Không quân Nga bắn hạ tiêm kích MiG-29 của Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Một chiếc MiG-29 của Không quân Ukraine được cho là đã bị bắn rơi trong trận không chiến vào ngày 26/6.
Không quân Nga bắn hạ tiêm kích MiG-29 của Ukraine (Ảnh: Military Watch Magazine)
Không quân Nga bắn hạ tiêm kích MiG-29 của Ukraine (Ảnh: Military Watch Magazine)

Một chiếc MiG-29 của Không quân Ukraine được cho là đã bị bắn rơi trong trận không chiến vào ngày 26/6, Bộ Quốc phòng Nga xác nhận vào ngày hôm đó rằng một trận không chiến đã xảy ra trên bầu trời Ukraine gần thành phố Zelenodolsk ở Vùng Dnepropetrovsk, trong đó một chiếc MiG của lực lượng Không quân Ukraine đã bị bắn hạ.

Vụ việc diễn ra trong bối cảnh Ukraine tiếp tục nhận được sự hỗ trợ đáng kể từ các quốc gia thành viên NATO để duy trì hoạt động của các máy bay MiG-29, bao gồm cả phụ tùng thay thế và một loạt vũ khí phóng từ trên không. Ước tính, Ukraine đã kế thừa khoảng 200 máy bay chiến đấu MiG-29 khi Liên Xô sụp đổ, mặc dù đội bay của họ chỉ được duy trì ở mức khoảng 35 chiếc trong những năm 2010 với số giờ huấn luyện thấp và tỷ lệ sẵn sàng không cao.

Không giống như các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-27, các máy bay MiG-29 của Ukraine phù hợp hơn nhiều khi hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt, không cần bảo dưỡng nhiều và có thể cất hạ cánh từ các đường bay ngắn tạm thời. Gia nhập Lực lượng Không quân Liên Xô từ năm 1982, MiG-29 được thiết kế để triển khai tới tiền tuyến châu Âu chống lại NATO bởi các lực lượng Liên Xô và Khối Hiệp ước Warsaw trong Chiến tranh Lạnh. Tuy nhiên, độ bền, cảm biến và khả năng không đối không của máy bay này kém xa so với Su-27, với khoảng cách công nghệ giữa máy bay phản lực do Liên Xô chế tạo và máy bay chiến đấu đời đầu của Nga cách nhau khoảng hai thập kỷ.

Những chiếc MiG-29 của Ukraine bị phá hủy trên đường băng (Ảnh: Military Watch Magazine)
Những chiếc MiG-29 của Ukraine bị phá hủy trên đường băng (Ảnh: Military Watch Magazine)

Mặc dù hiệu suất bay của nó vẫn thuộc hàng "top" trên thế giới đối với một máy bay cùng kích thước, nhưng tuổi đời của các cảm biến, hệ thống điện tử hàng không và vũ khí của MiG-29 được cho là không thể gây ra mối đe dọa cho các máy bay chiến đấu hiện đại của Nga. Mặc dù vẫn chưa rõ máy bay chiến đấu nào của Nga đã bắn hạ MiG-29, nhưng nhiều khả năng Su-35 đã tham gia các cuộc không chiến và đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động triển khai từ các sân bay ở cả Nga và Belarus. Su-35 sử dụng 3 radar mảng pha, 2 trong số đó là radar AESA và bộ tác chiến điện tử Khibiny-M. tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động. Ngoài ra Không quân Nga được cho là cũng đã triển khai mẫu tiêm kích hiện đại Su-57 trong cuộc chiến với Ukraine, không loại trừ khả năng Su-57 chính là máy bay bắn hạ MiG-29.

Theo Military Watch Magazine