VietTimes --
Thánh đường Hồi giáo Sheikh Zayed Grand ở Abu Dhabi là một trong những nhà thờ hiện đại đẹp nhất Trung Đông. Ý tưởng cho việc xây dựng thánh đường này là vinh danh ông Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan – Cố Tổng thống Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất và mong muốn sẽ đoàn kết thế giới Hồi giáo.
Đây là thành quả của người cai trị United Arab Emirates - ông Sheikh Zayed bin Sultan Al Nahyan. Ông đã có công liên hiệp sáu vương quốc riêng rẽ thành một đất nước, giành độc lập từ Anh và sử dụng tiền bán dầu mỏ để xây dựng nên một đất nước giàu có và thịnh vượng.
Thế hệ sau này đã tỏ lòng biết ơn và vinh danh ông bằng cách lấy tên ông đặt cho một nhà thờ Hồi giáo xa hoa lộng lẫy bậc nhất thế giới. Tổng chi phí cho thánh đường Hồi giáo được giữ bí mật nhưng ước tính, con số này có thể lên đến 600 triệu euro.
Ngôi mộ của Sheikh được đặt ở phía bên phải của nhà thờ Hồi giáo, kể từ khi ông chết, trên ngôi mộ 24 giờ/ngày luôn có người đọc kinh Coran.
Nhà thờ Hồi giáo có thể đồng thời chứa 40.000 tín hữu, nhưng thống kê đã ghi lại có tới 55 ngàn người có mặt ở nhà thờ một trong những ngày thánh lễ Ramadan.
Sheikh Zayed Grand giờ đây đã trở thành niềm tự hào của các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, bên cạnh các tòa nhà chọc trời nổi tiếng thế giới. Chuyến đi tới Abu Dhabi sẽ không trọn vẹn nếu du khách không ghé thăm thánh đường Sheikh Zayed Grand, để chiêm ngưỡng lối kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu và đắm mình trong bầu không khí linh thiêng của thế giới đạo Hồi.
Quang cảnh bên ngoài nhà thờ Hồi giáo Sheikh Zayed
Lối vào đi qua các cổng vòm, lối đi của nam giới và phụ nữ khác nhau
Sự lộng lẫy bắt đầu từ khi bước chân vào tòa nhà. Cỏ Juicy, đá cẩm thạch, đẹp và rất sạch
Nhà thờ được bao bọc bằng hồ và kênh đào nhân tạo, tổng diện tích lên đến 7800 m2
Đại nhà thờ Hồi giáo Sheikh Zayed mở cửa cho cả khách du lịch không theo đạo Hồi, phải tuân thủ một số quy định, có hướng dẫn viên cho các nhóm tham quan
Người bảo vệ đang cố gắng an ủi một cậu bé bị lạc trong thánh đường
Tường, sàn và trần nhà của nhà thờ làm bằng 28 loại đá cẩm thạch (trắng, hồng, xanh lá cây, nâu,...).
Các bức tường được khảm bằng vàng, xà cừ, ngọc trai,đá quý
Phụ nữ bắt buộc phải có khăn trùm đầu, riêng khách nữ Trung Quốc thì lại đội mũ và chùm khăn theo cách riêng của mình
Một số khách nữ không cảm thấy nóng bức, họ trùm đầu bằng khăn tắm của khách sạn
Vào cửa thánh đường, khách du lịch bắt buộc phải cởi giày
Đồng hồ ghi thời gian làm lễ cầu nguyện
Hầu hết các bức tường được trang trí bằng gốm và đá bán quý
Cửa vào chính điện của nhà thờ Hồi giáo
Sự hoành tráng là ấn tượng đầu tiên khi nhìn thấy bộ đèn chùm sang trọng này. Tổng cộng, trong hội trường chính điện có 7 chiếc, hầu hết được dát bằng vàng lá và trang trí bằng pha lê Swarovski. Đường kính của đèn chùm lớn nhất là 10 m, chiều cao là 15 mét và trọng lượng khoảng 12 tấn.
Tường, cột, trần nhà đều khoe những họa tiết phù điêu phức tạp.
Các bức tường được chiếu sáng bằng sợi quang, làm như vậy để các tín đồ không phân tâm khi cầu nguyện.
Chiếc đèn chùm này có kích thước nhỏ hơn, nhưng cũng rất ấn tượng
Kệ kinh Coran đươc đặt ở nhiều nơi. Dưới sàn là tấm thảm Iran có diện tích hơn 5.500m2 với trọng lượng khoảng 50 tấn. Tấm thảm độc đáo được sản xuất thủ công trong hai năm với một nghìn thợ dệt, sử dụng khoảng 35 tấn len và 12 tấn bông.
Nhà thờ Hồi giáo không chỉ là một tòa nhà tôn giáo tín ngưỡng, mà còn là một trung tâm văn hóa. Tòa tháp nằm ở phía bắc có một thư viện, một bộ sưu tập sách khổng lồ, bao gồm cả sách hiện đại và cổ xưa, dành cho nhiều lĩnh vực như khoa học, văn hóa, nghệ thuật và thư pháp.