Xem video lính đặc nhiệm Anh bay lượn đột nhập tàu đối phương như trong phim viễn tưởng

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Không còn là cảnh trong phim viễn tưởng của Marvel, Hải quân Hoàng gia Anh đã chế tạo thành công thiết bị bay phản lực cá nhân để trang bị cho lính đặc nhiệm.
Lính đặc nhiệm tập bay đột kích từ xuồng cao tốc lên tàu đối phương (Ảnh: Hk01).
Lính đặc nhiệm tập bay đột kích từ xuồng cao tốc lên tàu đối phương (Ảnh: Hk01).

Theo trang tin Hồng Kông Hk01ngày 5/5, Nhà máy quân sự Gravity Industries của Anh mới đây đã kết hợp với Hải quân Hoàng gia Anh công bố một đoạn video, cho thấy sự phát triển mới nhất của bộ đồ bay trọng lực kiểu phản lực. Phim mô tả một bài tập thao tác đột kích hạm tàu đang chạy trên biển. Một lính thủy đánh bộ Hải quân Hoàng gia Anh mặc đồ phục bay cất cánh từ xuồng cao tốc và nhanh chóng đổ bộ lên con tàu phía trước, hệt như siêu anh hùng Người sắt (Iron Man) trong phim của Marvel. Công nghệ này là một bước tiến lớn trong việc biến những cảnh trong phim khoa học viễn tưởng trở thành hiện thực.

Người lính rời xuồng cao tốc (Ảnh: Hk01).

Người lính rời xuồng cao tốc (Ảnh: Hk01).

Thiết bị bay phản lực đeo trên lưng người lính là nguồn cung cấp động lực chính, cộng với 4 động cơ phản lực nhỏ hỗ trợ điều chỉnh hướng bay. Sau khi một đoạn phim mô phỏng cuộc tập trận đổ bộ tấn công tàu đối phương trên biển được công khai, đơn vị nghiên cứu và phát triển đã tiết lộ rằng thiết bị bay này có thể bay với tốc độ 128 km/h và có thể leo lên tới độ cao hơn 3.600 mét.

Bay trên không trung (Ảnh: Hk01).

Bay trên không trung (Ảnh: Hk01).

Trên thực tế, Hải quân Hoàng gia Anh đã và đang tiến hành các cuộc thử nghiệm để xác định liệu loại thiết bị bay này có thể được sử dụng trong các chiến dịch quân sự thần tốc theo nhóm và đổ bộ lên tàu hay không. Trong đoạn phim được công khai, sau khi hai phi công hẹn cùng người thứ ba, họ bao vây và đột kích một con tàu. Được biết, đây là cuộc thử nghiệm được thực hiện vào tháng 5 năm ngoái. Vào thời điểm đó, cũng có một cuộc đọ sức giữa người lính mang bộ đồ bay phản lực và máy bay không người lái. Các phi công có thể điều khiển chính xác hướng bay và đá vào máy bay không người lái như đá cầu. Giờ đây, đang thử nghiệm thao diễn thực hiện đổ bộ đột kích hạm tàu trên biển.

Đổ bộ xuống tàu đổi phương (Ảnh: Hk01).

Đổ bộ xuống tàu đổi phương (Ảnh: Hk01).

US Naval Institute (Viện nghiên cứu Hải quân Mỹ) cũng chia sẻ đoạn video ngắn này trên Twitter của họ và cho biết Hải quân Anh đang tiến hành thử nghiệm nhóm tấn công mang bộ đồ bay phản lực để xác định xem loại áo bay này có thể được sử dụng để đột kích nhanh theo nhóm và đột kích lên tàu hay không.

Rời tàu quay về xuồng (Ảnh: Hk01).

Rời tàu quay về xuồng (Ảnh: Hk01).

Viện nghiên cứu này cũng tiết lộ rằng U.S. Special Operations Command (Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt Mỹ) cũng cũng đến đàm phán và thảo luận về khả năng của thiết bị bay trong các hoạt động tác chiến đột kích để trở thành loại vũ khí mới tiềm năng nhất của lục quân. Họ cũng đang đánh giá một bộ đồ bay phản lực cõng sau lưng (jetpack) có thể cho người lính bay với tốc độ vượt quá 200 dặm (322 km) mỗi giờ.

Đổ bộ lên tàu theo nhóm (Ảnh: Hk01).

Đổ bộ lên tàu theo nhóm (Ảnh: Hk01).

Richard Browning, người sáng lập Gravity Industries và là người phát minh ra bộ đồ bay phản lực này, nói rằng công ty đã gặp gỡ các thành viên của Bộ Tư lệnh Tác chiến Đặc biệt Hoa Kỳ, bao gồm cả các thành viên SEAL (Lực lượng biết kích Hải cẩu của Thủy quân lục chiến Mỹ), để thảo luận về tính khả thi sử dụng Jetpack (ba lô phản lực) trong các hoạt động đột kích. Ngoài ra một số công ty dịch vụ cứu hộ cũng đã bắt đầu thử nghiệm xem các nhân viên y tế và cứu hộ có thể sử dụng thiết bị này để bay trực tiếp đến những nơi khó tiếp cận chẳng hạn để giúp giải cứu những người gặp nạn khi leo núi hay không.

Đoạn phim mô tả cuộc thao diễn lính đặc nhiệm từ xuồng cao tốc đột kích lên tàu đối phương của Hải quân Anh (Video: Hk01).