Từ ngày 1/10/2016, quyết định của IMF sẽ chính thức có hiệu lực.Việc này đã được dự báo từ ngày 13/11, khiGiám đốc IMF – bà Christine Lagarde đề nghị quan chức IMF đưa nhân dân tệ (NDT) vào rổ tiền tệ dự trữ. Vai trò mới là sự thừa nhận nỗ lực hòa nhập của Trung Quốc vào hệ thống kinh tế toàn cầu, vốn bị thống trị hàng thập kỷ qua bởi Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Bloomberg đã tóm tắt lịch sử quốc tế hóa đồng NDT của Trung Quốc gần 70 năm qua:
1948
1/12: Đồng NDT đầu tiên được phát hành. Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) thành lập.
1978
Tháng 12: Trung Quốc công bố các chính sách mở cửa và cải tổ dưới thời ông Đặng Tiểu Bình.
1979
Tháng 3: Cơ quan Quản lý Ngoại hối được thành lập. Bank of China được chỉ định là ngân hàng thực hiện các giao dịch ngoại hối.
1980
1/4: Chứng nhận Ngoại hối (FEC) được phát hành làm tiền tệ cho người nước ngoài sử dụng. Tỷ giá là một FEC bằng một NDT.
1981
Tháng 1: Giá NDT cho thanh toán nước ngoài là 2,8 NDT một USD. Với mục đích phi thương mại là 1,5 NDT một USD.
1985
1/1: Hợp nhất tỷ giá chính thức và thị trường tại 2,8 NDT một USD.
1990
17/11: Tỷ giá chính thức là 5,22 NDT một USD.
1993
Tháng 11: Trung Quốc công bố mục tiêu dài hạn là áp dụng cơ chế thả nổi và biến NDT thành đồng tiền tự do chuyển đổi.
1994
Trung Quốc muốn nội tệ được sử dụng phổ biến như USD. Ảnh:CNN |
1/1: Trung Quốc hợp nhất tỷ giá chính thức và thị trường tại 8,7 NDT một USD, theo "cơ chế tỷ giá thả nổi". Theo đó, NDT chính thức mất giá 40%. FEC dần bị loại bỏ.
18/4: Hệ thống Giao dịch Ngoại hối Trung Quốc (CFETS) được thành lập tại Thượng Hải, cho phép thanh toán và mua bán NDT với USD, yen và đôla Hong Kong. Giao dịch chỉ áp dụng với các tài khoản thanh toán.
1996
Tháng 12: Trung Quốc cho phép các ngân hàng nước ngoài tại quận Pudong (Thượng Hải) thực hiện giao dịch bằng NDT.
1997-1999
Mỹ, Nhật Bản và các nước khác thúc giục Trung Quốc không phá giá NDT trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á, do lo ngại gây phản ứng liên hoàn.
2002
28/3: Thống đốc PBOC khi đó là Dai Xianglong cho biết Trung Quốc đang cân nhắc đề nghi của IMF, là định giá NDT theo một rổ tiền tệ thay vì chỉ USD.
7/11: Giới chức chứng khoán Trung Quốc công bố quy định cho phép nhận đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu hạng A niêm yết bằng NDT tại Trung Quốc, thông qua chương trình Nhà đầu tư Tổ chức Nước ngoài Đạt tiêu chuẩn (QFII).
2003
Tháng 5: Chính quyền Tổng thống George W. Bush kêu gọi Trung Quốc định giá lại hoặc thả nổi NDT. Các công ty Mỹ cho rằng tiền tệ này đang được định giá thấp hơn 40%.
2004
1/10: Thống đốc PBOC - Zhou Xiaochuan và Bộ thưởng Tài chính Trung Quốc - Jin Renqing gặp Bộ trưởng Tài chính các nước G7 tại Washington. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc chính thức được mời tham dự một cuộc họp của G7.
2005
21/7: Trung Quốc chấm dứt neo tỷ giá với USD, tuyên bố cho phép NDT biến động so với một rổ tiền tệ. NDT lập tức được nâng giá 2,1%.
