Tiêm kích ném bom Su-34 của Nga được trang bị tên lửa “sát thủ đại dương”

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Bộ Quốc phòng Nga đã hoàn tất việc tích hợp tên lửa tối tân bậc nhất Kh-35U với tiêm kích ném bom Su-34. Trước đó, kết quả thử nghiệm được đánh giá là rất khả quan.
Tiêm kích ném bom Sukhoi Su-34 sẽ được trang bị tên lửa diệt hạm Kh-35U (Ảnh: National Interest)
Tiêm kích ném bom Sukhoi Su-34 sẽ được trang bị tên lửa diệt hạm Kh-35U (Ảnh: National Interest)

Theo đánh giá của giới chuyên gia Nga, hiện nay không có một hệ thống phòng không nào có thể đánh chặn được tên lửa Kh-35U. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, giai đoạn cuối cùng của các cuộc thử nghiệm vừa kết thúc mùa Hè năm nay. Các tiêm kích ném bom Su-34 đã phóng tên lửa Kh-35U ở vùng Viễn Đông. Tên lửa Kh-35U là tên lửa chống hạm, hiện đại nhất của Nga, việc thử nghiệm những tên lửa này này được giao cho trung đoàn không quân, ném bom số 277, đóng ở sân bay Khurba, gần Komsomolsk-on-Amur đảm nhiệm.

Việc tích hợp tên lửa Kh-35U được bắt đầu từ năm 2018. Năm 2019, trung đoàn không quân 277 của quân khu miền Đông được trang bị những tên lửa này. Sau trung đoàn không quân 277, trung đoàn không quân, tổng hợp số 2 của quân khu trung tâm cũng tham gia tích hợp Su-34 với tên lửa Kh-35U.

Tháng 4/2021, Bộ Quốc phòng Nga cho biết các máy bay ném bom của quân khu trung tâm, ở tỉnh Murmansk đã thực hiện tấn công các mục tiêu trên biển bằng tên lửa “không đối đất”. Nguồn tin cho biết, một nhóm các máy bay tiêm kích Su-34 đã di chuyển từ sân bay quân sự Shagol, tỉnh Chelyabinsk tới một căn cứ không quân của Hạm đội phương Bắc ở Bắc cực. Tại đây, các máy bay chiến đấu của Nga đã bay ở những độ cao khác nhau, trong những điều kiện thời tiết khác nhau, thực hành sử dụng vũ khí trong điều kiện Bắc cực. Kết quả cho thấy, các tiêm kích ném bom của Nga có thể bay trên biển độc lập trong một thời gian dài. Việc kiểm tra đã áp dụng cho tất cả các tiêm kích ném bom hiện đại nhất của Nga.

Trao đổi với phóng viên Iz.ru, chuyên gia quân sự Dmitry Boltenkov cho biết: “Được trang bị tên lửa Kh-35U, tiêm kích ném bom Su-34 đã thể hiện được sức mạnh hoàn toàn khác, trong cuộc chiến với các mục tiêu trên biển, những chiếc Su-34 không chỉ tiêu diệt được một, mà cả đội tàu chiến của đối phương. Đến thời điểm hiện nay, việc chống đỡ được dàn hỏa lực cấp tập như vậy từ Su-34, chỉ có thể có trong giấc mơ. Các tàu hộ tống hiện đại và các tổ hợp ven bờ được trang bị Kh-35U quả thực là quyết định hoàn toàn chính xác”.

Vị chuyên gia cho biết thêm, hiện nay quân đội Nga sở hữu hơn 100 chiếc Su-34. Khi được trang bị tên lửa Kh-35U, tiêm kích Su-34 có thể đương đầu với bất kì kẻ thù ven bờ nào của Nga. Có thể nhận định rằng ở một mức độ nào đó, việc trang bị tên lửa chống hạm Kh-35U cho máy bay Su-34 là sự kế thừa ý tưởng đã có từ thời Liên Xô, đó là: “Lực lượng không quân của Hải quân có thể sử dụng tên lửa để tấn công”. Đây là phương tiện tác chiến có thể triển khai nhanh, trên mọi hướng.

Tên lửa Kh-35U có tầm bắn trên 350 km, khối lượng của tên lửa 550 kg, đầu đạn có khối lượng 145 kg. Với các thông số như vậy, Kh-35U có thể dễ dàng đánh chìm tàu chiến hạng trung, phá hủy nghiêm trọng đối với tàu chiến hạng nặng. Kh-35U được trang bị hệ thống dẫn đường tổng hợp, khi đang bay theo quĩ đạo, Kh-35U được điều khiển bởi hệ thống dẫn đường quán tính và thiết bị đo độ cao vô tuyến, khi vào khu vực có mục tiêu, hệ thống radar chủ động được bố trí ở đầu tên lửa sẽ bắt đầu kích hoạt.

Đ ánh chặn Kh-35U là một việc rất phức tạp. Khi tiếp cận mục tiêu, tên lửa Kh-35U bay ở độ cao từ 10 đến 15 m, giai đoạn cuối cùng độ cao giảm xuống còn 4 m. Với độ cao như vậy, hệ thống radar của đối phương không thể phát hiện kịp thời, hệ thống phòng không sẽ không đủ thời gian để phản ứng.

Máy bay ném bom tiêm kích Su-34 là loại máy bay ném bom hiện đại nhất của Nga, có thể giải quyết nhiều nhiệm vụ tác chiến. Su-34 được trang bị động cơ phản lực Al-31F có buồng đốt ở phía sau, với radar Sh-141, phi hành đoàn có thể phát hiện mục tiêu trên không và trên mặt đất, có thể tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không, trên đất liền và trên biển. Buồng lái có hai chỗ, hai phi công ngồi cạnh nhau – như vậy, hai phi công rất thoải mái nếu thời gian bay lâu. Vỏ thép của buồng lái được tăng cường khă năng bảo vệ, giúp kíp lái có thể tấn công mục tiêu ở tầm thấp.