Tại sao Nga không sử dụng tiêm kích Su-57 trên chiến trường Ukraine?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Nga tuyên bố Su-57 là loại máy bay có thể cạnh tranh với F-22 và F-35 của Mỹ.
Tại sao Nga không sử dụng tiêm kích Su-57 trong không phận Ukraine? (Ảnh: Business Insider)
Tại sao Nga không sử dụng tiêm kích Su-57 trong không phận Ukraine? (Ảnh: Business Insider)

Truyền thông nhà nước Nga cho biết Su-57 thực sự đang thực hiện các nhiệm vụ chống lại Ukraine, nhưng trên thực tế loại tiêm kích này có khả năng chỉ bắn tên lửa phòng không từ bên ngoài không phận Ukraine.

Việc chỉ được sử dụng một cách hạn chế trong cuộc chiến lần này sẽ là một thất bại sau khi Nga tuyên bố Su-57 là loại máy bay có thể cạnh tranh với F-22 và F-35.

Số lượng còn hạn chế

Có thể chỉ có 10 chiếc Su-57 trong toàn đội bay như báo cáo trước đó của năm 1945. Các chuyên gia cũng tỏ ra nghi ngờ trước những thông tin Su-57 có vũ khí và radar tốt hơn các máy bay chiến đấu mới nhất của Mỹ, cộng với hệ thống tác chiến điện tử thuộc loại hàng đầu.

Động cơ cũ kỹ

Việc chỉ được trang bị khối động cơ cũ kỹ đã kìm hãm sự phát triển của Su-57 (Ảnh: Business Insider)

Việc chỉ được trang bị khối động cơ cũ kỹ đã kìm hãm sự phát triển của Su-57 (Ảnh: Business Insider)

Một nhược điểm đã kìm hãm sự phát triển của Su-57 đó chính là động cơ. Các kỹ sư Nga muốn Su-57 được trang bị động cơ Izdeliye-30 mới nhất, nhưng có vẻ như thiết kế của Su-57 không phù hợp với loại động cơ này và các kỹ sư đã trang bị cho chúng loại động cơ Saturn AL-41F1 cũ hơn.

Bất ổn trong khâu sản xuất

Su-57 cũng đã trải qua một lịch sử đầy chông gai. Một trong những nguyên mẫu đã bị cháy động cơ vào năm 2014. Một chiếc Su-57 đã bị rơi vào năm 2019 ở miền đông nước Nga khiến máy bay bị hư hỏng toàn bộ, mặc dù phi công đã hạ cánh an toàn. Giám đốc điều hành của Sukhoi đã từ chức sau vụ việc, điều này đã khiến chương trình bị lùi lại. Su-57 cũng được đồn đoán là không có khả năng tàng hình như F-22, F-35 hay J-20 của Trung Quốc.

Vẫn còn một số bất ngờ về công nghệ

Chương trình Su-57 đã đưa ra một số cải tiến. Hệ thống quét điện tử được đặt trên bánh lái của máy bay giúp phi công nhận biết tình huống tốt hơn. Bộ định vị bằng tia hồng ngoại cũng sẽ được trang bị trên Su-57. Điều này giúp xác định mục tiêu tên lửa và tiêm kích có thể chống lại sự gây nhiễu của đối phương, Su-57 có thể "làm mù" các bogey tìm nhiệt bằng "chùm tia laser điều biến".

Su-57 có một số điểm hấp dẫn nếu nó có thể được sản xuất hàng loạt và được sử dụng trên chiến trường một cách thường xuyên. Hiện tại, với chưa đến 10 chiếc đang hoạt động, người Nga muốn có 22 mẫu trong hai năm và có tổng cộng 76 chiếc vào năm 2028.

Ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ gặp khó khăn trong những năm tới do các lệnh trừng phạt của phương Tây (Ảnh: Business Insider)

Ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ gặp khó khăn trong những năm tới do các lệnh trừng phạt của phương Tây (Ảnh: Business Insider)

Su-57 là một chương trình hấp dẫn. Tuy nhiên, ngành công nghiệp quốc phòng Nga sẽ gặp khó khăn trong những năm tới do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Thêm vào đó, tiền và tài nguyên đang bị bòn rút để chi trả cho cuộc chiến ở Ukraine sẽ khiến chương trình Su-57 sẽ hoàn thành chậm hơn dự kiến.

Nga có thể sẽ giữ chúng lại và chỉ sử dụng chúng để thực hiện các nhiệm vụ ngoài tầm bắn của tên lửa đất đối không. Một vụ bắn hạ chiếc Su-57 sẽ là một đòn giáng khủng khiếp đối với Nga. Nếu người Nga sớm giành được ưu thế trên không trong cuộc chiến, như họ đã lên kế hoạch, Su-57 có thể đã đảm nhận một vai trò to lớn hơn trong cuộc chiến với Ukraine.

Theo Business Insider