Nga dự định mua hệ thống pháo của Triều Tiên để chống lại hệ thống HIMARS của Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trước những cuộc tấn công của Nga nhắm vào Ukraine, các đồng minh NATO đã cung cấp cho Quân đội Ukraine hệ thống pháo phản lực M142 HIMARS - vũ khí được đánh giá cao nhờ tính cơ động.
Nga dự định mua hệ thống pháo tên lửa của Triều Tiên để chống lại hệ thống HIMARS của Ukraine (Ảnh: Military Watch Magazine)
Nga dự định mua hệ thống pháo tên lửa của Triều Tiên để chống lại hệ thống HIMARS của Ukraine (Ảnh: Military Watch Magazine)

Trước những cuộc tấn công của Nga nhằm vào Ukraine, các đồng minh NATO đã cung cấp cho Quân đội Ukraine hệ thống pháo phản lực M142 HIMARS - một hệ thống vũ khí được đánh giá cao nhờ tính cơ động, độ chính xác và phạm vi hoạt động lên đến 92 km.

Hệ thống này lần đầu tiên được đưa vào sử dụng vào năm 2010, Ukraine là quốc gia thứ sáu trên thế giới triển khai hệ thống này. Mặc dù các nguồn tin của Nga đã nhiều lần thông báo về tổn thất của các đơn vị HIMARS của Ukraine, nhưng theo nguồn tin phương Tây, loại vũ khí này đã gây khó dễ cho nỗ lực chiến tranh của Nga, vào thời điểm mà pháo binh ngày càng trở nên quan trọng trong chiến dịch.

Trong khi bản thân Nga đã phần nào bỏ bê lĩnh vực pháo phản lực kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, do xu hướng suy giảm công nghiệp ngày càng sâu rộng sau khi Liên Xô sụp đổ. Phương án tối ưu nhất là Nga sẽ mua lại các hệ thống tên lửa từ các quốc gia đồng minh, đáng chú ý nhất là Triều Tiên và Trung Quốc, 2 nước dẫn đầu lĩnh vực phát triển pháo tên lửa và hiện đang không có đối thủ ngang hàng nào trên thế giới.

Hệ thống pháo phản lực HIMARS (Ảnh: Military Watch Magazine)
Hệ thống pháo phản lực HIMARS (Ảnh: Military Watch Magazine)

Được coi là hệ thống pháo có khả năng nhất trên thế giới, PCL191 của Trung Quốc đã trình diễn tầm bắn 500 km trong các cuộc thử nghiệm vào tháng 7/2021, nghĩa là nó có tầm bắn rộng hơn 543% so với HIMARS - có thể bao quát phần lớn lãnh thổ Ukraine mà không cần triển khai ra ngoài biên giới của Nga.

Mặc dù có khả năng thay đổi cuộc chơi nếu được Nga mua lại, nhưng Moscow sẽ gặp khó khi Trung Quốc đang đóng vai trò là nước trung lập trong cuộc chiến giữa Nga và Ukraine. Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẽ không bán vũ khí cho bất cứ bên nào - trái ngược với quan điểm của NATO ủng hộ mạnh mẽ Ukraine, điều này làm giảm đáng kể các lựa chọn nhập khẩu vũ khí của Nga.

Ngoài Trung Quốc và Nga, ngành công nghiệp quân sự lớn nhất của một quốc gia nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của phương Tây là Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã đầu tư rất mạnh vào việc phát triển các hệ thống pháo phản lực hàng đầu thế giới. Trái ngược hoàn toàn với Bắc Kinh, Bình Nhưỡng là nước ủng hộ lập trường của Nga tại Liên Hợp Quốc.

Hệ thống pháo PCL191 của Trung Quốc (Ảnh: Military Watch Magazine)
Hệ thống pháo PCL191 của Trung Quốc (Ảnh: Military Watch Magazine)

Hệ thống pháo KN-09 của Triều Tiên được giới thiệu vào khoảng năm 2014, với tầm bắn 200 km, chắc chắn đủ sức đánh bại HIMARS và có khả năng sẽ được bán cho Quân đội Nga với mức giá "ưu đãi".

Do Triều Tiên và Nga có mạng lưới đường sắt được kết nối, các hệ thống vũ khí này có khả năng được vận chuyển tới Ukraine và đến tay các lực lượng Nga chỉ tính bằng ngày.

Một lựa chọn cao cấp hơn của Triều Tiên, hệ thống KN-25, được công bố lần đầu tiên vào năm 2019, có tầm bắn xa hơn, vượt quá 400 km và có thể được cung cấp để bổ sung hoặc thay thế cho phiên bản cũ hơn.

Cả hai hệ thống đều được thiết kế để tối đa hóa tính cơ động giống như HIMARS và sử dụng các phương tiện phóng di động cho phép chúng nhanh chóng triển khai lại sau khi khai hỏa theo cùng một cách.

Do các hạn chế của Trung Quốc đối với việc bán vũ khí, việc mua KN-09 hoặc KN-25 từ Triều Tiên cung cấp một giải pháp tối ưu tiềm năng cho Quân đội Nga để tránh gặp bất lợi. Tuy nhiên, với việc Liên Hợp Quốc cấm các nước mua bán vũ khí từ Triều Tiên, Nga sẽ cần phải thực hiện những thương vụ này một cách bí mật và sẽ phải che đậy nguồn gốc của chúng.

Theo Military Watch Magazine