Kể từ khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine đến nay, nhiều quốc gia Âu Mỹ đã không tiếc sức viện trợ cho Ukraine về kinh tế, ngoại giao, tình báo, quân sự, đặc biệt là hỗ trợ về trang bị thiết bị quân sự, trong đó các loại vũ khí như tên lửa chống tăng Javelin, tên lửa phòng không "Stinger", lựu pháo M777 155mm của Mỹ, lựu pháo "Caesar" 155mm của Pháp, UAV TB-2 của Thổ Nhĩ Kỳ…đều đã xuất hiện trong cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Ngày 19/8, Mỹ công bố một đợt viện trợ mới trị giá 775 triệu USD, trong đó có máy bay không người lái (UAV) "Scan Eagle" và tên lửa chống bức xạ AGM-88 "Harm". Điều này có nghĩa là pháo binh tiền tuyến và các hệ thống phòng không dã chiến của Nga sẽ phải đối mặt với những thách thức khắc nghiệt hơn.
Danh mục các loại vũ khí viện trợ cho Ukraine lần này được đăng trên trang web BQP Mỹ. |
Trong thời kì đầu của cuộc chiến, nhiều nước châu Âu và Mỹ đã “ném” các thiết bị của Liên Xô sang Ukraine. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, quân đội Ukraine đều bị mất ưu thế trên không, bị đánh một cách bị động, phần lớn binh sĩ có kinh nghiệm chiến đấu đã bị giết hoặc đầu hàng; sức chiến đấu cũng giảm mạnh, và hậu quả là những vũ khí trang bị Liên Xô chế tạo do châu Âu và Mỹ viện trợ nhanh chóng cạn kiệt.
Trong lúc tuyệt vọng, các nước Âu Mỹ chỉ có thể miễn cưỡng chuyển giao các thiết bị đang hoạt động hoặc tổ chức cho các hãng sản xuất vũ khí làm thêm giờ để sản xuất thiết bị mới, rồi liên tục gửi số vũ khí này tới Ukraine.
Một khi khoản viện trợ 775 triệu USD lần này được đưa đến, chắc chắn nó sẽ gây ra mối đe dọa lớn hơn đối với quân đội Nga ở tiền tuyến.
UAV Scan Eagle được phóng lên bằng máy phóng nén khí (Ảnh: QQ). |
Danh sách viện trợ mới nhất do Lầu Năm Góc công bố bao gồm 15 máy bay không người lái "Scan Eagle", 16 pháo 105mm và 36.000 viên đạn, 50 xe chống phục kích "Humvee", 1.500 tên lửa chống tăng "TOW", 1.000 tên lửa chống tăng "Javelin" và một số lượng không rõ tên lửa chống bức xạ AGM-88 "Harm", Trong đó UAV "Scan Eagle" và tên lửa chống bức xạ AGM-88 được coi là có thể gây ra mối đe dọa lớn cho quân đội Nga.
UAV "Scan Eagle" là một loại máy bay trinh sát không người lái loại nhỏ có thời gian hoạt động liên tục lâu được một công ty con của Boeing phát triển. Nó được trang bị cho Hải quân Hoa Kỳ vào năm 2005. Nó có sải cánh 3,1 mét, chiều dài thân 1,4 mét và nặng khoảng 20 kg; có thể bay liên tục 20 giờ, tốc độ bay tối đa là 150 km/h và trần bay tối đa là 6000 mét.
UAV chỉ nặng 20kg, một người có thể mang được (Ảnh: QQ). |
Mặc dù có kích thước nhỏ nhưng "Scan Eagle" được trang bị radar khẩu độ tổng hợp, camera độ phân giải cao và hệ thống phát hiện hồng ngoại, có khả năng trinh sát chiến trường rất mạnh; có thể phát hiện trận địa pháo, xe tăng thiết giáp, sở chỉ huy của đối phương rồi truyền thông tin về, dẫn đường cho pháo binh hoặc máy bay chiến đấu của Ukraine tấn công mục tiêu.
"Scan Eagle" có kích thước nhỏ, thời gian bay dài và khả năng trinh sát mạnh mẽ. Đây là một mục tiêu bay thấp, nhỏ và chậm chạp, khó khăn trong việc phòng không. Để đánh chặn thành công nó đòi hỏi sự kiên nhẫn và kỹ năng cao. Điều quan trọng là việc phóng và thu hồi nó không yêu cầu đường băng chuyên dụng mà sử dụng thiết bị phóng máy phóng khí nén để máy phóng cất cánh. Khi thu hồi, hệ thống bắt dây được gọi là "skyhook" sử dụng trạm điều khiển cố định hoặc gắn trên xe di động. Việc bố trí cực kỳ linh hoạt, thậm chí có thể mang trên ô tô và tàu thủy nên quân đội Nga rất khó khóa và tiêu diệt.
