Theo trang Tages-Anzeiger của Đức, Rheinmetall muốn mua gần 100 xe tăng Leopard 1A5 từ Thụy Sĩ để sửa chữa phục hồi, sau đó chuyển giao cho Ukraine. Những chiếc xe tăng này thuộc công ty Ruag của Thụy Sĩ, vào năm 2016 đã mua 96 xe tăng Leopard 1 để bán lại dưới dạng phương tiện chiến đấu hoặc phụ tùng thay thế cho các quốc gia thế giới thứ 3. Toàn bộ lô xe tăng từng được sản xuất ở Ý, được mua ở Italy và hiện vẫn được lưu kho ở Ý. Công ty Đức muốn mua lại số xe này và chuyển giao cho Lực lượng vũ trang Ukraine.
Công ty Thụy Sĩ đã xác nhận, doanh nghiệp nhận được yêu cầu từ công ty Đức, nêu rõ rằng những chiếc xe tăng này sẽ dành cho Ukraine. Nhưng thỏa thuận này đang gặp khó khăn do Cục Kinh tế Nhà nước Thụy Sĩ (SECO) đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu vũ khí. Thụy Sĩ, dựa vào tình trạng trung lập, một lần nữa từ chối cung cấp vũ khí thông qua các đồng minh cho Ukraine.
Do đó, nếu công ty Đức không thành công mua lại Leopard 1A5 này từ Thụy Sĩ, sẽ không thực hiện được cam kết chuyển giao 96 xe tăng Leopard -1. Đồng thời, chính phủ Thụy Sĩ cũng đang chịu áp lực lớn từ những người dân ủng hộ Ukraine và các quốc gia phương Tây, đòi hỏi phải cho phép tái xuất vũ khí sản xuất trong nước sang các nước “có cùng nền dân chủ”. Trong tình huống cấp phép, công ty Đức sẽ mua những xe tăng này.
Mặc dù chính quyền Ukraine và các đồng minh phương Tây gây áp lực nặng nề, Thụy Sĩ hiện vẫn từ chối cho phép các quốc gia “cùng nền dân chủ” mua vũ khí do Thụy Sĩ sản xuất và tái xuất khẩu sang Ukraine. Thụy Sĩ từ chối các yêu cầu từ Đức, Tây Ban Nha và Đan Mạch, tuyên bố Đạo luật Vật tư Chiến tranh quốc gia cấm tất cả tái xuất nếu quốc gia nhận đang trong một cuộc xung đột vũ trang quốc tế.
Một cuộc thăm dò ngày 1/3 cho thấy, một nửa dân số sẽ ủng hộ nới lỏng quy định này. Trong cuộc khảo sát gần 28.000 người do nhà xuất bản Tamedia và Nhật báo 20 Phút với sự cộng tác của Viện LeeWas tiến hành, 50% người được hỏi ủng hộ cho phép tái xuất vũ khí Thụy Sĩ sang Ukraine, 46% phản đối, 4% không có ý kiến.
Cuộc thăm dò cũng cho thấy, các cử tri thuộc mọi thành phần chính trị ủng hộ cho phép chuyển giao vũ khí, ngoại trừ những người ủng hộ Đảng Nhân dân Thụy Sĩ theo chủ nghĩa dân túy cánh hữu, đảng chính trị lớn nhất đất nước.
Một số sáng kiến đang được triển khai tại Quốc hội nhằm nới lỏng những quy định tái xuất khẩu nhằm tạo điều kiện cho các nước thứ ba chuyển giao vũ khí do Thụy Sĩ sản xuất sang Ukraine.
Những diễn biến này cho thấy, dưới sức ép của đồng minh và người dân trong nước, có thể chính phủ Thụy Sĩ sẽ buộc phải bán những xe tăng Leapard-1
Trước đó, công ty Đức cũng gửi cho Thụy Sĩ yêu cầu mua xe tăng Leopard 2. Yêu cầu này không liên quan đến một thỏa thuận có thể đối với Leopard 1A5. Những xe tăng "mới hơn" được mua để "bịt lỗ hổng" trong hệ thống phòng thủ của các nước EU và NATO sau khi đã chuyển một phần xe bọc thép từ kho dự trữ chiến lược đến Ukraine. Berlin cam kết những chiếc xe tăng mới hơn chắc chắn sẽ không được chuyển giao cho Kiev.
Ngành công nghiệp vũ khí Thụy Sĩ rất mong muốn thấy được 1 một sự thay đổi để quốc gia này mở rộng thị trường quốc tế cảnh báo rằng, nếu không có phương pháp tiếp cận linh hoạt hơn, các quốc gia châu Âu có thể tìm được nguồn cung khác và người Đức mất vị thế của mình trên thị trường quốc tế.
Theo TopWar