Hệ thống phòng không đa lớp S-300, Buk-M2 và Buk-M3 chiến đấu trên chiến trường Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trên chiến trường Ukraine, yểm trợ cho chiến tuyến của lực lượng bộ binh, pháo binh-tên lửa. Lực lượng phòng không Nga tổ chức thành các cụm phòng không đa lớp với các tổ hợp tên lửa lớp S-300, Buk-M2 và Buk-M3.
Tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M3. Ảnh video TV Zvezda.
Tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M3. Ảnh video TV Zvezda.

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300 hoạt động hiệu quả chống lại các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, sẵn sàng tiêu diệt các đầu đạn tên lửa của đối phương đánh vào đội hình chiến đấu của quân đội Nga.

Hệ thống S-300 hoạt động đồng bộ cùng với tổ hợp tên lửa phòng không Buk-M2 và Buk-M3. Hệ thống radar S-300 và Buk "rà quét" bầu trời, xác định tọa độ của các mục tiêu, đồng bộ hóa trong một bản đồ tác chiến phòng không chung và cung cấp dữ liệu mục tiêu cho các tổ hợp tên lửa khóa và phóng đạn tiêu diệt.

Đài quan sát, chỉ huy và điều hành tác chiến chung cho cả 3 tổ hợp tên lửa phòng không S-300, Buk-M3 và Buk – M2. Phóng viên Pavel Koltsov cho biết: “Bệ phóng Buk đang chuẩn bị cho phóng tên lửa tiêu diệt mục tiêu, vụ phóng được thực hiện từ xe chỉ huy, điều hành tác chiến”.

Buk – M3 có thể tiêu diệt mọi mục tiêu ở khoảng cách lên tới 70 km. Buk-M2 tiêu diệt các phương tiện tấn công đường không trên khoảng cách 50 km. Khả năng của S-300 cao hơn nhiều lần - về tầm bắn, độ cao và không gian hiệu quả tiêu diệt mục tiêu. Tùy thuộc vào mục tiêu, đài chỉ huy cụm phòng không sẽ chủ động quyết định: tổ hợp tên lửa phòng không nào sẽ phóng đạn. Ngoài ra, các kíp trắc thủ có thể thay thế lẫn nhau thực hiện nhiệm vụ.

Cụm phòng không đa lớp S-300, Buk-M3, Buk-M2 trên chiến trường vùng Donetsk. Video TVZvezda.

Quân đội Ukraine cố gắng chọc thủng hệ thống phòng không nhiều lớp. Một trong các thủ đoạn là pháo kích bằng đạn thông thường nhằm đánh lạc hướng quân đội Nga, buộc đơn vị phòng không phải tiêu hao đạn dược. Chỉ sau đó mới tấn công bằng các tên lửa tầm xa do phương Tây sản xuất có chính xác và có tính hủy diệt cao hơn.

Trong chiến đấu, các trắc thủ Nga đã nhanh chóng phát hiện được các thủ đoạn này và bẻ gãy nhiều cuộc tập kích đường không. Sĩ quan chỉ huy cụm phòng không đa lớp Sergei cho biết, lữ đoàn phòng không đã tiêu diệt hơn 300 mục tiêu khác nhau đã bị tiêu diệt.

Ngày 12/12, theo thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Nga, 2 máy bay MiG-29 và 2 trực thăng Mi-8 của Không quân Ukraine đã bị phòng không Nga phá hủy trên không phận vùng Donetsk. Phòng không Nga cũng đánh chặn 2 tên lửa đạn đạo Tochka-U và 2 tên lửa M30 GMLRS từ bệ phóng HIMARS của Ukraine.

Theo TV Zvezda