Siêu xe tăng T-90 “Vladimir” của quân đội Nga: Quái vật trên chiến trường

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Vì khả năng bảo vệ tuyệt đỉnh và phẩm chất chiến đấu cao của mình, siêu xe tăng T-90 được gọi là quái vật “không thể bị huỷ diệt”.

Mùa xuân năm 2016 trên Internet có một video, trong đó cho thấy tăng T-90 bị trúng tên lửa. Mặc dù không phải mọi phương tiện bảo vệ đã được hoạt động, quả tên lửa, tiêu diệt cả trực thăng, chỉ làm hư hỏng phần đầu kính ngắm và khối bảo vệ động học. Vì khả năng bảo vệ tuyệt đỉnh và phẩm chất chiến đấu cao của mình, siêu tăng T-90 được gọi là “không thể bị huỷ diệt”.

“Ngôi sao” trên bánh xích

Được chế tạo tại nhà máy toa xe Ural, siêu tăng của Nga được đưa vào trang bị năm 1992 dưới ký hiệu T-90. Tên riêng nó nhận được để vinh danh tổng công trình sư Vladimir Ivanovich Potkin.

T-90 là một trong những loại xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất của quân đội Nga. Nó được sản xuất với số lượng ít vào năm 1993 và chính thức phục vụ trong quân đội Nga năm 1995, dựa trên kiểu mẫu đầu tiên được gọi bí danh là Obyject 188. T-90 nguyên thủy là một phiên bản hiện đại hóa sâu của T-72B, được tích hợp nhiều đặc tính thiết kế của T-80. Ban đầu được đặt tên là "T-72B nâng cấp" (Т-72Б усовершенствованный), viết tắt T-72BU nhưng đến năm 1992 được đặt lại tên mã là T-90.

Từ năm 2001 đến 2010, theo thống kê của Nga thì T-90 là loại xe tăng chủ lực được bán chạy nhất thế giới. Tuy nhiên, từ cuối năm 2011, quân đội Nga đã ngưng đặt hàng thêm T-90[12] để chuyển sang mua loại xe tăng hiện đại hơn là T-14 Armata. Mặt khác, Nga cũng sử dụng nhiều công nghệ trên T-90 để nâng cấp và hiện đại hóa hàng ngàn xe tăng T-72, T-80 đang còn niêm cất đưa ra sử dụng để tiết kiệm chi phí, vừa tận dụng sử dụng, vừa để xuất khẩu. Dù vậy, dây chuyền sản xuất T-90 vẫn được hoạt động ở mức cao để phục vụ xuất khẩu cho các quốc gia có nhu cầu.

T-90 khai hỏa

T-90 khai hỏa

Theo nhận xét của giới chuyên gia, T-90 là ngôi sao của các phát minh thế giới năm 2016. Nhờ các tính năng chiến đấu của mình, nó đã có thể xoay chuyển tình hình trong cuộc chiến với các nhóm hồi giáo cực đoan ở Syria và được những người dùng thử ở Trung Đông thán phục.

Quả thật, loại xe chiến đấu được chế tạo trên cơ sở những công nghệ bí mật hiện đại và được trang bị các khí tài mới nhất đem lại cho nó sự vượt trội trước đối thủ lâu đời – tăng M1 Abrams của Mỹ.

Tăng T-90 bắn trúng các mục tiêu bọc thép ở tầm xa đến 5 km ngay từ phát đạn đầu tiên khi chuyển động ở vận tốc 30 km/giờ. Siêu tăng Nga có hai mức bảo vệ: Bảo vệ động học, tăng cường độ bền bọc thép của vỏ và tháp đến 75%. Bảo vệ bổ sung, được bảo vệ bởi tổ hợp “Stora-1”, khỏi bị tiêu diệt bởi các tên lửa chống tăng có điều khiển.