2007
18/5: PBOC nới biên độ giao dịch ngày của NDT so với USD, từ 0,3% lên 0,5%.
2010
19/6: PBOC cam kết "tăng tính linh hoạt tỷ giá của NDT", nhưng không đi kèm khung thời gian.
17/8: Trung Quốc thông báo chương trình thử nghiệm cho các tổ chức tài chính nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán liên ngân hàng. Chương trình này bắt đầu với các ngân hàng trung ương, ngân hàng tham gia thanh toán - bù trừ cho các hoạt động giao dịch NDT ở Hong Kong và Macau và các tổ chức tín dụng liên quan đến thanh toán thương mại.
2011
16/12: Bắt đầu thử nghiệm chương trình Renminbi QFII, cho phép một số quỹ đầu tư và công ty chứng khoán nước ngoài đổ tiền vào NDT trong nước.
2012
14/4: Trung Quốc nới biên độ giao dịch ngày của đồng NDT từ 0,5% lên 1%, lần đầu tiên từ năm 2007.
2013
12/7: Trung Quốc nới giới hạn chương trình Nhà đầu tư Tổ chức Nước ngoài Đạt tiêu chuẩn (QFII) lên 150 tỷ USD, từ 80 tỷ USD, đồng thời mở rộng chương trình này ra ngoài Hong Kong, tới các thành phố như Singapore và London.
2014
17/3: Trung Quốc nới biên độ giao dịch ngày của NDT từ 1% lên 2%.
19/6: NDT và bảng Anh được mua bán trực tiếp.
30/9: NDT và euro được mua bán trực tiếp trên thị trường ngoại hối liên ngân hàng ở Trung Quốc.
17/11: Hai sàn chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải chính thức liên kết, cho phép thực hiện 23,5 tỷ NDT (3,7 tỷ USD) giao dịch quốc tế hàng ngày. Hong Kong cũng bỏ giới hạn đổi NDT với các cư dân thành phố này.
2015
Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ - Barrack Obama. Ảnh:Bloomberg |
Ngày 14/7: Trung Quốc đơn giản hóa hoạt động mua bán trái phiếu liên ngân hàng cho các ngân hàng trung ương, tổ chức tài chính và quỹ đầu tư quốc gia nước ngoài.
Ngày 4/8: IMF cho biết Trung Quốc cần cố gắng nhiều hơn nữa để đưa NDT vào SRD. Quan chức IMF cho biết sự thay đổi trong rổ tiền tệ sẽ được hoãn lại đến cuối tháng 9/2016.
Ngày 11/8: Trung Quốc hạ giá NDT kỷ lục với 1,9% so với USD, châm ngòi cho đợt bán tháo mạnh nhất từ năm 1994. Họ cũng công bố phương pháp xác định tỷ giá tham chiếu ngày mới, dựa vào giá đóng cửa hôm trước, cung – cầu ngoại hối cũng như biến động của các tiền tệ lớn.
Ngày 10/9: PBOC cho biết sẽ cho phép các ngân hàng trung ương và quỹ đầu tư quốc gia của nước ngoài tham gia thị trường tiền tệ nước này.
Ngày 25/9: Sau một cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ - Barrack Obama và Chủ tịch Trung Quốc – Tập Cận Bình, hai bên công bố một thỏa thuận cho biết Mỹ sẽ ủng hộ NDT vào SRD.
Ngày 20/10: PBOC bán 5 tỷ NDT trái phiếu kỳ hạn một năm tại London. Đây là lần đầu tiên Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phát hành nợ tại nước ngoài. Động thái này đã củng cố tầm quan trọng của London trong vai trò trung tâm giao dịch NDT tại châu Âu.
Ngày 13/11: Quan chức IMF đề xuất NDT nên được bổ sung vào SDR.
Ngày 30/11: Ban điều hành IMF - tổ chức đại diện vốn cho 188 quốc gia, quyết định NDT đáp ứng chuẩn mực của "tự do sử dụng" và sẽ gia nhập Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) cùng USD, euro, bảng Anh và yen Nhật từ năm sau.
Theo Vnexpress