Bao nhiêu tiền để xây tháp truyền hình Việt Nam có thể cao nhất thế giới?

Dự án Tháp truyền hình Việt Nam đang được chuẩn bị công tác đầu tư tại khu đất 14ha trung tâm khu đô thị Tây Hồ Tây, độ cao dự tính là 636m, có thể đến khi hoàn thành sẽ là tòa tháp cao nhất thế giới.
Bao nhiêu tiền để xây tháp truyền hình Việt Nam có thể cao nhất thế giới?

Dự án tháp truyền hình Việt Nam vừa được Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư. Theo đó, dự kiến tháp Truyền hình Việt Nam sẽ được xây dựng trên khu đất diện tích hơn 14 ha tại khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây.

Nói như Tổng Giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV) thì đó là “niềm mơ ước của VTV, Việt Nam và Chính phủ sẽ để lại cho thế hệ sau một công trình biểu tượng”. Tổng Giám đốc VTV cũng đã thông tin Thủ tướng nói là tháp truyền hình Việt Nam sẽ cao nhất châu Á. VTV và Niken Sekkei đã ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế, lập dự án, độ cao của tháp dự kiến là 636m, một con số rất đẹp.

Trên thế giới, tháp truyền hình luôn là biểu tượng tiêu biểu của một quốc gia, chẳng hạn như tháp Eiffel nổi tiếng của Pháp, tháp CN Tower của Canada, tháp Canton Tower tại Trung Quốc,… và mới đây là tháp truyền hình cao nhất thế giới cho đến nay Sky Tree của Nhật Bản. Mỗi tháp truyền hình được xây dựng ở những giai đoạn khác nhau, tuy nhiên, chi phí để hoàn thành những công trình này đều tiêu tốn hàng chục đến hàng trăm đô la Mỹ.

Ostankino (Nga)-65 triệu USD

Giai đoạn 1963 đến 1967, tháp truyền hình cao nhất thế giới được xây dựng tại Moskva (Nga) đó là tháp Ostankino với độ cao 540n, khi đó chi phí xây dựng cho dự án này lên tới 65 triệu USD.
Giai đoạn 1963 đến 1967, tháp truyền hình cao nhất thế giới được xây dựng tại Moskva (Nga) đó là tháp Ostankino với độ cao 540n, khi đó chi phí xây dựng cho dự án này lên tới 65 triệu USD.

CN Tower (Canada)-260 triệu USD

Năm 1976,  tháp Canadian National Tower hay còn gọi là CN Tower (Tháp quốc gia Canada) ra đời với độ cao 553m. Được xem là tòa tháp truyền hình cao nhất thế giới thời bấy giờ với kinh phí đầu tư lên tới 260 triệu USD. Một trong những công trình biểu tượng của Toronto, Canada. Mỗi năm thu hút tới 2 triệu lượt khách tham quan.Năm 1976, tháp Canadian National Tower hay còn gọi là CN Tower (Tháp quốc gia Canada) ra đời với độ cao 553m. Được xem là tòa tháp truyền hình cao nhất thế giới thời bấy giờ với kinh phí đầu tư lên tới 260 triệu USD. Một trong những công trình biểu tượng của Toronto, Canada. Mỗi năm thu hút tới 2 triệu lượt khách tham quan.

Canton Tower (Trung Quốc)-450 triệu USD

Canton Tower có độ cao 600m, là tháp truyền hình cao thứ 2 thế giới ở thời điểm hiện tại. Công trình được xem là biểu tượng tại Quảng Châu, Trung Quốc. Sau 6 năm xây dựng, năm 2010 công trình đã hoàn thành với tổng chi phí 450 triệu USD
Canton Tower có độ cao 600m, là tháp truyền hình cao thứ 2 thế giới ở thời điểm hiện tại. Công trình được xem là biểu tượng tại Quảng Châu, Trung Quốc. Sau 6 năm xây dựng, năm 2010 công trình đã hoàn thành với tổng chi phí 450 triệu USD

Sky Tree (Nhật)-820 triệu USD

Skytree Tokyo hiện là tháp truyền hình cao nhất thế giới với độ cao 634m. Xây dựng trong giai đoạn 2008-2012, tổng chi phí khoảng 820 triệu USD. Hàng năm thu hút rất đông khách du lịch tham quan, là biểu tượng của Tokyo.
Skytree Tokyo hiện là tháp truyền hình cao nhất thế giới với độ cao 634m. Xây dựng trong giai đoạn 2008-2012, tổng chi phí khoảng 820 triệu USD. Hàng năm thu hút rất đông khách du lịch tham quan, là biểu tượng của Tokyo.

Và tháp truyền hình Việt Nam…

Ảnh đồ họa Vnexpress
Ảnh đồ họa Vnexpress

Như vậy, có thể thấy để xây dựng một tháp truyền hình cao nhất nhì thế giới cũng phải tiêu tốn hàng trăm triệu đô la Mỹ, thậm chí trong giai đoạn hiện nay có thể lên tới cả tỷ đô la Mỹ.

Với Dự án tháp truyền hình Việt Nam, hiện các cơ quan chức năng mới đang trong kế hoạch chuẩn bị đầu tư, tuy nhiên, về độ cao đã có chủ trương là phải bậc nhất thế giới. Để có nguồn vốn đầu tư, Thủ tướng đã đồng ý cho phép VTV và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lập công ty cổ phần để đầu tư dự án. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có phương án về chi phí đầu tư dự án tháp truyền hình Việt Nam.

Và mới đây, VTV, SCIC và tập đoàn BRG đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư nhằm tiến tới góp vốn, thành lập công ty cổ phần để chịu trách nhiệm, lập dự án tiền khả thi và chọn nhà thầu thi công công trình này.

Phần vốn góp của VTV sẽ được lấy từ nguồn huy động, cổ phần hóa các doanh nghiệp thuộc đài, trong khi SCIC và BRG sẽ góp từ vốn kinh doanh. Thủ tướng cũng cho phép khi dự án có hiệu quả, VTV và SCIC được phép bán cổ phần để thu hồi vốn.

Theo InfoNet