Ukraine được cung cấp và sử dụng tên lửa chống radar AGM-88 HARM như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ về Chính sách Colin Kahl xác nhận, trong những gói viện trợ gần đây cho Ukraine có tên lửa chống radar tốc độ cao AGM-88 HARM, nhưng không thông báo trang bị cho loại máy bay nào.
MiG 29 Ukraine, được cho là mang tên lửa chống radar AGM-88. Ảnh The Drive.
MiG 29 Ukraine, được cho là mang tên lửa chống radar AGM-88. Ảnh The Drive.

Theo các tuyên bố trên truyền thông đại chúng, Ukraine đã tích hợp tên lửa chống radar AGM-88 HARM do Mỹ cung cấp vào “máy bay MiG”, được cho là MiG-29, có trong biên chế các quốc gia Đông Âu.

Ukraine có trong biên chế các máy bay chiến đấu Su-27, Su-25 và 14 chiếc Su-24. Theo tuyên bố từ phía Mỹ, Ukraine đã sử dụng thành công các tên lửa này và đã tích hợp thành công lên máy bay Ukraine. Cho phép Ukraine tìm kiếm và phá hủy các radar của Nga, vì vậy Mỹ sẽ tiếp tục cung cấp thêm tên lửa HARM.

Những máy bay được chế tạo thời Liên Xô không có kiến ​​trúc máy tính để tích hợp vũ khí tiêu chuẩn của NATO. Trong giai đoạn trước đây, khi các nước Đông Âu thuộc Hiệp ước Warsaw gia nhập NATO đã sở hữu một số lượng đáng kể MiG-29, một số MiG-29 đã được nâng cấp lên chuẩn NATO và có thể đã tích hợp máy tính để phóng tên lửa HARM do Mỹ sản xuất.

Do giải pháp tích hợp vào MiG-29 chỉ là giải pháp tạm thời trước khi các quốc gia NATO mua các máy bay do Mỹ và châu Âu sản xuất, khả năng nâng cấp MiG -29 được gọi là "sửa đổi thô", tích hợp vũ khí với một máy tính bảng điện tử bổ sung trong buồng lái, thiết kế một hệ thống thứ cấp hoàn toàn độc lập với hệ thống điện tử trong thân máy bay để khai thác sử dụng các vũ khí phương Tây.

Nhà máy sửa chữa máy bay nhà nước Lviv bàn giao MiG-29UB cho Không quân Ukraine. Ảnh Military Leak
Nhà máy sửa chữa máy bay nhà nước Lviv bàn giao MiG-29UB cho Không quân Ukraine. Ảnh Military Leak

Theo nhận xét của Domenic Nicholis, phóng viên quân sự Telegraph tại Anh, tên lửa HARM có thể hoạt động ở 1 trong 3 chế độ, cho phép phát hiện mục tiêu sau khi được phóng tới khu vực phòng không và bức xạ điện tử của đối phương.

Quân đội Mỹ đóng gói tên lửa AGM-88 HARM (Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao) chuyển giao cho Ukraine. Ảnh Military Leak.

Quân đội Mỹ đóng gói tên lửa AGM-88 HARM (Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao) chuyển giao cho Ukraine. Ảnh Military Leak.

Trước nhiệm vụ hoặc trong khi bay, NATO phát lệnh cho các máy bay tình báo hoặc các cơ quan tình báo đường không các quốc gia thành viên, cung cấp cho máy bay của Ukraine sơ đồ không gian chiến trường bức xạ điện từ tổng thể, xác định vị trí các radar của Nga và những mục tiêu mà các máy bay phản lực Ukraine, được trang bị HARM sẽ tiến hành cuộc tấn công.

Phương pháp này cho phép phóng tên lửa, sử dụng cấu hình tấn công tầm xa, nhưng tồn tại khả năng tên lửa không tìm thấy mục tiêu khi đang bay và vụ phóng thất bại, lãng phí tên lửa.

Phương pháp thứ hai là sử dụng tên lửa HARM trong chế độ được gọi là “HARM làm cảm biến”. Tương tự như các chế độ hoạt động của vũ khí, tên lửa được sử dụng như một cảm biến, máy bay không yêu cầu trang bị một bộ khí tài radar thụ động phát hiện bức xạ mục tiêu tương thích với đạn. Một giao diện đơn giản cho thấy tên lửa đã phát hiện được mục tiêu và phi công có thể phóng đạn. Sử dụng phương pháp này, tầm bắn hiệu quả của tên lửa ngắn hơn và máy bay phản lực có thể bị đe dọa bởi lực lượng phòng không đối phương, nhưng sẽ tối đa hóa khả năng đánh trúng đài radar đối phương.

Từ những suy luận trên, có thể thấy, không quân Ukraine thực tế đã sử dụng MiG-29, loại máy bay có trong trang bị phổ biến ở các nước Đông Âu, được trang bị AGM-88 HARM để tấn công các radar của quân đội Nga.

Những chiếc MiG-29 này, có thể là của các quốc gia NATO thuộc khối Hiệp ước Warsaw cũ, đã được cải tiến để mang tên lửa HARM, bí mật chuyển giao cho Kiev, sử dụng màu sơn và ký hiệu của không quân Ukraine. Hoặc chính các máy bay MiG-29 Ukraine, được bí mật cải tiến ở các quốc gia Đông Âu, sau đó chuyển về nước và thực hiện nhiệm vụ sử dụng AGM-88 HARM tấn công các đài radar quân đội Nga.

MiG-29 Ukraine được sử dụng để mang tên lửa chống radar AGM-88. Video

Ukraine Weapons Tracker

AGM-88 HARM (Tên lửa chống radar tốc độ cao) là tên lửa chiến thuật không đối đất, được thiết kế để dẫn đường bay theo các tín hiệu vô tuyến điện từ, phát ra từ hệ thống radar phòng không đối phương.

Tên lửa do tập đoàn Texas Instruments phát triển thay thế cho tên lửa chống radar AGM-45 Shrike, sử dụng trong chiến tranh Việt Nam và AGM-78 Standard ARM. Quá trình sản xuất tên lửa sau đó được Raytheon Corporation tiếp quản khi mua lại công ty sản xuất quốc phòng Texas Instruments. AGM-88 có thể phát hiện, tấn công và phá hủy anten hoặc đài radar với sự tham gia tối thiểu của phi hành đoàn.

Hệ thống điều hướng tỷ lệ dựa trên phát xạ radar của đối phương có anten cố định và khí tài tìm kiếm mục tiêu được đặt ở mũi tên lửa, ưu điểm của bộ tìm kiếm và khóa mục tiêu là xác định chính xác tọa độ radar và liên tục điều chỉnh theo tín hiệu nhận được. Lợi thế này cho phép tấn công chính xác anten hoặc đài phát radar ngay cả khi đài radar đã tắt nguồn phát xung.

Tên lửa được trang bị động cơ phản lực nhiên liệu rắn không khói, tăng áp giai đoạn đầu, đẩy tên lửa bay tốc độ trên Mach 2.0.