7 nhược điểm mà các mẫu smartphone màn hình gập vẫn chưa thể khắc phục

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Smartphone màn hình gập đang ngày một phổ biến kể từ khi ra mắt lần đầu vào năm 2019. Tuy nhiên, chúng vẫn còn lâu mới đạt tới trạng thái hoàn hảo.
7 nhược điểm mà các mẫu smartphone màn hình gập vẫn chưa thể khắc phục (Ảnh: Android Authority)
7 nhược điểm mà các mẫu smartphone màn hình gập vẫn chưa thể khắc phục (Ảnh: Android Authority)

Smartphone màn hình gập ngày càng phổ biến kể từ khi ra mắt lần đầu vào năm 2019. Tuy vậy, những điện thoại này đến giờ vẫn có những điểm hạn chế liên quan đến những nếp gấp trên màn hình hay những vấn đề về phần mềm v.v. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê 7 điểm hạn chế trên những mẫu điện thoại gập đang được bày bán trên thị trường hiện nay.

1. Nếp gấp trên màn hình

Phần nếp gấp hiện rõ trên màn hình (Ảnh: Android Authority)

Phần nếp gấp hiện rõ trên màn hình (Ảnh: Android Authority)

Một vấn đề đáng chú ý mà điện thoại có thể gập lại vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn là sự xuất hiện của một nếp gấp trên màn hình. Điều này đặc biệt nổi bật trên các thiết bị có thể gập lại của Samsung như mẫu Galaxy Z Fold 4 và Galaxy Z Flip 4.

Cũng cần lưu ý rằng các nhà sản xuất điện thoại có thể gập lại của Oppo, Honor và Huawei cũng đã cố gắng giải quyết vấn đề này với mức độ thành công khác nhau. Huawei Mate X2 đã gần như loại bỏ được phần nếp gấp. Trong khi đó, Oppo Find N chỉ có hai nếp gấp nhỏ thay vì một rãnh lớn như Samsung.

2. Thiếu khả năng chống bụi

Smartphone màn hình gập rất dễ bám bụi (Ảnh: Android Authority)

Smartphone màn hình gập rất dễ bám bụi (Ảnh: Android Authority)

Samsung là hãng đầu tiên mang khả năng kháng nước lên smartphone màn hình gập với chuẩn IPX8. Tuy nhiên, chữ "X" trong "IPX8" đồng nghĩa các điện thoại gập Samsung không có khả năng kháng bụi. Với thiết kế gập, bụi rất dễ lọt vào bản lề của smartphone, gây hư hỏng hoặc trầy xước màn hình.

3. Màn hình gập trông khá mỏng manh

Màn hình gập trông rất mỏng manh (Ảnh: Android Authority)

Màn hình gập trông rất mỏng manh (Ảnh: Android Authority)

Màn hình gập ngày càng trở nên cứng cáp hơn trong những năm qua, với kính siêu mỏng (UTG) đang có mặt trên một số mẫu điện thoại ngày nay. Samsung thậm chí còn cung cấp hỗ trợ S Pen trên dòng Galaxy Z Fold, như một minh chứng về độ bền của màn hình. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng nhiều màn hình gập vẫn có vẻ ngoài rất mỏng manh.

Hiện tượng lóa vẫn là một vấn đề trên một số mẫu smartphone gập, chẳng hạn như Galaxy Z Fold 4. Mặc dù công bằng mà nói, một số thiết bị như Vivo X Fold Plus đã cung cấp một lớp phủ chống chói để giảm bớt vấn đề này. Vấn đề lớn nhất của màn hình trên những mẫu điện thoại gập là chúng trông quá mỏng manh. Samsung thậm chí còn cảnh báo người dùng không được sử dụng móng tay ấn vào màn hình trên những mẫu smartphone gập.

Một loại màn hình kính có thể gập lại có lẽ sẽ là giải pháp cho những mẫu điện thoại gập trong tương lai. Nhà sản xuất kính Gorilla Glass Corning cũng đang nghiên cứu về loại kính siêu mỏng có thể gập lại, có tên là Willow Glass. Nhưng vẫn chưa có ETA về vấn đề này và không rõ liệu các nhà sản xuất có còn phủ một lớp nhựa lên trên như chúng ta thấy với UTG hay không.

