Hãng thông tấn Nga TASS ngày 22/6 đưa tin, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price ngày 21/6 cho biết Mỹ đang nỗ lực liên lạc với phía Nga về vấn đề lính đánh thuê Mỹ bị bắt ở Ukraine, nhưng chưa nhận được phản hồi từ Moscow.
Theo bản tin của TASS, ông Price nói: “Chúng tôi đã cố gắng liên lạc với chính phủ Nga về những công dân Mỹ có thể bị bắt trong khi chiến đấu ở Ukraine. Vào cuối tuần trước, chúng tôi cũng đã liên hệ với các đối tác Ukraine và với Hội chữ thập Đỏ quốc tế (ICRC), các quốc gia khác và gia đình của các công dân Mỹ được cho là mất tích ở Ukraine".
Ông Price còn nói: "Chúng tôi kêu gọi chính phủ Nga và các tổ chức đại diện của họ, cả công khai và riêng tư, hãy tôn trọng các nghĩa vụ quốc tế của họ đối với tất cả những người bị bắt, bao gồm cả những người bị bắt trong cuộc giao tranh ở Ukraine".
Tuy nhiên, Price cho biết Washington hiện không có thông tin về nơi ở của các công dân Mỹ cũng như các chi tiết khác về tình trạng của họ và "phản hồi duy nhất mà chúng tôi thấy là những gì các quan chức Nga đã nói trong các cuộc phỏng vấn công khai."
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price: chúng tôi đã liên lạc với Nga nhưng không nhận được phản hồi (Ảnh: QQ). |
Ngoài ra, ông John Kirby, điều phối viên truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, nói trong cuộc họp báo vào ngày 21/6 theo giờ địa phương: mọi người rất ‘sốc’ khi Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Peskov nói rằng “các lính đánh thuê Mỹ bị bắt có thể bị kết án tử hình.”
Liên quan đến việc hai lính đánh thuê Mỹ bị bắt ở Ukraine bị báo chí phanh phui gần đây, ông Peskov cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Mỹ rằng phía Nga không thể đảm bảo rằng những người Mỹ bị bắt sẽ không phải đối mặt với án tử hình. Khi được hỏi liệu những lính đánh thuê Mỹ bị bắt có chịu chung số phận như 3 lính đánh thuê nước ngoài đã bị Tòa án Donetsk kết án tử hình trước đó hay không? Ông Peskov trả lời: "Tôi không thể đảm bảo điều gì. Điều đó còn tùy thuộc vào cuộc điều tra."
Về những “lính đánh thuê” Mỹ bị bắt, ông Peskov cũng nói: "Họ là những kẻ làm lính vì tiền, họ tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp trên đất Ukraine, họ bắn và pháo kích vào nhân viên vũ trang của chúng tôi, họ đang gây nguy hiểm cho tính mạng của chính họ, họ cần phải chịu trách nhiệm về những tội ác mà họ đã gây ra”. Ông nói thêm:" Những tội ác này cần phải được điều tra."
Theo tin tức mới nhất từ Hãng thông tấn Nga Sputnik, ngày 21/6, Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov nói với các phóng viên rằng “Đại sứ quán Nga chưa nhận được bất kỳ yêu cầu chính thức nào từ phía Mỹ về việc lính đánh thuê Mỹ bị bắt ở Ukraine.”
"Họ không hề hỏi đại sứ quán của chúng tôi. Tôi xác nhận rằng tôi không hề nhận được yêu cầu này từ người Mỹ", ông Antonov nói.
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov: chúng tôi không hề nhận được yêu cầu nào của phía Mỹ (Ảnh: QQ). |
Trước đó, tờ Daily Telegraph của Anh ngày 15/6 đã đăng một tin độc quyền nói, các nguồn tin tiết lộ rằng hai cựu binh sĩ Mỹ đã bị bắt khi đang chiến đấu chống lại quân đội Nga ở Ukraine, họ được cho là những người Mỹ đầu tiên trở thành tù nhân chiến tranh của Nga. Báo này cũng cho biết việc bắt giữ hai người Mỹ sẽ rất nhạy cảm về mặt ngoại giao, vì Điện Kremlin có thể cố gắng sử dụng vụ việc làm bằng chứng cho thấy Mỹ có liên quan trực tiếp đến xung đột quân sự Nga-Ukraine.
Sau đó, trang web Russia Today (RT) của Nga ngày 17/6 đã đăng tải nội dung và hình ảnh về các cuộc phỏng vấn với những người Mỹ này. Các “lính đánh thuê” Mỹ cho biết trong cuộc phỏng vấn rằng họ đã đầu hàng lực lượng Nga sau khi bị các chỉ huy Ukraine bỏ rơi, và hai người này cảnh báo các cựu binh khác nên "suy nghĩ kỹ" trước khi đến Ukraine.
Liên quan đến các “lính đánh thuê nước ngoài” chiến đấu chống lại quân đội Nga ở Ukraine, Tòa án vùng Donetsk ngày 9/6 đã tuyên án tử hình 3 người nước ngoài đã chiến đấu cho Ukraine, trong đó có 2 người Anh. Tờ Daily Telegraph cho biết, hiện tại, phía Anh đang tiến hành các cuộc đàm phán liên quan.
