Việc giao hàng đã được Mỹ công bố, tuy nhiên các đặc điểm đã biết của hệ thống phòng không này khiến người ta cho rằng món viện trợ này là vô dụng trên thực tế.
Rượu cũ trong bình mới
Vào ngày 10/11, Mỹ thông báo phân bổ một chương trình viện trợ quân sự mới trị giá 400 triệu USD cho Ukraine. Các vũ khí như pháo, tên lửa, phương tiện, thiết bị quân sự sẽ lấy từ hàng tồn kho, nhà kho và các đơn vị quân đội Mỹ.
Hệ thống phòng không chiếm một vị trí đặc biệt trong gói viện trợ mới. Lầu Năm Góc đề xuất chuyển giao cho Ukraine một số lượng nhất định hệ thống phòng không MIM-23 Hawk đã lỗi thời, cũng như 4 hệ thống phòng không tầm ngắn tự hành AN/TWQ-1 Avenger. Loại sau (Avenger - “Người báo thù”) sẽ được trang bị kèm một số lượng không xác định tên lửa FIM-92 Stinger.
Thời gian giao hàng chính xác của hệ thống phòng không này không được công khai. Chúng có thể sẽ được đưa vào Ukraine trong vài tuần tới. Rõ ràng, các bước tính toán đã được thực hiện và các tổ hợp này sẽ có thể được đưa vào sử dụng trong thời gian sớm nhất.
Một đơn vị tên lửa Avenger trong biên chế Lục quân Mỹ (Ảnh: Topwar). |
Mỹ cho rằng việc cung cấp hai hệ thống phòng không đã qua sử dụng này không chỉ là một đợt viện trợ quân sự khác. Các tin trước đó cho biết Mỹ và NATO có kế hoạch khôi phục hệ thống phòng không của Ukraine và xây dựng lại mạng lưới hệ thống phòng không nhiều lớp và radar toàn diện. Do đó, các tổ hợp Hawk và Avenger trong gói viện trợ tiếp theo có thể trở thành một trong những yếu tố đầu tiên của hệ thống phòng không mới.
Tuy nhiên, tính hiệu quả của các biện pháp này - và toàn bộ kế hoạch tái xây dựng hệ thống phòng không của Ukraine, đều có vấn đề. Các yếu tố tiêu cực của các sự kiện viện trợ kỹ thuật quân sự đang tái xuất hiện. Liệu các đối tác nước ngoài có làm gì để khắc phục những yếu tố này hay không vẫn chưa được biết.
Đã phục vụ nhiều thập kỷ
Giống như nhiều loại vũ khí và thiết bị khác được chuyển giao cho Ukraine, hệ thống phòng không Avenger là một vũ khí khá cũ. Nó được hãng Boeing chế tạo đầu những năm 1980. Mục đích của dự án là tạo ra một hệ thống phòng không hiện đại được trang bị tên lửa và súng máy cho lực lượng bộ binh hoặc lính thủy đánh bộ.
Bảo dưỡng tên lửa (Ảnh: Topwar). |
Nhờ sử dụng các thành phần sẵn có, quá trình phát triển dự án này chỉ mất 10 tháng; vào mùa xuân năm 1984, tổ hợp phòng không Avengers đã được thử nghiệm. Việc điều chỉnh và thích ứng hệ thống phòng không với nền tảng Lục quân cần thêm vài năm. Năm 1987, Lầu Năm Góc lần đầu tiên đặt mua tổ hợp Avengers. Đến đầu những năm 1990, các hệ thống phòng không trên khung gầm Humvee này bắt đầu đưa vào các đơn vị chiến đấu và thay thế các pháo tự hành phòng không đã lỗi thời. Tổ hợp được đặt tên là AN/TWQ-1, và xe chiến đấu tự hành dựa trên Humvee được đặt tên là M1097.