4. Tối ưu ứng dụng

Vẫn còn rất nhiều ứng dụng phổ biến chưa tối ưu cho smartphone màn hình gập (Ảnh: Android Authority)

Vẫn còn rất nhiều ứng dụng phổ biến chưa tối ưu cho smartphone màn hình gập (Ảnh: Android Authority)

Phần mềm là một phần không thể thiếu trong trải nghiệm trên những chiếc smartphone gập và Google đã làm rất tốt với Android 12L. Samsung cũng là hãng làm rất tốt trải nghiệm người dùng trên các mẫu điện thoại gập của hãng. Tuy nhiên, hỗ trợ ứng dụng vẫn còn là một vấn đề nan giải trên hầu hết các mẫu điện thoại gập trên thị trường hiện nay.

Một số ứng dụng vẫn không được hỗ trợ trên các mẫu smartphone gập, phổ biến là dòng Galaxy Z Fold. Instagram là ví dụ đáng chú ý nhất về điều này, vì nó vẫn cung cấp những gì về cơ bản là một cửa sổ kiểu điện thoại thông minh khi xem nó trên màn hình lớn của Fold.

Tuy nhiên, Instagram không phải là trường hợp duy nhất vì Amazon cũng không được tối ưu hóa cho các mẫu smartphone có màn hình gập. Một người dùng Galaxy Fold 3 đã phàn nàn rằng ứng dụng ngân hàng Wells Fargo của anh ấy không hoạt động bình thường, máy không cho phép anh sử dụng cảm biến vân tay để đăng nhập.

5. Bị cắt giảm một số tính năng

Hầu hết smartphone gập hiện nay có cấu hình rút gọn đôi chút so với những sản phẩm cùng tầm giá. Ví dụ, Galaxy Z Fold4 vẫn có pin 4.400 mAh tương tự Galaxy S22 Ultra, nhưng không trang bị camera 108 MP. Xiaomi Mi Mix Fold 2 thiếu đi sạc không dây và kháng nước. Lý do đến từ độ mỏng và hệ thống bản lề phức tạp khiến không gian sắp xếp linh kiện trong smartphone gập hạn hẹp hơn điện thoại bình thường.

6. Chưa được bày bán rộng rãi

Smartphone màn hình gập chưa được bày bán rộng rãi (Ảnh: Android Authority)

Smartphone màn hình gập chưa được bày bán rộng rãi (Ảnh: Android Authority)

Một vấn đề lớn khác mà điện thoại có thể gập lại ngày nay phải đối mặt đơn giản là tính khả dụng. Samsung, Motorola và Huawei là những thương hiệu điện thoại thông minh lớn duy nhất đưa điện thoại có thể gập lại ra thị trường toàn cầu với số lượng lớn.

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn muốn một chiếc điện thoại gập của Xiaomi, Honor, Oppo hoặc Vivo? Thật đang buồn là những chiếc máy này chỉ bán tại thị trường Trung Quốc và nếu muốn mua thì bạn phải mua dưới dạng xách tay.

7. Giá thành đắt đỏ

Đa số các mẫu smartphone màn hình gập đều có mức giá "điên rồ" (Ảnh: Android Authority)

Đa số các mẫu smartphone màn hình gập đều có mức giá "điên rồ" (Ảnh: Android Authority)

Những chiếc điện thoại gập hầu hết đều có giá rất cao. Ở thời điểm hiện tại, Galaxy Z Fold 4 có giá khởi điểm 1.799 USD. Nếu so với chiếc Galaxy S22 Ultra thông thường thì Galaxy Z Fold 4 đắt hơn khoảng 500 USD.

Huawei Mate XS 2 còn có giá đắt đỏ hơn Samsung Galaxy Z Fold 4, lên đến 1.984 USD/ chiếc. Đây có thể coi là một mức giá điên rồ với một chiếc smartphone.

Theo Android Authority