UAV Lancet phá hủy một xe công trình cứu kéo của quân đội Ukraine. Ảnh Video RG |
Cỗ máy công trình công binh hạng nặng, được gọi là "Eney" (vinh danh người anh hùng Cuộc chiến thành Troy), được sản xuất từ năm 1979 đến 1992 tại nhà máy mang tên V. A. Malyshev ở Kharkov. Những xe MT-T này thay thế những xe cứu kéo hạng nặng AT-T tiền nhiệm và khác biệt đáng kể so với các xe cứu kéo đời trước ở nhiều chi tiết thiết kế.
UAV tự sát Lancet phá hủy một xe công trình cứu kéo của quân đội Ukraine. Video RG |
Các xe cứu kéo tiền nhiệm sử dụng thân xe tăng T-54 hạng trung, MT-T sử dụng thân xe tăng chiến đấu chủ lực T-64. Ngoài ra, so với T-62, số lượng bánh chịu nặng mỗi bên tăng thêm 1. Xe cứu kéo dài hơn xe tăng 2 mét.
Các kỹ sư Ukraine cũng thay thế động cơ diesel A-401 415 mã lực bằng động cơ đa nhiên liệu Chelyabinsk V-46-4 công suất 710 mã lực. Xe cứu kéo đời cũ trang bị ca-bin tương tự như cabin xe tải ZiS-150, nhưng Eney có một ca-bin mái che thiết giáp thoải mái hơn.
Tải trọng vận chuyển hiệu quả của MT-T tăng từ 5000 kg lên 12000 kg. Trọng lượng riêng của xe từ 20.000 kg đến 25.000 kg. Tốc độ tối đa từ 35 km/h đến 65 km/h.
Trên nền tảng thân xe MT-T lắp đặt một số lượng lớn máy móc kỹ thuật và có khả năng lắp đặt đường công binh và đào hầm hào. Xe ngoài khả năng cứu kéo tăng thiết giáp còn phục vụ sửa chữa thay thế đến động cơ xe tăng. Xe cũng được trang bị cần cẩu và trang thiết bị chữa cháy.
Xe MT-T không được sản xuất với số lượng lớn do Liên Xô tan rã, Lực lượng vũ trang Ukraine thực tế không vận hành những chiếc xe cứu kéo này, số ít các xe xuất hiện trên chiến trường do thiếu các phương tiện cứu hộ tăng thiết giáp.
Theo RG