Một chiếc điện thoại thông minh hoặc bộ thiết bị đeo đầu thôi thì chưa đủ. Nội dung của những bộ phim bom tấn, buổi diễn âm nhạc, trận cầu đỉnh cao, tin tức hay các trò chơi sẽ được làm mới bằng một cuộc cách mạng công nghệ cao và tiêu tốn hàng chục tỷ đô đầu tư.
Nó đòi hỏi những người làm nội dung phải “vật lộn” với những ngôn ngữ và cách thức kể chuyện hoàn toàn mới mà không làm người xem bị “say công nghệ” (cybersickness).
Xem phim trên kính VR
Trong một studio của hãng 20th Centery Fox, Ted Schilowitz và các đồng nghiệp đã tất bật nghiên cứu về kích cỡ của các loại điện thoại thông minh và màn ảnh máy quay để tìm ra những thông số và góc quay nhằm làm nổi bật thế mạnh trải nghiệm không gian 3 chiều của VR.
Tại studio của Ted Schilowitz và phòng thí nghiệm công nghệ mới của hãng Fox, đạo diễn Robert Stromberg ( "Maleficent") và Ridley Scott đã cho ra đời siêu phẩm “The Martian” dài 20 phút. Phim được ra mắt trong triển lãm Ces 2016 để mở màn cho những trải nghiệm về phim ảnh thực tế ảo.
Trong “The Martian”, người xem sẽ được hóa thân thành một phi hành gia có khả năng điều hướng các hành tình và phải tự nỗ lực vì mục tiêu sống còn. Họ thậm chí được trải nghiệm cảm giác không trọng lượng trong không gian và lái xe trên sao hỏa. Đó là một cảm giác mà chỉ có kính thực tế ảo mới đem lại cho người xem.
Ban đầu, những bộ phim xem bằng kính VR thường làm cho người xem bị choáng, chóng mặt, mất phương hướng.
Nhiệm vụ của nhà làm phim hiện nay là cải thiện chất lượng hình ảnh và tìm ra các thủ thuật làm phim có thể đưa dẫn ánh mắt người xem, hiệu ứng âm thanh sống động, hiệu ứng chuyển tiếp trong suốt bộ phim mà không làm người xem có cảm giác khó chịu.
Năm 2014, âm thanh cũng là một điểm nhấn gây chú ý trong “Wild - The Experience”, một bộ phim thực tế ảo dài 3 phút xây dụng thương hiệu cho bộ đôi đạo diễn Paul Raphaël and Félix Lajeunesse như những người tiên phong trong lĩnh vực còn non trẻ này.
Phim nói về một phụ nữ đau khổ đi leo đường mòn Pacific Crest, thước phim ngắn này đặt người xem vào vị trí một mình giữa thiên nhiên hoang dã cho đến khi nhân vật của nữ diễn viên Reese Witherspoon xuất hiện.
Sau đó, một giọng nói vang lên mà không có bóng người. Ngay khi quay lại, người xem sẽ nhìn thấy Laura Dern, đóng vai mẹ của nhân vật của Witherspoon. Nếu họ vẫn theo sát Dern thì nhân vật này sẽ đi theo trong phần còn lại của phim.
Nếu họ quay lại nhìn Witherspoon, Dern sẽ biến mất khi người xem quay lại lần sau. Đó là một sự tương tác khá tinh tế mà những phim ảnh khác không có được.
Ông Lajeunesse và Raphael đã đúc kết những bài học của 2 năm vừa qua đó vào dự án mới nhất của họ “LeBron James: Striving for Greatness - Vươn đến vinh quang”, bộ phim sẽ theo sát chế độ dinh dưỡng vào giai đoạn nghỉ hết mùa giải của ngôi sao bóng rổ khi anh chuẩn bị cho mùa giải thứ 13 của mình.
Bằng việc hòa quyện các phân cảnh của James ở phòng tập, trên sân đấu và ở nhà riêng, và James sẽ nói chuyện trực tiếp đến người xem, các nhà làm phim mong muốn lái người xem theo các khoảnh khắc chủ quan lẫn khách quan.