Tổ hợp độc đáo này được các chuyên gia quân sự trong và ngoài nước cùng các chiến sĩ tăng đánh giá cao, có trong thành phần: Trạm triệt tiêu quang học-điện tử , phát ra hàng loạt các tín hiệu quang học-điện tử. Hệ thống thả rèm, nhận biết tia laser của tên lửa chống tăng có điều khiển, dẫn đường đến xe tăng và bắn lựu đạn xông khí, bằng cách này tạo ra màn không thấm nước cho các cảm biến dẫn tên lửa.

Hệ thống điều khiển hoả lực đa năng “Kalina”, bao gồm khối mắt xích chiến thuật, kính ngắm toàn cảnh với máy tính đường đạn, cảm biến điều kiện bắn và kính ngắm đa phổ cho xạ thủ, được coi là đầu cắm.

Xe tăng T- 90MS mới đây đã được Sputnik ví như "quái vật chiến trường" mới của Nga. Đây là một trong những loại xe tăng hiện đại nhất của quân đội Nga, được cải tiến từ xe tăng T-90 và được bắt đầu sản xuất vào năm 2012.
Xe tăng T- 90MS mới đây đã được Sputnik ví như "quái vật chiến trường" mới của Nga. Đây là một trong những loại xe tăng hiện đại nhất của quân đội Nga, được cải tiến từ xe tăng T-90 và được bắt đầu sản xuất vào năm 2012.

Tốt nhất trong những thứ tốt nhất trong sa mạc

Siêu tăng T-90C từ đầu những năm 1990 đã được bán trên thị trường vũ khí thế giới. Người Ấn Độ là những người đầu tiên đặt mua nó và đã không phải tiếc nuối – mẫu xe đã thể hiện xuất sắc trong các trận đấu tăng trên biên giới Ấn Độ- Pakistan. Nhưng các thử nghiệm đã diễn ra trước các chiến dịch quân sự.

Người ta đã chọn T-90 trong số những loại tăng chiến đấu được kỳ vọng một cách cẩn thận, như lựa chọn những chú ngựa đua. Nhiều cuộc thử nghiệm trên sa mạc Tar của Ấn Độ và rừng già ở Malaysia cho thấy T-90 là chiến tăng có ưu thế nhất. Ở Kuwait và sa mạc Karakum, những xe tăng này cũng cho kết quả thử nghiệm khả quan.

Đáng sợ nhất trong sa mạc không phải cát, mà là bụi. Chúng lọt vào khắp nơi, tích tụ trong mọi khe, kẽ, làm hỏng những thiết bị điều hướng tinh vi. Đặc biệt nó lọt vào động cơ.

Nhờ động cơ thích ứng với sa mạc và trọng lượng nhỏ nhất, tăng T-90 phù hợp nhất để phòng thủ các mục tiêu trong điều kiện độ bụi cao.

“Vladimir” trong trận chiến chống khủng bố

Tăng T-90 xuất hiện trên chiến trường Syria với vai trò hỗ trợ quân sự. Các kíp lái hình thành từ những lính tăng Syria đã có kinh nghiệm lái T-72. Các huấn luyện viên Nga đã huấn luyện họ.

Vai trò của T-90 trong các chiến dịch của quân đội Syria rất lớn. “Vladimir” yểm trợ các nhóm tấn công đã giải phóng các khu dân cư quan trọng chiến lược. Một phần các phân đội tăng đã được triển khai trong các thành phố đã nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền Syria.

Trong chiến đấu, T-90 đã thể hiện tính hiệu quả cao và khả năng ngăn chặn nhiều loại vũ khí, trong đó có tổ hợp tên lửa có điều khiển TOW được các nhóm khủng bố sử dụng rộng rãi.

Chẳng hạn, trên Internet có phát một video, trong đó tăng T-90 bị bắn 3 quả tên lửa. Quả thứ nhất bị nổ ngay trên đường bay do tổ hợp “Shtora 1” làm việc. Quả thứ hai làm hỏng bánh xích một chút, còn quả thứ ba bay sượt qua tăng. Tăng không bị mất cơ động và có thể tiếp tục bắn.

Đáng lưu ý rằng, đến hiện tại Syria mới chỉ mất một siêu tăng T-90 ở vùng Aleppo trong tình trạng không hỏng hóc.