Khám phá hệ thống tên lửa phóng loạt LRU Pháp vừa viện trợ cho Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Quân đội Ukraine hôm 29/11 thông báo đã nhận được hệ thống tên lửa phóng loạt LRU hiện đại và uy lực mạnh do Pháp viện trợ và bày tỏ cám ơn, cho rằng thứ vũ khí này sẽ giúp quân đội Ukraine trở nên mạnh mẽ hơn.
Ngày 29/11, Pháp đã cung cấp cho Ukraine các hệ thống tên lửa phóng loạt LRU (Ảnh: LTN).
Ngày 29/11, Pháp đã cung cấp cho Ukraine các hệ thống tên lửa phóng loạt LRU (Ảnh: LTN).

Hãng tin Pháp AFP đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksii Reznikov hôm 29/11 đã viết trên Twitter: "LRU từ Pháp đã đến Ukraine! Quân đội Ukraine hiện đã mạnh hơn trong việc răn đe và tiêu diệt kẻ thù". Trong đoạn tweet, ông cũng bày tỏ cảm ơn Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu.

Theo trang tin quân sự MilitaryLeak, hệ thống LRU do Pháp, Đức và Italy hợp tác phát triển, là phiên bản nâng cấp của hệ thống tên lửa phóng loạt M270 với tầm bắn lên tới 70 km và có độ chính xác cao, độ dung sai chỉ 1 mét.

Chỉ cung cấp 3 hệ thống

Với việc được bổ sung LRU, quân đội Ukraine hiện đã có trong tay 4 loại hệ thống rocket phóng loạt, 3 loại đầu là HIMARS do quân đội Mỹ viện trợ, M270 do Anh cung cấp và MARS II do Đức viện trợ.

Theo trang topwar.ru, LRU là một phiên bản "châu Âu" hiện đại hóa của hệ thống phóng loạt tên lửa M270 MLRS của Mỹ. Do khả năng hạn chế, quân đội Pháp sẽ chỉ có thể viện trợ cho Ukraine 3 xe phóng, không rõ liệu đạn dược có được tăng cường không.

Theo truyền thông Pháp, 3 xe phóng LRU này được rút từ các đơn vị chiến đấu của lực lượng Lục quân Pháp để chuyển giao cho Ukraine.

Các hệ thống LRU của Pháp trong một cuộc diễu binh (Ảnh: Topwar).

Các hệ thống LRU của Pháp trong một cuộc diễu binh (Ảnh: Topwar).

Việc được cung cấp các giàn phóng LRU của Pháp sẽ cho phép Ukraine Ukraine gia tăng số lượng hệ thống MLRS bánh xích kiểu NATO. Cho đến nay, quân đội Ukraine đã nhận được khoảng một chục hệ thống thuộc dòng MLRS từ các đối tác nước ngoài. Đó là những hệ thống M270 nguyên bản của Mỹ với nhiều sửa đổi khác nhau và các hệ thống MARS II của Đức. Với các sản phẩm của Pháp, tổng số xe phóng sẽ nhiều hơn 10-12 chiếc.

Vào cuối những năm 1980, hệ thống MLRS M270 của Mỹ bản nâng cấp đầu tiên đã được lực lượng mặt đất của Pháp sử dụng. Trong vài năm sau đó, hơn 60 hệ thống như vậy đã được quân đội mua. Cùng với xe phóng, các đạn tên lửa không điều khiển đã được đặt hàng vào thời điểm đó.

Phiên bản châu Âu hệ thống MLRS M270

Hoạt động của thiết bị như vậy ở cấu hình ban đầu tiếp tục cho đến cuối những năm 1990. Sau đó, Pháp, Đức và Italy đã đồng ý cùng nghiên cứu phát triển một dự án hiện đại hóa MLRS hiện có. Phiên bản cập nhật như vậy sẽ cải thiện tất cả các tính năng chính, đảm bảo khả năng tương thích với các loại đạn tên lửa thế hệ mới và có tính đến các thỏa thuận quốc tế mới nhất.

Dự án hiện đại hóa được một số công ty châu Âu cùng thực hiện, các Công ty Krauss-Maffei Wegmann của Đức và Airbus Defense and Space của Pháp đóng vai trò chủ đạo. Họ đã phát triển hầu hết các thiết bị và công cụ mới.

Một hệ thống LRU đang cơ động (Ảnh: Topwar).

Một hệ thống LRU đang cơ động (Ảnh: Topwar).

Năm 2011, Bộ Quốc phòng Pháp ra lệnh nâng cấp hiện đại hóa các hệ thống M270 MLRS. Do nhu cầu của quân đội giảm và khả năng tài chính hạn chế, Pháp quyết định chỉ nâng cấp 13 hệ thống. Chúng được gọi là “tên lửa phóng loạt đơn” (Lance-Roquettes Unitaire, LRU). Các hệ thống còn lại đã được gửi đến kho để bảo quản; số phận tương lai của chúng vẫn chưa được xác định.

Song song với LRU của Pháp, MLRS của Đức và Italy cũng được hiện đại hóa. Sau khi nâng cấp, hệ thống của Đức được gọi là MARS II và hệ thống của Italy được gọi là MLRS-I. Việc cải tiến nâng cấp của ba quốc gia được xây dựng lại theo một dự án chung và thực tế không khác nhau mấy.

Mùa hè này, Đức đã gửi một số hệ thống MARS II tới Ukraine. Bây giờ Pháp đã gửi một số lượng nhỏ tới. Thật kỳ lạ, quân đội Pháp chỉ gửi đến Ukraine 3 trong số 13 hệ thống có sẵn, tức là một phần tư số xe. Điều này đặt ra câu hỏi về việc duy trì hoặc phát triển thêm pháo phản lực của Pháp.

