Mỹ tăng tốc nghiên cứu phát triển vũ khí siêu thanh để bắt kịp Trung Quốc và Nga

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trang CNN hôm 20/11 đã đăng ý kiến Johnny Wolfe, Giám đốc dự án hệ thống chiến lược của Hải quân Mỹ nói Trung Quốc và Nga đã làm chủ được các loại vũ khí mà Mỹ không có, là động lực buộc Mỹ phải tăng tốc.
Một mẫu tên lửa siêu thanh của NASA (Ảnh: NASA).
Một mẫu tên lửa siêu thanh của NASA (Ảnh: NASA).

Phó Đô đốc Johnny Wolf nói rằng trước đây Mỹ không có kế hoạch ứng dụng tốc độ siêu thanh cho các hệ thống vũ khí vì không có động lực, nhưng hiện nay nhu cầu là rất cấp thiết do Trung Quốc và Nga đã sở hữu chúng. Ông cho rằng các hệ thống vũ khí siêu thanh đang ở đỉnh cao của công nghệ hiện tại, vì vậy thất bại trong các thí nghiệm cũng không đáng sợ, và mỗi lần thí nghiệm là một cơ hội để học hỏi.

Theo trang tin Hồng Kông Dongfang (Đông Phương) ngày 22/11, dữ liệu cho thấy Bộ Quốc phòng Mỹ đã yêu cầu chi 4,7 tỉ USD cho nghiên cứu về vũ khí siêu thanh trong năm tài chính tiếp theo. Lục quân Mỹ có kế hoạch triển khai vũ khí siêu thanh tầm xa vào năm tới, trở thành quân chủng đầu tiên trong quân đội Mỹ triển khai vũ khí siêu thanh...

Phó

Phó đô đốc Johnny Wolfe (Ảnh: Wiki).

Phó đô đốc Johnny Wolfe (Ảnh: Wiki).

"Ưu thế vượt trội của Trung Quốc và Nga trong lĩnh vực vũ khí siêu thanh đang thúc đẩy Mỹ tăng tốc phát triển loại vũ khí tương tự, để tránh bị tụt lại phía sau", Phó đô đốc Johnny Wolfe nói, cho đến thời gian gần đây, Mỹ vẫn chưa có động lực thực sự để thúc đẩy ứng dụng công nghệ tiên tiến vào hệ thống vũ khí, nhưng Trung Quốc và Nga đã khiến Mỹ cảm thấy cấp bách, "nhu cầu đã thấy trước mắt , chúng ta phải làm như vậy."

CNN dẫn lời ông Wolff cho biết, trong bối cảnh Trung Quốc và Nga đã đi trước Mỹ trong việc sở hữu hệ thống vũ khí tối tân này, quân đội Mỹ đã tiến hành hai vụ phóng thử hệ thống vũ khí siêu thanh vào tháng trước để thu thập dữ liệu về vật liệu phòng nhiệt, thiết bị điện tử cao cấp, vật liệu tổng hợp siêu nhẹ và dữ liệu thử nghiệm các bộ phận, tất cả những thử nghiệm này đều cần thiết để phát triển và triển khai thành công vũ khí siêu thanh.

CNN lấy tên lửa siêu thanh "Kinzhal" của Nga xuất hiện trên chiến trường Nga-Ukraine và các vụ "thí nghiệm vũ khí siêu thanh liên lục địa của Trung Quốc" làm ví dụ, cho rằng Trung Quốc và Nga là động lực buộc Mỹ phải thực hiện các nghiên cứu liên quan. Ngoài ra, vào đầu năm nay, Triều Tiên đã tuyên bố thử thành công vũ khí siêu thanh và tuyên bố của Iran rằng nước này cũng đã phát triển được tên lửa siêu thanh. CNN cho rằng vũ khí siêu thanh không còn chỉ là “tuyệt kỹ độc tôn của các siêu cường” mà thể hiện xu thế phát triển.

Máy bay MiG-31 mang tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga (Ảnh: Sputnik).

Máy bay MiG-31 mang tên lửa siêu thanh Kinzhal của Nga (Ảnh: Sputnik).

CNN chỉ ra rằng Lầu Năm Góc đã tăng tài trợ cho nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu thanh trong năm tài chính tiếp theo từ 3,8 tỉ USD trước đó lên 4,7 tỉ USD, và các quân chủng khác nhau cũng đang phát triển mạnh mẽ nhiều loại dự án vũ khí siêu thanh. Tuy nhiên, những thất bại liên tiếp trong các cuộc bắn thử nghiệm đã phủ bóng đen lên triển vọng của những dự án này.Ví dụ, siêu dự án "Vũ khí phản ứng nhanh phóng từ trên không (ARRW)" của Không quân Mỹ đã thành công sau ba lần phóng thử nghiệm thất bại. Dự án Tàu lượn siêu thanh thông dụng (Common Hypersonic Glide Body) do Lục quân và Hải quân hợp tác phát triển cũng bị thất bại trong lần khởi chạy thử nghiệm đầu tiên trên toàn hệ thống.