Trước đó, hai công dân Mỹ bị bắt trên chiến trường Nga - Ukraine đã gây chấn động quốc tế. Bộ Quốc phòng Nga đã tuyên bố cứng rắn rằng “các lính đánh thuê nước ngoài không được hưởng sự đối xử với tù binh chiến tranh được quy định trong Công ước Geneva”. Dư luận phương Tây bắt đầu lo ngại hai người Mỹ bị bắt rất có thể bị nhận án tử hình như 2 người Anh và 1 người Marocco.
Dư luận Mỹ lo ngại hai công dân Mỹ sẽ bị kết án tử hình như 2 người Anh và 1 người Morocco (Ảnh: AP). |
Tuy nhiên, do cả hai là những “lính đánh thuê” Mỹ đầu tiên bị quân đội Nga bắt giữ và danh tính của họ đặc biệt nhạy cảm, nhiều nhà phân tích suy đoán rằng Nga có khả năng sử dụng hai người này như những con bài đàm phán để "tống tiền” Mỹ. Được biết, gia đình của hai người này ở Alabama đã khẩn cấp liên hệ với văn phòng Thượng viện và Hạ viện tại địa phương sau khi tin tức về việc hai người đàn ông bị bắt truyền về. Các nhà lập pháp của bang này cũng đang chuyển áp lực lên chính quyền Biden thông qua nhiều kênh khác nhau.
Về vấn đề liên lạc giữa hai nước xung quanh việc hai công dân Mỹ bị bắt, có ý kiến cho rằng: Nếu tuyên bố của Đại sứ Nga tại Mỹ là đúng, điều đó có nghĩa là Mỹ không muốn hỏi Nga về tin các công dân Mỹ bị bắt thông qua các kênh ngoại giao chính thức. Điều này có thể là do chính phủ Mỹ không muốn Nga xác định hai người này là những con tin có giá trị.
Ông Price nói như vậy, bởi vì ông không muốn thế giới bên ngoài cho rằng Mỹ đang "thấy chết không cứu" công dân của mình. Điều này sẽ có tác động tiêu cực rất nghiêm trọng đến danh tiếng của chính quyền Biden; nhưng không loại trừ khả năng: Nga đã đơn phương phớt lờ sự liên hệ của Mỹ và chuẩn bị sử dụng hai tù binh chiến tranh để làm to chuyện đổi lại việc chính quyền Biden phải nhượng bộ trong vấn đề Nga-Ukraine.
Cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine tiếp tục cho đến nay, Mỹ đã viện trợ quân sự cho Ukraine trị giá hàng mấy tỷ USD. Các loại tên lửa chống tăng đã tạo ra mối đe dọa lớn đối với lực lượng xe tăng của quân đội Nga, và các hệ thống phóng tên lửa nhiều nòng được cung cấp gần đây đã bù đắp rất nhiều cho sự thiếu hụt hỏa lực mạnh của quân đội Ukraine. Có thể nói, trước sự tấn công của Nga, Ukraine trụ được đến hiện nay một phần là do ý chí chiến đấu, nhưng không thể phủ nhận sự viện trợ quân sự của Mỹ và châu Âu cũng đóng một vai trò không nhỏ. Từ lâu, Nga coi viện trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine là cái gai trong mắt, và Mỹ là một trong những nước viện trợ Ukraine tích cực nhất. Phía Nga có lẽ tranh thủ dùng “thả lính đánh thuê Mỹ” như một điều kiện, để đổi lại việc Mỹ giảm viện trợ Ukraine.
Mỹ là nước viện trợ vũ khí nhiều nhất cho Ukraine chống Nga (Ảnh: QQ). |
Nhưng tiền đề của tất cả những điều này là chính phủ Mỹ phải có ý muốn giải cứu hai công dân bị bắt, như thế Mỹ và Nga mới có thể đến bàn đàm phán. Do quá trình pháp lý của hình phạt tử hình là tương đối dài, cần phải trải qua một loạt các bước như kết án tử hình, chờ đợi kháng cáo, phán quyết cuối cùng và xác định việc thi hành nên hai nước có đủ thời gian và không gian để xoay chuyển.
Đối với chính phủ Mỹ, nếu vấn đề này được xử lý thỏa đáng, nó có thể tạo ra một bầu không khí dư luận rằng "Mỹ đã cố gắng giải cứu, nhưng phía Nga đã phớt lờ"; như một biện pháp đối phó, phía Nga có thể thông qua các kênh khác nhau để tỏ cho thấy “Mỹ đã mặc kệ các công dân bị bắt”.
Tuy nhiên, xét về xu hướng chính trị hiện nay của thế giới phương Tây nhìn chung là chống Nga, Nga không phải là đối thủ của Mỹ trong cuộc chiến dư luận, mục tiêu cuối cùng của họ là đưa Mỹ vào bàn đàm phán. Nhưng chính phủ Mỹ khó có khả năng nhượng bộ Nga vì hai công dân bị bắt.
Chính phủ Mỹ trước đây đã đưa ra một tuyên bố chính thức khuyến cáo công dân không đến Ukraine vào thời chiến. Có lẽ rất khó để Nga muốn chính quyền Biden phải trả giá cho những lỗi lầm cá nhân của “lính đánh thuê.”