Dàn phóng M270 của Mỹ (Ảnh: Sina).

Dàn phóng M270 của Mỹ (Ảnh: Sina).

Sự khác biệt đáng kể

Dự án hiện đại hóa M270 của Châu Âu giữ lại một số đơn nguyên chính của hệ thống trong khi thay thế các đơn nguyên khác. Vì vậy, họ đảm bảo khả năng tương thích với các loại đạn mới, cải thiện các đặc điểm chính và khắc phục các vấn đề khác. Nhìn chung, dự án châu Âu như LRU, MARS II, MLRS-I cũng tương tự như M270A1 của Mỹ đã nâng cấp, hiện đại hóa.

Trong quá trình nâng cấp, cấu ​​trúc LRU không thay đổi. Khung gầm bánh xích với khả năng off-road mạnh mẽ vẫn được sử dụng. Nó có một bệ phóng gồm hai container mang tên lửa. Đồng thời, thiết bị loại bỏ hệ thống nâng hạ thủy lực, thay thế bằng động cơ điện tiên tiến hơn.

Bộ điều khiển hỏa lực tiêu chuẩn đã được thay thế bằng EFCS (Hệ thống điều khiển hỏa lực châu Âu) mới của hãng Airbus có khả năng hoạt động trong các vòng điều khiển hiện đại và cho phép sử dụng các tên lửa thuộc họ GMLRS. Trong trường hợp này, không phải tất cả các loại tên lửa đều có thể được sử dụng. Theo công ước hiện có EFCS cấm sử dụng đầu đạn mang bom chùm (đạn cat-xet).

Do đó, tải trọng đạn và các chất tương tự của của MLRS LRU chỉ bao gồm các phiên bản khác nhau của đạn M31 đã sửa đổi. Tùy thuộc vào sửa đổi, chúng có tầm bắn ít nhất 80-85 km. Hệ thống định vị và điều khiển vệ tinh cho phép tên lửa có độ chính xác cao. Tất cả các biến thể của đạn M31 đều mang đầu đạn phân mảnh nặng 91 kg có sức nổ mạnh.

Hệ thống MLRS LRU của Pháp đang phóng tên lửa (Ảnh: Topwar).

Hệ thống MLRS LRU của Pháp đang phóng tên lửa (Ảnh: Topwar).

Hạn chế và vấn đề

Cho đến nay, khoảng hơn một chục hệ thống tên lửa phóng loạt M270 phiên bản khác nhau đã được gửi tới Ukraine. Ngoài ra, một số lượng đáng kể các sản phẩm M142 HIMARS kiểu mới đã được chuyển nhượng. Nay số lượng các hệ thống sẽ tăng thêm do việc Pháp chuyển giao thêm 3 xe.

Tuy nhiên, Pháp dự kiến ​​chỉ chuyển giao 3 xe phóng tự hành. Có thể dễ dàng nhận thấy rằng trang bị như vậy là không đủ để tăng cường sức mạnh đáng kể cho pháo binh tên lửa Ukraine. 3 xe phóng sẽ chỉ cho phép Ukraine lập một trung đội hỏa lực và không thể mong đợi bất kỳ thành tựu xuất sắc nào từ một đơn vị như vậy.

Do các yêu cầu cụ thể của quân đội Pháp, các hệ thống MLRS chỉ có thể sử dụng một loại tên lửa, trong khi các loại đạn tên lửa khác đều bị loại trừ. LRU không thể bắn các tên lửa nguy hiểm nhất mang theo đạn chùm hoặc đầu đạn "dự phòng", cũng không được cung cấp tên lửa chiến thuật có thể tương thích.

Đạn tên lửa M31 có tính năng khá cao, nhưng không được đảm bảo sử dụng thành công. Quân đội Ukraine thường cố gắng tấn công các mục tiêu quân sự hoặc dân sự của Nga. Phần lớn các tên lửa đang bay và đôi khi là tất cả các sản phẩm, đều bị hệ thống phòng không của Nga đánh chặn thành công; kết quả khi sử dụng LRU của Pháp cũng có thể như vậy.

Trong khi khai hỏa, MLRS để lộ vị trí và có nguy cơ bị phản pháo. Ngoài ra, các xe chiến đấu cũng có thể bị phát hiện trong bãi đậu hoặc khi di chuyển tới phía vị trí khai hỏa. Cho đến nay, các lực lượng Nga đã phá hủy thành công một số hệ thống MLRS nước ngoài được chuyển đến Ukraine. Những chiếc xe LRU của Pháp cũng có thể không tránh khỏi số phận như vậy.

Do đó, các đối tác nước ngoài dù đã cam kết cung cấp thêm viện trợ kỹ thuật quân sự cho Ukraine, nhưng giá trị thực sự của nó vẫn còn là dấu hỏi. Chỉ có một số lượng hạn chế xe chiến đấu được chuyển giao cho Ukraine. Thiết bị của Pháp dường như ít ảnh hưởng đến tiềm năng của người nhận và rất có khả năng sẽ sớm không tồn tại.

Đồng thời, tình huống xảy ra với LRU MLRS có một đặc điểm gây tò mò giúp phân biệt nó với các sự kiện "viện trợ" khác cho Ukraine. Vì một số lý do, Pháp đã quyết định chuyển giao 3 xe trong số 13 chiếc đang sở hữu, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng phòng thủ của chính họ. Quân đội Pháp có khả năng khôi phục các chỉ số định lượng về lý thuyết, nhưng không rõ liệu nó có được sử dụng hay không. Tại sao Pháp thực hiện một bước đi như vậy cũng là một câu hỏi.