Những khả năng đáng gờm của xe tăng KF51 Panther mới của Đức

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Panther có thể sẽ trở thành chất xúc tác thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang xe tăng trên toàn thế giới.
Những khả năng đáng gờm của xe tăng KF51 Panther mới của Đức (Ảnh: Military Watch Magazine)
Những khả năng đáng gờm của xe tăng KF51 Panther mới của Đức (Ảnh: Military Watch Magazine)

Hãng Rheinmetall của Đức đã trình làng chiếc xe tăng chiến đấu mới đầu tiên kể từ những năm 1970, chiếc KF51 Panther - phiên bản kế thừa của Leopard và Leopard II của thời Chiến tranh Lạnh với tên gọi gợi lại thời Đức Quốc xã Panzerkampfwagen V Panther phục vụ từ năm 1943.

Rheinmetall được cho là đang nghiên cứu về một loại xe tăng mới ít nhất là kể từ năm 2014-15, khi quan hệ giữa Đức và Nga ngày càng trở nên căng thẳng, sau đó là sự ra mắt của xe tăng thế hệ tiếp theo T-14 Armata của Nga được cho là đã tăng thêm tính cấp thiết của chương trình này. Được giới thiệu tại triển lãm phòng thủ trên bộ Eurosatory ở Paris, phương tiện này đi theo xu hướng được thiết lập cho các phương tiện thế hệ tiếp theo của T-14 là có tháp pháo không người lái để tạo điều kiện giảm trọng lượng và chứa được một khẩu súng chính lớn hơn. Cũng giống như T-14, công nghệ này được coi là một phương án để có thể phát triển Panther thành một chiếc xe tăng không người lái trong tương lai.

Trong khi xe tăng Liên Xô sử dụng hệ thống nạp đạn tự động từ những năm 1960, ngày nay phổ biến đối với tất cả các thiết kế xe tăng không phải của phương Tây, thì Panther là xe tăng phương Tây thứ hai sau Leclerc của Pháp sử dụng hệ thống như vậy. Hệ thống nạp đạn tự động sẽ giúp xe tăng nạp đạn nhanh hơn và giảm số lượng người trong kíp xe xuống chỉ còn 3-4 người. Mặc dù mọi thứ đều được thiết kế mới, nhưng thân của xe tăng KF51 Panther được làm dựa trên thiết kế của xe tăng Leopard 2 từ những năm 1970.

Mô hình xe tăng Panther KF51 (Ảnh: Military Watch Magazine)
Mô hình xe tăng Panther KF51 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Các loại xe tăng hiện đại nhất của Nga, Trung Quốc và Triều Tiên hiện đang được trang bị pháo 125mm, với T-14 dự kiến ​​sẽ tích hợp pháo 152mm trong tương lai, Panther đã được trang bị một cách khiêm tốn hơn từ tiêu chuẩn NATO với khẩu pháo 130mm. Vào năm 1980, Quân đội Mỹ đã dự định tích hợp pháo 140mm cho xe tăng M1 Abrams, nhưng điều này chưa bao giờ thành hiện thực. Panther được hưởng lợi từ khả năng bảo vệ tốt hơn các biến thể Leopard II mới nhất mà không ảnh hưởng đến trọng lượng của nó, đồng thời tích hợp Hệ thống Bảo vệ Tấn công Hàng đầu (TAPS), hệ thống khói / che khuất ROSY và kiến ​​trúc NGVA kỹ thuật số tạo điều kiện sử dụng các cảm biến để phát hiện kẻ địch giúp xe tăng chủ động hơn trước các mối đe dọa.

Xe tăng còn được tích hợp thêm hệ thống bảo vệ chủ động Rheinmetall StrikeShield. Panther có tính cơ động cao hơn so với các thiết kế hiện có của phương Tây, và sẽ được hưởng lợi từ việc sử dụng loại đạn dược HERO 120 cho phép nó bắn vào các mục tiêu nằm ngoài tầm nhìn của nó.

Xe tăng T-14 Armata của Nga (Ảnh: Military Watch Magazine)
Xe tăng T-14 Armata của Nga (Ảnh: Military Watch Magazine)

Khẩu pháo trên xe tăng Panther đã được tiếp thị là "hiệu quả hơn 50%" so với Leopard 2 và cung cấp "tầm bắn xa hơn nhiều", đồng thời có thể bắn cả đạn động năng và một loạt các loại đạn nổ có thể lập trình được.. Cùng với súng máy đồng trục 12,7mm, một trạm vũ khí điều khiển từ xa tùy chọn sẽ cho phép nó triển khai đạn dược, máy bay không người lái, tên lửa và thậm chí có thể cả vũ khí phòng không tùy thuộc vào cách cấu hình xe tăng.

Vẫn chưa rõ sự ra mắt của Panther có thể ảnh hưởng như thế nào đến công việc trong chương trình Hệ thống chiến đấu mặt đất chính do Pháp và Đức cùng hợp tác hay không, nhưng điều này có thể sẽ phụ thuộc vào việc Quân đội Đức có ý định sản xuất xe tăng Panther với số lượng bao nhiêu và thời gian hoàn thành. Xe tăng này có thể được coi là một chốt chặn cho đến khi thiết kế mới hơn sẵn sàng đưa vào sử dụng, có thể phải đến những năm 2040.

Tranh phác họa xe tăng KF51 Panther (Ảnh: Military Watch Magazine)
Tranh phác họa xe tăng KF51 Panther (Ảnh: Military Watch Magazine)

Panther là loại xe tăng mới đầu tiên của phương Tây được phát triển kể từ Chiến tranh Lạnh, ngoài chiếc Challenger 2 của Anh được đưa vào trang bị vào năm 1993 (hơn 30 năm trước). Với việc cả Nga và các cường quốc phương Tây đầu tư tương đối ít vào các thiết kế xe tăng sau Chiến tranh Lạnh, T-14 là ngoại lệ đáng chú ý mặc dù vẫn chưa được đưa vào trang bị với số lượng đáng kể.

Nhiều khả năng sự ra mắt của Panther có thể thúc đẩy quá trình phát triển xe tăng mới ở Mỹ, Nga và có thể ở Đông Á và các nước châu Âu như Anh và Pháp, những nước đã không sản xuất xe tăng trong những năm gần đây.

Thật vậy, với việc Leopard 2 và M1 Abrams của Mỹ ban đầu được phát triển như một phần của chương trình chung và chia sẻ nhiều khía cạnh thiết kế, khả năng thân xe tăng Abrams có thể được sửa đổi tương tự trong tương lai gần với sự phối hợp của chương trình của Đức và để đảm bảo đạn dược tương thích.

Giống như T-14, Panther có nguy cơ phá vỡ hiện trạng ở phương Tây và Nga, nơi các khoản đầu tư thận trọng của cả hai bên không có nghĩa là không bên nào sẵn sàng đầu tư mạnh vào một thiết kế mới của thế kỷ 21. Panther có thể sẽ trở thành chất xúc tác thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang xe tăng trên toàn thế giới.

Theo Military Watch Magazine