Cho đến cuối những năm 1990, Quân đội Mỹ đã mua được nhiều hệ thống phòng không Avenger. Ngoài ra, các thiết bị này đã được cung cấp cho một số nước ngoài. Tổng sản lượng các tổ hợp đã vượt quá 1.100 chiếc. Đồng thời với quá trình sản xuất, quá trình cải tiến đang được tiến hành. Các thí nghiệm được thực hiện bằng cách thay thế đạn tên lửa, thiết bị điều khiển, v.v.
Vào cuối những năm 2000, Lầu Năm Góc đã thay đổi kế hoạch phát triển quân đội, các tổ hợp Avengers chỉ có một vai trò hạn chế. Sau đó, Thủy quân lục chiến hoàn toàn loại bỏ trang bị này, biên chế của lực lượng Lục quân cũng giảm xuống còn 9 tổ hợp. Những chiếc đã xuất xưởng được bán ra nước ngoài hoặc niêm cất lâu dài.
Mô-đun tên lửa với người điều khiển trong ca-bin (Ảnh: Topwar). |
Nay Ukraine sẽ được thêm vào danh sách các nhà khai thác AN/TWQ-1. Nhiều khả năng, hệ thống phòng không cung cấp cho họ sẽ được lấy từ các nhà kho. Sau khi phá niêm cất và khôi phục đơn giản, sẽ có bốn chiếc xe-hệ thống phòng không tự hành này vượt đại dương. Liệu sẽ có thêm những đợt giao hàng mới hay không vẫn chưa được biết.
AN/TWQ-1/M1097/Avenger là hệ thống phòng không tự hành hạng nhẹ với tên lửa và súng máy được thiết kế dùng cho phòng không quân sự. Nó phải đương đầu với không quân chiến thuật của kẻ thù, một số phương tiện hủy diệt và các mục tiêu khác trong bán kính vài km.
Việc sử dụng các thành phần sẵn có đã tạo điều kiện cho hệ thống phòng không này phát triển nhanh chóng. Vì vậy, xe tải địa hình Humvee đã được chọn làm khung gầm cho tổ hợp, cung cấp khả năng cơ động cần thiết. Một sửa đổi của chiếc xe ở khu chở hàng phía sau đã được thực hiện, trên đó lắp đặt một mô-đun chiến đấu mới.
Mô-đun là một cabin điều hành quay tự do quanh trục thẳng đứng; hai bên mô-đun được đặt hai bệ phóng tên lửa, một trạm quang điện tử và một súng máy. Tùy thuộc vào sự sửa đổi của hệ thống phòng không, cấu hình của vũ khí có thể thay đổi.
Phóng tên lửa vào mục tiêu (Ảnh: Topwar). |
Phần lớn các tổ hợp phòng không này có hai bệ phóng với bốn tên lửa Stinger trên mỗi bệ. Tên lửa FIM-92 được lấy từ hệ thống phòng không vác vai thiết kế cho bộ binh. Đây là loại tên lửa thuốc đẩy rắn một tầng với đầu phóng hồng ngoại, đạn có chiều dài khoảng 1,5 m, trọng lượng 10,1 kg, tốc độ bay đạt 745 m/s, tầm bắn 4,5 km, độ cao mục tiêu 3,8 km. Tên lửa được trang bị đầu đạn nổ phân mảnh cao nặng 3 kg.
Tên lửa được hỗ trợ một súng máy 12,7 mm M3, là phiên bản cải tiến của khẩu M2HB thông thường. Phiên bản này có đặc trưng tốc độ bắn tăng lên, 1200 phát/phút. Súng máy được thiết kế để bắn trúng các mục tiêu bay thấp có khả năng đột phá rào chắn của tên lửa.
Căn cứ tình hình cải tiến, nhân viên của tổ hợp gồm hai đến ba người. Kíp lái tối thiểu là người lái trong cabin của xe và xạ thủ trong mô-đun chiến đấu. Khi sử dụng hệ thống STC, cần có một thành thứ ba làm việc trong buồng lái.
