Ông Regis de Castelnau, luật sư và chính trị gia, một nhân vật công chúng nổi tiếng hôm 20/6 đã viết trên tài khoản Twitter của mình, khẳng định hai khẩu pháo tự hành Caesar của Pháp viện trợ cho Ukraine đã bị quân Nga thu giữ trong tình trạng còn nguyên vẹn, hiện nay các chuyên gia tại Nhà máy chế tạo xe hơi Ural của Nga đang tiến hành nghiên cứu công nghệ tiên tiến của loại vũ khí này.
Trong khi đó, phía quân đội Ukraine vẫn tuyên bố tất cả các cỗ pháo do Pháp sản xuất mà quân đội Ukraine nhận được vào cuối tháng 5 hiện đều đang ở tiền tuyến.
Nhà máy chế tạo ô tô Ural đã bày tỏ sự "cám ơn" đối với việc Tổng thống Pháp Macron chuyển giao pháo tự hành 155mm Caesar cho Ukraine. Loại pháo tự hành tiên tiến này của Pháp khác với khẩu Msta-S của Nga, chỉ cần ba người vận hành. Các cư dân mạng Nga đã nhắn gửi: “Xin Ngài chuyển lời cảm ơn đến Tổng thống Emmanuel Macron về việc tặng với pháo tự hành Ceasar. Tất nhiên, công nghệ của nó thô sơ, không sánh được loại Msta-S của chúng tôi! Nhưng mặc dù như thế, chúng tôi cũng hoan nghênh ông ấy gửi tới nhiều hơn - chúng tôi sẽ giải quyết nó”.
Ông Regis de Castelnau thông báo hai cỗ pháo tự hành Caesar viện trợ Ukraine đã bị rơi vào tay quân Nga. |
Theo dữ liệu công khai, Pháp đã chuyển giao tổng cộng 18 cỗ pháo tự hành Caesar cho Ukraine trong hai đợt. Chiếc đầu tiên trong số 12 cỗ pháo đợt đầu được đưa vào trang bị trong quân đội Ukraine vào đầu tháng 5, và lô thứ hai gồm 6 chiếc đã được chở đến trong tháng 6 này. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo giao hàng đợt hai.
Caesar là loại đại pháo tiên tiến của Pháp, tiên tiến đến mức chính quân đội Pháp còn không được trang bị nhiều.
Pháo tự hành 155mm Caesar do công ty GIAT của Pháp phát triển. Nguyên mẫu của lựu pháo tự hành Caesar đã được trình diễn vào năm 1994 và năm 2002, quân đội Pháp đã nhận được lô pháo tự hành này đầu tiên. Từ năm 2007, loại pháo này được sản xuất hàng loạt. Mỗi cỗ pháo có cơ số đạn mang theo 18 quả, tốc độ bắn 6 phát/phút. Lựu pháo này có thể sử dụng tất cả các loại đạn pháo cỡ 155mm của các nước thành viên NATO.
Cấu tạo cơ bản của pháo tự hành Caesar. |
Mỗi cỗ pháo tự hành Caesar có tổng cộng 500 bộ phận, nặng gần 18 tấn, đặt trên khung gầm xe tải bọc thép 6 bánh lốp có khả năng cơ động mạnh mẽ trên mặt đất. Nó được đánh giá tốt hơn nhiều so với loại lựu pháo M777 của Mỹ.
Mỗi cỗ pháo Caesar có giá khoảng 5 triệu euro và là một thành công về mặt thương mại khi được xuất khẩu sang nhiều nước. Các nước Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Indonesia, Marocco, Thái Lan và Ả Rập Saudi đã ký kết mua loại pháo này.
Lithuania cũng đã ký hợp đồng mua pháo Caesar trị giá 600 triệu euro vào tháng 2 năm nay, dự kiến sẽ đặt mua 33 chiếc, thời gian giao hàng bắt đầu từ năm 2026.
Trên thực tế, do những khẩu pháo tối tân này quá đắt, nên bản thân quân đội Pháp cũng chỉ có 76 cỗ. 18 chiếc được gửi đến Ukraine được lấy từ các nguồn pháo ngạch dự trữ này. Hiện tại, Pháp vẫn chưa đặt hàng để mua bổ sung vào kho dự trữ của mình.