Theo Lajeunesse “khi bạn kể một câu chuyện gần hơn với cách thức não hoạt động, đột nhiên ta sẽ cảm thấy mọi thứ dễ dàng hơn”.
Một giải đấu bóng rổ nhà nghề NBA của Mỹ được xem qua kính VR |
Thể thao đỉnh cao cùng VR
Tháng 10-2015, đương kim vô địch NBA, đội Golden State Warriors đã mở đầu mùa giải của mình khi bán hết vé ở sân Oracle Arena tại Oakland (Mỹ).
Được ngồi ở cạnh sân đấu chỉ dành cho giới giàu có và có quan hệ, khi phải bỏ ra hàng nghìn đô la để có được chỗ ngồi được thèm khát nhất này. Và nhờ vào camera có vẻ ngoài hiện đại có được chỗ ngồi đó, một số fan hâm mộ có thể tận hưởng được diễn biến trên sân như thể họ đã có mặt ở sân.
Đây là lần đầu tiên một sự kiện thể thao chuyên nghiệp được chiếu trực tiếp trên toàn quốc bằng thực tế ảo. Và đó không phải là một hành động ngẫu nhiên.
Đồng sở hữu của đội bóng, giám đốc điều hành giải trí lâu năm Peter Guber, cũng là một nhà đầu tư lớn tại NextVR, một công ty công nghệ thực tế ảo đã quay lại trận mở màn.
Ông ấy, giống như chủ sở hữu của Sacramanto Kings, đánh cược rằng những fan hâm mộ mong muốn trải nghiệm trực tiếp và những nhà tài trợ muốn khai thác đam mê đó, sẽ sẵn sàng trả tiền để có được trải nghiệm này.
Game nhập vai cho trải nghiệm trung thực
Công nghệ thực tế ảo cho phép người chơi nhập vai trực tiếp vào nhân vật để có được những trải nghiệm sống động nhất.
Sự ra đời của VR đã làm mới nhiều game kinh điển từ 2D sang 3D như Pokemon, Dragon Ball, Roller Coaster VR-tàu lượn siêu tốc, VR X-Racer, Lamper VR: Firefly Rescue, End Space VR-lái tàu vũ trụ, Incell VR, Romans From Mars 360 và vô số các trò chơi khác.
VR thích hợp với những trò chơi có tính phiêu lưu, đối kháng, tạo cảm giác mạnh, sôi nổi, hồi hộp hoặc tốc độ cao chỉ với thao tác đơn giản là nghiêng đầu sang các hướng hoặc sử dụng găng tay cảm biến.
VR PlayStation 4 của Sony cũng không nằm ngoài phân khúc giải trí hiện đại này. Nó có khả năng theo dõi chuyển động, mang lại không gian âm thanh 3 chiều và người chơi có thể thỏa sức khám phá thế giới ảo trong không gian 360 độ.
Sony sẽ sớm cung cấp cho người chơi hơn 50 trò chơi tương tác dành cho PlayStation 4 vào cuối năm 2016 này. Ngoài ra, Facebook, Samsung, HTC, Microsoft cũng đang trên con đường cải thiện chất lượng kính VR lẫn phát triển nội dung trò chơi giải trí.
Hiện 10 game được đánh giá là “phải chơi” nếu đang sở hữu kính thực tế ảo gồm: Edga of Nowhere, The Gallery, The Climb, Robinson: the Journey, RIGS, Lucky’s Tal, Minecraft VR, EVE: Valkyrie, Wizard Online, No Man’s Sky.
Tàu lượn siêu tốc trong thế giới ảo
Trò chơi tàu lượn siêu tốc đã được bổ sung thêm một chiếc kính VR tại công viên giả trí Six Flags Magic Mountain (California, Mỹ).
Ngoài việc chơi trò chơi tàu lượn siêu tốc, người chơi được đắm mình trong không gian của kính VR và có những hình ảnh như mình đang vượt chướng ngại vật trong một video game và nhìn thế giới một cách lộn ngược.
Tàu lượn siêu tốc kết hợp với kính thực tế ảo
Theo Tuổi trẻ