CNN cũng "vẽ ra" một kế hoạch chi tiết và thời gian phát triển hệ thống vũ khí siêu thanh của quân đội Mỹ; chỉ ra rằng họ có kế hoạch triển khai Hệ thống vũ khí siêu thanh tầm xa (LRHW) "Dark Eagle" vào năm tới. Hệ thống vũ khí này sẽ sử dụng tên lửa đẩy hai tầng để tăng tốc đầu đạn đang lướt đạt tới tốc độ siêu thanh, sau đó bay tới mục tiêu ở tốc độ siêu thanh để tấn công. Nó sẽ trở thành hệ thống vũ khí siêu thanh đầu tiên được quân đội Mỹ triển khai.

Tranh vẽ mô phỏng phác thảo tên lửa siêu thanh của Mỹ (Ảnh: Đông Phương)

Tranh vẽ mô phỏng phác thảo tên lửa siêu thanh của Mỹ (Ảnh: Đông Phương)

Được biết, hệ thống vũ khí này có tốc độ tối đa Mach 5 và tầm bắn tối đa khoảng 2.775 km, có thể sử dụng xe phóng M870 hai ống phóng và được kéo bởi xe đầu kéo M983A4 do Tập đoàn Oshkosh của Mỹ phát triển. Theo kế hoạch, mỗi đại đội pháo binh dã chiến của quân đội Mỹ sẽ được trang bị 4 xe phóng, tổng cộng 8 tên lửa, toàn bộ thiết bị có thể được vận chuyển bằng đường hàng không bằng máy bay vận tải C-130 hoặc C-17, có khả năng triển khai và phản ứng nhanh chóng ở các khu vực tiền duyên chiến sự.

CNN cũng chỉ ra rằng đồng thời, Hải quân Mỹ dự kiến ​​​​sẽ trang bị hệ thống vũ khí siêu thanh cho các tàu khu trục lớp "Zumwalt" vào năm 2025, và các tàu ngầm lớp "Virginia" cũng được lên kế hoạch trang bị vũ khí siêu thanh phóng từ tàu ngầm vào năm 2028.

CNN cũng dẫn lời ông Tom Karako, Giám đốc chương trình phòng thủ tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Mỹ (CSIS), cho rằng, về bản chất, đây là các hệ thống vũ khí tên lửa thế hệ tiếp theo và Mỹ đã từ bỏ dự án nghiên cứu vũ khí siêu thanh trong vài năm qua; nhưng do Trung Quốc và Nga tăng cường đầu tư cho vũ khí siêu thanh, Mỹ đã ưu tiên cho việc bắt kịp họ và đặt ra một thời gian biểu tích cực.

Theo quan điểm của Tom Karako, sự kết hợp hoàn hảo giữa tốc độ siêu thanh và khả năng cơ động của các hệ thống vũ khí siêu thanh có thể làm tăng tính khó đoán của các cuộc tấn công bằng hệ thống vũ khí, "chúng ta làm điều này không chỉ vì họ đã làm, mà bởi vì chúng ta có nhu cầu quân sự thực sự về điều đó."

Bà Heidi Shyu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ (Ảnh: LTN).

Bà Heidi Shyu, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ (Ảnh: LTN).

Trước đó, hồi cuối tháng 10, Lầu Năm Góc ra thông báo Hải quân và Lục quân Mỹ đã thực hiện thành công cuộc thử nghiệm vũ khí siêu thanh vào hôm 26/10. Với việc thử nghiệm thành công này, trang bị tấn công nhanh thông thường của Hải quân (CPS) và Vũ khí siêu thanh tầm xa của Lục quân (LRHW) dự kiến ​​sẽ hỗ trợ thành công việc triển khai hệ thống vũ khí siêu thanh đầu tiên của Lục quân vào năm tài chính 2023.

Chính phủ Mỹ đã bước vào năm tài chính 2023 vào ngày 1 tháng 10 năm nay. Thông báo này của Lầu Năm Góc cho thấy quân đội Mỹ sẽ đạt được mục tiêu này sớm hơn so với kế hoạch ban đầu là triển khai vũ khí siêu thanh vào giữa những năm 2020.

Hải quân cho biết trong một thông cáo báo chí rằng tên lửa siêu thanh được sử dụng cho chuyến bay thử nghiệm siêu thanh đã rơi xuống bãi phóng Đảo Wallops, bang Virginia của NASA lúc 2h30’ chiều 26/10 và có kế hoạch phóng tên lửa âm thanh thứ hai. Hai tên lửa mang theo nhiều thiết bị thử nghiệm khác nhau để kiểm nghiệm tính năng của các vật liệu và hệ thống liên quan trong môi trường siêu thanh thực tế.