Hạn chế khách quan
Trên thực tế, mục tiêu của dự án AN/TWQ-1 Avenger là chuyển tên lửa Stinger sang bệ tự hành để sử dụng thiết bị điều khiển bổ sung. Điều này làm cho nó có thể sử dụng tiềm năng của tên lửa một cách đầy đủ hơn, cũng như đạt được một số tính năng mới. Vào thời điểm xuất hiện, một tổ hợp như vậy cho thấy hiệu suất khá cao và có đầy đủ các chức năng cần thiết.
Ưu điểm của Avenger bao gồm việc sử dụng các nền tảng và vũ khí sẵn có giúp đơn giản hóa các hoạt động và bảo trì. Tổ hợp tự hành khác với tổ hợp cơ động ở chỗ nó được trang bị nhiều tên lửa và súng máy cùng một lúc. Ngoài ra, nó đã có được nhiều thiết bị điều khiển tiên tiến hơn, bao gồm khả năng chia sẻ dữ liệu về mục tiêu.
Tuy nhiên, cũng có những tồn tại và hạn chế khách quan. Đầu tiên, đây là sự lỗi thời về đạo đức nói chung. Tên lửa FIM-92 dù được nâng cấp tất cả nhưng không có tính năng chiến đấu và công nghệ cao. Chúng không hoàn toàn tương ứng với nhiệm vụ hiện nay trên chiến trường. Sự thất bại của máy bay, trực thăng hoặc máy bay không người lái hiện đại không còn được đảm bảo, và những kẻ thù tiềm tàng có khả năng tấn công hệ thống này từ bên ngoài khu vực phòng không của chúng.
Do đó, các hệ thống phòng không nước ngoài sẽ không cho đội hình quân đội Ukraine bất kỳ cơ hội mới nào. Họ đã có một số lượng lớn tên lửa Stinger cầm tay nhưng không thấy bất kỳ tác động nào từ những vũ khí đó. Việc sử dụng các tên lửa như vậy từ các bệ phóng tự hành khó có thể thay đổi điều này. Hệ thống phòng không AN/TWQ-1 có nhiều thiết bị điều khiển hỏa lực tiên tiến hơn, nhưng tiềm năng của chúng không thể phát huy được nếu không có hệ thống phòng không chính thức của Mỹ.
Súng máy 12,7mm xả đạn (Ảnh: Topwar). |
Ngoài ra còn chú ý đến sự thiếu hụt nguồn cung. Chỉ có bốn xe tên lửa được viện trợ không đủ để Ukraine bù đắp thiệt hại hoặc tăng cường phòng thủ. Để giải quyết những vấn đề này, cần phải có nhiều thiết bị hơn nữa, nhưng Mỹ chưa công bố kế hoạch tiếp tục cung cấp các hệ thống Avenger. Ngoài ra, cần nhớ rằng các thiết bị đến Ukraine sẽ dần dần bị phá hủy. Người ta nghi ngờ số lượng hệ thống phòng này liệu có được tăng lên đến mức cần thiết.
Sự hỗ trợ vô ích
Quân đội và cơ sở hạ tầng của Ukraine hiện liên tục bị Nga không kích nên Ukraine rất cần các loại vũ khí phòng không. Mỹ đã sẵn sàng cung cấp hệ thống phòng không và giao ngay hai loại tên lửa phòng không đã lỗi thời Hawk và Avenger.
Rõ ràng, những hỗ trợ như vậy ảnh hưởng rất ít đến hiệu quả chiến đấu của hệ thống phòng không Ukraine và sẽ không gây ra vấn đề đáng kể cho không quân, tên lửa hoặc máy bay không người lái của Nga. Đồng thời, cũng không có điều kiện tiên quyết để thay đổi tình trạng này. Ukraine đã bị mất phần lớn vũ khí phòng không của họ, bao gồm hệ thống phòng không quân sự. Trong trường hợp này, chỉ 4 xe Avengers với 32 ống phóng tên lửa tầm thấp Stinger thực tế là vô dụng và Ukraine không thể trông chờ nhiều vào chúng.