Pháo Caesar đang nhả đạn (Ảnh: Baidu). |
Pháo Caesar chắc chắn là một loại pháo chủ lực tiên tiến của Ukraine, trước đây quân đội Ukraine vốn chỉ có những loại pháo cũ không cơ động, chỉ có thể kéo di chuyển sau khi bắn.
Pháo Caesar cũng là tài sản chủ đạo của quân đội Ukraine, trước khi xảy ra chiến tranh với Nga, họ vốn chỉ có các hệ thống pháo không tự cơ động kiểu cũ.
Pháo Caesar được cho là rất dễ quản lý. Các chỉ huy Ukraine giải thích rằng trước hết là nó có quy trình bắn nhanh nên tiết kiệm được nhiều thời gian; việc bắn nhanh rồi rút nhanh sẽ giúp không bị đối phương trả đũa nhanh chóng.
Chỉ có một vấn đề duy nhất là những thiết bị hạng nặng này của NATO khi bị hư hỏng ở mặt trận thì không thể tháo dỡ và không thể sửa chữa. Thứ hai, ngay cả khi loại trang thiết bị này được lấy về từ chiến trường, thì cơ hội nó được sửa chữa hoàn toàn cũng sẽ rất ít.
Có ý kiến cho rằng, với tình hình quân đội Ukraine hiện nay, dù vũ khí có tối tân đến mấy cũng đều có thể bị họ “tặng” cho quân đội Nga. Cứ thế này, phương Tây rất có thể sẽ lấy đây làm cớ để giảm cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Trên thực tế thì người Mỹ đã lấy đây làm cái cớ để đình chỉ việc cung cấp máy bay không người lái trinh sát và tấn công MQ-1C Gray Eagle do hãng General Atomics chế tạo cho quân đội Ukraine!
Lựu pháo tự hành Caesar được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực ATLAS do GIAT và EADS Defense Electronics phát triển; tích hợp hệ thống dẫn đường SAGEM Sigma 30, máy tính điều khiển hỏa lực DE CS-2002G, hệ thống định vị toàn cầu GPS, radar đo tốc độ đầu nòng ROB -4 và chuỗi dữ liệu chiến thuật, không cần đo đạc địa lý bằng nhân lực trước khi bắn. Việc rút cuốc, hệ thống nạp đạn bán tự động và nâng hạ nòng pháo của Caesar đều được điều khiển bằng bảng điều khiển phía sau thùng xe, không cần điều khiển trực tiếp trong ca bin. Chỉ mất 1 phút để Caesar bắt đầu khai hỏa từ khâu chuẩn bị, và chỉ cần 3 phút để rút khỏi vị trí sau khi bắn 6 quả đạn.
Pháo tự hành Msta-S của Nga (Ảnh: RIA). |
Về thiết kế đạn dược, Caesar có nhiều lựa chọn đạn dược, bao gồm đạn phá cao (High Explosive, HE) theo tiêu chuẩn NATO, đạn sát thương người và vật tư, đạn “mẹ, con” Ogre shell, đạn chống thiết giáp. Đạn Ogre shell tiêu chuẩn có tầm bắn 35km, là loại đạn mẹ có thể rải 378 quả đạn con trên diện tích 3 ha, ngoài ra đạn Ogre còn có thể sử dụng thuốc nổ mạnh, đạn sát thương người, đạn cháy chống kho dầu và các đầu đạn khác; loại đạn tăng tầm phản lực có tầm bắn có thể đạt 42 ~ 50km.
Một số thông số kỹ thuật: trọng lượng mỗi cỗ pháo nặng 17,7 tấn, chiều dài: 10m, chiều rộng 2,55m, chiều cao: 3,7m, kíp xe: 3 người. Tốc độ lớn nhất: 100km/h đối với đường quốc lộ và 50 km/h đối với chạy băng đồng. Tầm hoạt động: một cơ số dầu có thể cơ động được 600km.