Theo Bộ tác chiến Hải quân Mỹ, cung cấp vũ khí siêu thanh cho quân đội là một trong những ưu tiên cao nhất của Bộ Quốc phòng, Lầu Năm Góc đang hợp tác với ngành công nghiệp quốc phòng, các cơ quan nghiên cứu của chính phủ và giới học thuật để cung cấp vũ khí siêu thanh cho quân đội vào khoảng thời gian đầu đến giữa những năm 2020.

Dự thảo ngân sách năm 2023 của Bộ Quốc phòng Mỹ đã bao gồm 4,7 tỉ USD trong tài khoản dành riêng để phát triển vũ khí siêu thanh. Quân đội Mỹ trước đây dự kiến ​​​​sẽ phát triển thành công loại pin riêng cho vũ khí siêu thanh vào năm 2023, phát triển vũ khí siêu thanh phóng từ biển vào năm 2025 và phát triển tên lửa hành trình siêu thanh phóng từ trên không vào năm 2027.

Trong khi Mỹ còn đang nghiên cứu thì Trung Quốc đã tích cực và nhanh chóng phát triển tên lửa siêu thanh. Mùa hè năm 2021, Trung Quốc đã phóng thử nghiệm một tên lửa siêu thanh có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, bay vòng quanh địa cầu trong quỹ đạo thấp của Trái đất trước khi tấn công mục tiêu đã định, sau đó quay trở lại bầu khí quyển rồi bay đến mục tiêu đã xác định trước.

Sau đó, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, đã mô tả vụ việc này là “Sputnik moment” (thời khắc Sputnik) thời chiến tranh Lạnh, ngụ ý rằng quân đội Mỹ đã bị tụt lại phía sau Trung Quốc trong việc phát triển vũ khí siêu thanh và cần phải nỗ lực để bắt kịp.

Bà Heidi Shyu (Từ Nhược Băng, sinh ở Đài Loan di cư sang Mỹ), Thứ trưởng phụ trách các vấn đề nghiên cứu và công trình của Bộ Quốc phòng, tại một diễn đàn thảo luận do báo The Hill tổ chức vào ngày 18/10/2022 đã bị chất vấn: “Đối mặt với việc Trung Quốc và Nga đang đẩy nhanh việc phát triển và triển khai vũ khí siêu thanh, quân đội Mỹ có cảm thấy bức bách không và đang thực hiện những hành động nào?”.

Bà Heidi Shyu trả lời: “Vâng, hiện tại mọi quân chủng của quân đội Mỹ đều đang nghiên cứu phát triển vũ khí siêu thanh, mọi quân chủng đều đang huấn luyện đào tạo để triển khai hệ thống này vào giữa những năm 2020. Họ đang bước đi để có thể sớm bước vào thời kỳ tác chiến đầu tiên; chắc chắn là có cảm giác bức bách.”

Tên lửa siêu thanh Dongfeng-17 của Trung Quốc trong một cuộc diễu binh (Ảnh: Xinhua).

Tên lửa siêu thanh Dongfeng-17 của Trung Quốc trong một cuộc diễu binh

(Ảnh: Xinhua).

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Tống Trung Bình (Song Zhongping) cho rằng, mặc dù Mỹ không ngừng tuyên truyền phóng đại sức mạnh của các hệ thống vũ khí siêu thanh của Trung Quốc và Nga, nhưng không thể tin rằng đã có ưu thế tuyệt đối so với Mỹ trong lĩnh vực này. Dựa trên khả năng nghiên cứu khoa học mạnh mẽ của Mỹ, miễn là có đủ tiền và được chú trọng đúng mức, Mỹ có khả năng phát triển và triển khai nhanh chóng các hệ thống vũ khí siêu thanh."

Ông nói, một khi Mỹ triển khai tên lửa siêu thanh trong Lục quân, Hải quân và Không quân, chắc chắn sẽ đặt ra thách thức lớn đối với Trung Quốc. Ưu điểm của vũ khí siêu thanh là khả năng đột phá mạnh, khó bị đánh chặn, Mỹ ý thức được hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu mà nước này xây dựng rất khó đối phó với vũ khí siêu thanh, đối với Trung Quốc và Nga cũng sẽ xuất hiện vấn đề như vậy.

Tống Trung Bình nói: "Sự xuất hiện của các hệ thống vũ khí siêu thanh đã làm thay đổi luật chơi trên chiến trường và là thách thức lớn đối với mọi cường quốc quân sự. Vì vậy, trong khi phát triển vũ khí siêu thanh, Trung Quốc cũng phải đồng thời xem xét nâng cao công nghệ quốc phòng để đối phó với mối đe dọa đối với an ninh quốc gia của vũ khí siêu thanh."