Tại sao một số người không thể tưởng tượng bất cứ hình ảnh gì trong đầu?

VietTimes – Aphantasia là một bệnh rối loạn mà một người không thể hình dung nổi bất cứ hình ảnh gì trong đầu. Những người mắc phải aphantasia không có trí tưởng tượng. Nói cách khác, tâm trí của họ hoàn toàn trống rỗng cho dù họ đã cố gắng hết sức nhưng dường như họ không thể hình dung nổi thứ gì.

Hãy tưởng tượng ra một quả táo đang trôi nổi ngay trước mặt bạn, bạn hãy thử xem có làm cho nó quay tròn trong tâm trí của bạn được không? Hãy nhìn nó từ trên xuống dưới? Bạn có nhìn thấy nó rõ ràng chứ? Một số người nhìn thấy quả táo hoàn hảo, trong khi nhiều người khác lại có một hình ảnh rất tệ. Mặc dù nghe có vẻ khó tin nhưng một tỷ lệ nhỏ người khỏe mạnh khác lại cho rằng chẳng có hình ảnh nào xuất hiện trong tâm trí của họ cả. Nói cách khác, tâm trí của họ hoàn toàn trống rỗng cho dù họ đã cố gắng hết sức nhưng dường như họ không thể nhìn thấy quả táo.

Trên thực tế, những cá nhân này thường ngạc nhiên khi thấy rằng người ta nhiều người nói rằng "Tôi hình dung ra nó trong đầu”. Hiện tượng này được gọi là Aphantasia bẩm sinh. 

Lịch sử Aphantasia bẩm sinh

Một trong những người sáng tạo ra trình duyệt internet Firefox, Ross Blake, nhận ra trải nghiệm thị giác của ông về hình ảnh rất khác so với hầu hết mọi người khi ông đọc một bài viết về một người đàn ông đã mất đi khả năng tưởng tượng sau phẫu thuật. Trong một bài đăng trên Facebook , Blake nói:   

“Mất khả năng” của anh ý là gì? Tôi cảm thấy lạ khi anh từng có khả năng đó?

Nhiều người chia sẻ rằng họ cũng gặp vấn đề tương tự như Blake. Họ cũng rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng hóa ra họ thiếu khả năng tưởng tượng hình ảnh, điều mà ai cũng có có thể làm.

Tại sao một số người không thể tưởng tượng bất cứ hình ảnh gì trong đầu? ảnh 1

Tưởng tượng thị giác liên quan đến nhiều công việc hàng ngày, chẳng hạn như nhận diện khuôn mặt , hồi ức quá khứ hay tưởng tượng tương lai. Báo cáo chính xác từ những người tham gia mắc chứng aphantasia rằng mặc dù họ có thể nhớ những điều xảy ra trong quá khứ, nhưng họ không thể hình dung được những ký ức này rõ nét giống như những người bình thường khác. Họ thường mô tả chúng như là một danh sách các sự việc xảy ra chứ không phải là một thước phim quay chậm có cả hình ảnh trong tâm trí của họ. 

Như Blake mô tả thì, ông có thể ngẫm nghĩ được về "khái niệm" của một bãi biển như có cát, nước và nhiều hoạt động trên bãi biển. Nhưng Blake không thể gợi hình ảnh bãi biển mà ông đã đến trong tâm trí, và ông cũng không có khả năng tưởng tượng ra một hình ảnh về bãi biển.

Khái niệm về một số người bẩm sinh mất khả năng tưởng tượng không phải là mới. Vào cuối những năm 1800, nhà khoa học người Anh Francis Galton đã tiến hành cuộc nghiên cứu yêu cầu đồng nghiệp và người dân mô tả chất lượng hình ảnh trong trí tượng tượng của họ. Tuy nhiên, những nghiên cứu này dựa vào tài liệu tự báo cáo nên còn mang tính chủ quan. Họ phụ thuộc vào khả năng của một người để đánh giá các quá trình tinh thần của chính họ - được gọi là nội quan (sự tự xem xét nội tâm).

