăng PT-91 của Ba Lan (Ảnh: MW)

Xe tăng PT-91 của Ba Lan (Ảnh: MW)

Tuy nhiên, nước có năng cao nhất sẽ viện trợ xe tăng cho Ukraine chính là Ba Lan, hiện đang có 318 chiếc 318 T-72A và các biến thể M1, và 232 chiếc PT-91 – một biến thể nội địa của T-72 mà Liên Xô từng chuyển giao công nghệ để lắp ráp. Ba Lan hiện là thành viên NATO sở hữu nhiều xe tăng thời Liên Xô nhất, nhưng lại ít dựa dẫm vào chúng bởi họ đã mua hơn 120 xe tăng Leopard II của Đức sau khi Hiệp ước Warsaw sụp đổ, và mới đây còn đặt hàng thêm xe tăng M1A2 Abram của Mỹ.

Với kế hoạch thay thế một lượng xe tăng T-72 trong biên chế bằng xe tăng Abram nhập khẩu từ Mỹ, Ba Lan hiện là nước phù hợp nhất để viện trợ xe tăng cho Ukraine. Hơn nữa, Ba Lan cũng là nước đưa ra quan điểm cứng rắn nhất đối với Nga trong số các thành viên EU nên một quyết định như vậy được cho là dễ chấp nhận về mặt chính trị ở trong nước.

Mẫu xe tăng PT-91, mặc dù có những yêu cầu về bảo trì giống với T-72, nhưng lại được nâng cấp bằng công nghệ có sau những năm 1980 bao gồm hệ thống ảnh nhiệt, điều có thể khiến nó trở thành một lựa chọn hấp dẫn đối với quân đội Ukraine. Mặc dù chưa thể được xem là hiện đại, nhưng PT-91 ít ra cũng vượt mẫu T-64B và T-72A khoảng 20-25 năm xét về điều khiển hỏa lực.