Google âm thầm xây dựng công cụ tìm kiếm riêng, dưới sự kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc.

VietTimes --  Google đang phải đối mặt với chỉ trích gay gắt bởi cáo buộc của chính trị gia Mỹ và nhân viên trong công ty về dự án xây dựng bộ công cụ tìm kiếm dưới sự kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc.
Google đang xây dựng bộ công cụ tìm kiếm dưới sự kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc. Ảnh: TechInAsia
Google đang xây dựng bộ công cụ tìm kiếm dưới sự kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc. Ảnh: TechInAsia

Theo Business Insider, Google đang âm thầm xây dựng một bộ công cụ tìm kiếm dưới sự kiểm duyệt của chính phủ Trung Quốc. Quyết định của gã khổng lồ tìm kiếm đang vấp phải phản ứng dữ dội của các chính trị gia, người dùng và chính nhân viên của Google.

Ngày 1/8, trang Intercept đã công bố những tài liệu thu thập được về một dự án nội bộ của Google, nhằm len lỏi vào thị trường Trung Quốc Đại lục thông qua bộ công cụ tìm kiếm nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn bởi chính phủ Trung Quốc. Dự án có mã hiệu “Dragonfly” (Chuồn chuồn) và dịch vụ mới này có thể tích hợp mặc định trên các thiết bị Android tại quốc gia tỷ dân.

Hàng loạt trang công nghệ toàn cầu đã đồng loạt lên tiếng xác nhận thông tin từ The Intercept. Phía Google cũng không hề phủ nhận cáo buộc nói trên. Trả lời phỏng vấn trên Business Insider, đại diện của Google cho biết: “Chúng tôi không bình luận về những suy đoán về các kế hoạch trong tương lai của công ty”.

Ngay khi dự án bí ẩn “Dragonfly” bị phanh phui, nội bộ Google ngay lập tức dậy sóng, nhiều nhân viên đã tỏ ra bối rối, thậm chí tức giận. Trong một cuộc thảo luận trên Twitter, nhân viên của Google có tên tài khoản “the new Maven” đã ám chỉ các cuộc tranh cãi đã bắt đầu nổ ra bên trong công ty từ đầu năm 2018 bởi dự án máy bay không người lái sử dụng trong quân đội Mỹ.

Quay lại năm 2010, dịch vụ tìm kiếm của Google đã bị xóa sổ khỏi Trung Quốc bởi công ty không muốn chính phủ nươc này kiểm duyệt tất cả các kết quả tìm kiếm. Trên điện thoại Android được bán ra tại Trung Quốc cũng không hề có ứng dụng nào trong bộ công cụ gốc của Google được phép cài đặt. Động thái vừa qua của Google cho thấy công ty thực sự đang tìm mọi cách cách quay lại thị trường tiềm năng này.

Đoạn Twitter do Thượng Nghị sĩ bang California, Marco Rubio đăng tải ngày 1/8. Ảnh: Twitter
 Đoạn Twitter do Thượng Nghị sĩ bang California, Marco Rubio đăng tải ngày 1/8. Ảnh: Twitter

Thượng Nghị sĩ  Mỹ, Marco Rubio đã đăng tải ý kiến trên Twitter ngày 1/8 như sau:
“Chúng tôi cần tìm hiểu thêm cho tới khi hiểu được lợi ích của Google trong quyết định gây tranh cãi nói trên”. Ông Rubio nói thêm: “Tuy nhiên, biết được kế hoạch của Google để giúp Trung Quốc xây dựng một bộ công cụ kiểm duyệt thực sự rất đáng lo ngại. Tại sao công ty không thể giúp Bộ Quốc phòng Mỹ gìn giữ nền hòa bình nhưng lại tiếp tay cho Trung Quốc đàn áp sự thật?”

Thượng Nghị sĩ Rubio đã đề cập tới cam kết của Google về việc không bao giờ xây dựng các công cụ trên nền tảng AI cho vũ khí và các chương trình quân sự. Đầu năm 2018 đã rò rỉ một tài liệu dự án Project Maven, qua đó công nghệ AI mà Google cung cấp cho Lầu Năm Góc sẽ được sử dụng để phân tích cảnh quay do máy bay không người lái (UAV) ghi lại.

Hàng ngàn nhân viên của công ty đấu tranh quyết liệt, ít nhất 10 thành viên đã ký vào bản kiến nghị tập thể yêu cầu Google chấm dứt mối quan hệ hợp tác không lành mạnh với Lầu Năm Góc và yêu cầu ban lãnh đạo công ty cam kết không sử dụng công nghệ AI trên vũ khí. Cuối cùng, CEO Google Sundar Pichai đã phải đích thân xuất hiện để trấn an dư luận và ban hành một bộ nguyên tắc AI.

Chuyên gia Meredith Whittaker từ Đại học New York, nhà nhân khẩu học được công nhận là nhân viên của Google công khai chất vấn rằng liệu kế hoạch Google cung cấp dịch vụ tìm kiếm bị kiểm duyệt ở Trung Quốc có vi phạm bộ nguyên tắc AI vừa mới được ban hành hay không.

Bà Whittaker chất vấn Google về tiêu chuẩn đạo đức của công ty. Ảnh: Twitter
 Bà Whittaker chất vấn Google về tiêu chuẩn đạo đức của công ty. Ảnh: Twitter

Trên Twitter cá nhân của mình, bà Whittaker viết: “Chuyện quái gì xảy ra vậy? Làm thế nào để hành vi cho phép kiểm duyệt theo hướng chính trị hàng loạt (nhờ công nghệ AI) lại không vi phạm Điều 19, và các cam kết của Google về không xây dựng công nghệ mà “nguyên tắc nhân quyền được chấp thuận rộng rãi” là một bí ẩn thực sự”.

Đối với một số nhân viên khác đang làm việc cho Google, công ty dường như đã thay đổi tầm nhìn chiến lược của mình về một số quy chuẩn đạo đức. Vanessa Harris, nhân viên mới chuyển công tác từ Microsoft sang Google vì tin tưởng vào lập trường đạo đức của công ty trong quá khứ cho biết:

“Thực tế thú vị: “2 tháng trước khi tôi rời khỏi Microsoft, tôi đã đề xuất với người quản lý về cách vận hành của Microsoft không còn có giá trị. Và Google đã có lập trường đạo đức đủ mạnh để từ bỏ công việc kinh doanh ở Trung Quốc vì những nguyên tắc lớn hơn”. Cô Harris nói thêm: “Nhưng bây giờ tôi đã trưởng thành và sẽ không trách móc người quản lý của mình nữa”.

Theo Business Insider