UAV Scan Eagle được thu hồi bằng hệ thống dây Skyhook trên boong tàu. Bên trái là máy phóng nó lên (Ảnh: QQ). |
Còn AGM-88 "Harm" là loại tên lửa chống bức xạ mà Hoa Kỳ đã sử dụng từ năm 1983. Tên lửa chống bức xạ AGM-88 "Harm" dài 4,1 m, đường kính 25,4 cm, sải cánh 1,1 m, tốc độ bay tối đa Mach 2, đầu đạn nặng 66 kg, tầm bắn tối đa 150 km.
Do đầu dẫn tên lửa chống bức xạ AGM-88 "Harm" sử dụng các phương thức dẫn đường vệ tinh, quán tính, radar sóng milimet… cộng với các thuật toán tiên tiến để tính toán vị trí radar của đối phương, ngay cả khi đối phương tắt radar cũng vẫn bị đánh trúng.
Sau khi tên lửa chống bức xạ AGM-88 "Harm" được đưa vào trang bị, nó đã liên tiếp được sử dụng trong nhiều cuộc chiến thực tế như Chiến tranh vùng Vịnh, Chiến tranh Iraq, Chiến tranh Libya và đạt được kết quả tốt. Nay khi Ukraine được Mỹ viện trợ tên lửa chống bức xạ AGM-88 "Harm", các đài radar ở tuyến một và tuyến hai của Nga sẽ đối mặt với mối đe dọa lớn.
Tên lửa chống bức xạ AGM-88 đã được Mỹ cung cấp cho Ukraine (Ảnh: QQ). |
Mặc dù Không quân Ukraine hiện vẫn chỉ được trang bị các máy bay chiến đấu kiểu Liên Xô chủ yếu là MiG-29 và Su-27, không được trang bị các máy bay chiến đấu do châu Âu và Mỹ sản xuất, và trong ngắn hạn khó có khả năng châu Âu và Mỹ cung cấp máy bay chiến đấu cho Ukraine. Nhưng một khi tên lửa chống bức xạ đã được đưa vào danh sách vũ khí viện trợ, có nghĩa là với sự giúp đỡ của Mỹ, Không quân Ukraine đã hoàn thành việc nâng cấp và cải tiến các máy bay chiến đấu của Liên Xô như MiG-29, do đó nó có khả năng mang và phóng tên lửa chống bức xạ AGM-88 "Harm".
Có tin MiG-29 của Không quân Ukraine đã có thể mang và phóng tên lửa chống bức xạ AGM-88 "Harm" (Ảnh: QQ). |
Trên thực tế, quân đội Nga đã phát hiện mảnh vỡ của tên lửa "Harm" tại tiền tuyến, cho thấy loại tên lửa do Mỹ sản xuất này đã được đưa vào thực chiến. Điều đáng chú ý hơn là do các máy bay chiến đấu của Ukraine đã có thể phóng tên lửa AGM-88 "Harm" nên khả năng cao trong tương lai sẽ có thêm nhiều loại vũ khí chính xác của phương Tây được sử dụng để đánh các mục tiêu của Nga.
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, quân đội Nga mặc dù có không ít sơ hở trong phòng không nhưng đã chiếm được ưu thế kiểm soát trên không, và UAV "Scan Eagle" do Mỹ viện trợ có thể thực hiện trinh sát từ ngoài tầm bắn của súng cao xạ phòng không hoặc tên lửa phòng không vác vai để chỉ dẫn quân đội Ukraine tấn công các mục tiêu của Nga.
Một khi hai loại vũ khí mới được Ukraine đưa vào sử dụng sẽ trở thành mối đe dọa lớn đối với các đài radar của Nga? (Ảnh: QQ). |
Tên lửa chống bức xạ AGM-88 "Harm" có thể được tiêm kích MiG-29 của Không quân Ukraine phóng từ bên ngoài khu vực phòng thủ, sẽ là mối đe dọa chết người đối với các hệ thống radar của Nga.
Sau khi UAV "Scan Eagle" và tên lửa chống bức xạ AGM-88 "Harm" được đưa vào chiến trường, khả năng trinh sát và phản công trên chiến trường của quân đội Ukraine sẽ được cải thiện rất nhiều, quân Nga phải rất cẩn thận đề phòng mới tránh được tổn thất lớn.
Ở một mức độ nào đó, việc Mỹ cung cấp hai loại vũ khí này cho Ukraine cũng đồng nghĩa với việc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn đang leo thang. Cuộc chiến trong thời gian tới sẽ đi theo hướng nào, chúng ta hãy cùng chờ xem!