Một số nhà nghiên cứu đã nhận định rằng aphantasia có thể là một trường hợp của nội quan kém hay không sẵn sàng trải nghiệm, cởi mở.Người mắc chứng này trong thực tế có thể đang tạo ra những hình ảnh tương tự như có lẽ người bình thường, nhưng họ lại có cách mô tả khác chúng ta. Một ý kiến khác cho rằng họ cũng tạo ra hình ảnh tưởng tượng giống như mọi người, nhưng không nhận thức được về điều đó. Điều này có nghĩa là không phải là tâm trí của họ bị “mù”, mà do họ thiếu ý thức nội tại về những hình ảnh như vậy.  

Trong một nghiên cứu gần đây, Business Insider đã tiến hành điều tra xem liệu người mắc aphantasic có thực sự "mù trong tâm trí" hay họ chỉ đang không tin tưởng vào nội tâm của mình.

Trò đùa về nhận thức và thị lực

Để đánh giá hình ảnh thị giác một cách khách quan, không cần phải dựa vào khả năng mô tả những gì người tham gia tưởng tượng, các nhà nghiên cứu sử dụng một kỹ thuật được gọi là sự tương tranh hai mắt (binocular rivalry) - nơi mà nhận thức thay đổi giữa các hình ảnh khác nhau được truyền đến cho mỗi mắt. Để làm được điều này, người tham gia đeo kính 3D màu đỏ-xanh lá, một mắt sẽ nhìn thấy hình ảnh màu đỏ và mắt khác là màu xanh lá cây. Khi hình ảnh được đặt lên kính, chúng ta không thể nhìn thấy cả hai hình ảnh cùng một lúc, do đó não sẽ liên tục chuyển đổi từ màu xanh lá cây sang màu đỏ và ngược lại.  

Tần suất một người nhìn thấy hình ảnh họ tưởng tượng được sử dụng như một thước đo của hình ảnh khách quan. Những gì họ thể hiện trong màn hình tương tranh hai mắt sẽ mang lại kết quả chính xác nhất, loại bỏ yếu tố chủ quan.

Tại sao một số người không thể tưởng tượng bất cứ hình ảnh gì trong đầu? ảnh 2

Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu những người tự nhận mắc aphantasic tượng tượng một vòng tròn màu đỏ với các đường viền xanh hoặc một vòng tròn màu xanh với đường viền đỏ trong sáu giây và đeo kính 3D trước khi  nhìn màn hình tương tranh hai mắt. Sau đó để họ chỉ ra hình ảnh họ nhìn thấy. Họ lặp lại điều này trong gần 100 thử nghiệm.  

Nghiên cứu phát hiện ra rằng khi những người mắc aphatasia hình thành một hình ảnh tưởng tượng, hình ảnh mà họ nỗ lực tưởng tượng ra này không có ảnh hưởng gì đến những gì họ nhìn thấy trong ảo ảnh tương tranh thị giác. Điều này cho thấy họ không có vấn đề về nội quan mà nó liên quan đến vấn đề hình ảnh thị giác nhiều hơn. 

Lý thuyết đằng sau chứng aphantasia bẩm sinh

Nghiên cứu trong phần lớn dân số cho thấy hình ảnh tưởng tượng thị giác liên quan đến một mạng lưới hoạt động của não trải dài từ vỏ não trán tới khu vực thị giác ở phía sau của não.

Các lý thuyết hiện tại đề xuất rằng khi chúng ta tưởng tượng một điều gì đó, chúng ta cố gắng  kích hoạt lại mô hình hoạt động tương tự trong não như khi chúng ta nhìn thấy hình ảnh trước đó. Và nếu chúng ta làm điều này càng tốt thì  hình ảnh thị giác của chúng ta càng mạnh mẽ. Do đó, có thể do các cá nhân mắc chúng aphantasia không thể kích hoạt lại các mô này để trải nghiệm hình ảnh thị giác hoặc họ đã sử dụng một mạng lưới thần kinh hoàn toàn khác khi họ cố gắng tạo hình ảnh thị giác.

Tuy nhiên, hình ảnh tưởng tượng thị giác quá mức được cho nguyên nhân gây ra chứng nghiện ngập và thèm thuồng, cũng như các chứng rối loạn lo âu như PTSD.

Việc hiểu tại sao một số người không thể tạo ra những hình ảnh tưởng tượng trong tâm trí cho phép khoa học tăng khả năng tưởng tượng của họ và giảm hình ảnh tưởng tượng thái quá ở một số người.